Ghé thăm làng nghề bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng khắp miền Tây

làng nghề bánh tét trà cuôn

Du lịch Trà Vinh nổi tiếng với những món ngon dân dã, giản dị mà thắm đợm cái chất miền Tây không lẫn vào đâu được. Ở nơi đây có một làng nghề bánh tét nổi danh khắp vùng, có vị trí quan trọng trong tiềm năng du lịch của khu vực. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm làng nghề bánh tét Trà Cuôn để tìm hiểu quá trình hình thành cũng như cách mà các “nghệ nhân ẩm thực” tạo ra những đòn bánh thơm ngon, hết sẩy con bà bảy luôn nha!

>>> Khai xuân ăn bánh tét Trà Cuôn, mỗi đòn nặng hơn 1 kí lô!

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn ở đâu ?

Trước đây, gói bánh tét là một hoạt động truyền thống của người dân miền Tây mỗi khi có dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có các điểm gói bánh là trở nên phổ biến trong khu vực bởi có hầu như chẳng có ai còn mặn mà với hoạt động này. Bởi lẽ bánh tét tuy ngon, hấp dẫn nhưng công đoạn chế biến lại vô cùng kì công, phức tạp. Tuy nhiên, ở Trà Vinh vẫn còn tồn tại làng nghề bánh tét Trà Cuôn, lưu giữ hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay.

làng nghề bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét Trà Cuôn được nhiều du khách ưa chuộng

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn tọa lạc tại ấp Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Địa chỉ của làng nghề khá dễ tìm, nằm cách trung tâm Thành phố Trà Vinh khoảng 12km hướng theo quốc lộ 53 về phía biển Ba Động, Duyên Hải. Du khách muốn ghé thăm làng nghề có thể dùng google map hoặc hỏi thăm người dân địa phương trong khu vực.

lang banh tet tra cuon 2
Một đại lí ở làng nghề bánh tét Trà Cuôn

Tại một số làng nghề nổi tiếng làm bánh tét ở Nam Bộ, làng bánh tét Trà Cuôn là nổi bật nhất. Ở làng nghề bánh tét Trà Cuôn, người dân chủ yếu thuộc 3 dân tộc: Kinh – Khmer – Hoa. Bánh tét thể hiện đặc tính gì của người dân Nam Bộ? Mỗi món ăn tạo ra ở nơi đây như sự kết tinh ẩm thực, thể hiện sự yêu thương, chia sẻ của những con người cùng quê hương lại với nhau.

Qua trình hình thành làng nghề bánh tét Trà Cuôn

So với những làng nghề truyền thống khác, làng nghề bánh tét Trà Cuôn ra đời cách đây không lâu nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong nền ẩm thực truyền thống của tỉnh Trà Vinh.

Nói về nguồn gốc hình thành của làng nghề bánh tét Trà Cuôn, người dân trong khu vực cho rằng, người làm ra món bánh tét đầu tiên là một bà má người Khmer nghèo, tên là Thạch Thị Lết ở xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang. Theo tìm hiểu, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nhà lại đông con. Quanh năm làm lụng vất vả nhưng bà vẫn không lo đủ.

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét lá dứa truyền thống

Rồi không biết cơ duyên nào, bà nghĩ đến món bánh tét truyền thống của ông bà ta truyền lại. Món bánh tuy cầu kì, tốn công nhiều nhưng lại phù hợp với hoàn cảnh gia đình ở hiện tại. Bởi nếu có bán ế thì gia đình vẫn có thể tận dụng mà dùng thay cơm được.

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn
Những lò bánh tại một đại lí của làng nghề bánh tét Trà Cuôn

Nhờ vào suy nghĩ liều lĩnh đó, món bánh truyền thống của gia đình bà Lết được mọi người ủng hộ, dần dần phát triển và đủ sức nuôi sống 12 người con. Nhờ vào bản tính làm ăn chăm chỉ, thật thà của bà Lết, cộng với sự ủng hộ của của xóm giềng, danh tiếng của món bánh tét ngày xàng đi xa. Thấy nghề gói bánh của gia đình ngày càng phát triển, sau này, ba người con của bà Thạch Thị Lết cũng nối nghiệp của mẹ.

Chính vì vậy, những người dân trong khu vực cũng học hỏi cách thức làm theo và phát triển thành một thương hiệu riêng của gia đình. Và từ đó làng nghề bánh tét Trà Cuôn – làng nghề bánh tét Việt Nam nổi tiếng được ra đời với số lượng chỉ vài hộ. Dần dần, các hộ hình thành các đại lí và phát triển lên thành làng nghề như thời điểm hiện tại.

Cách làm bánh tét Trà Cuôn – bánh tét Việt Nam nổi tiếng

Khác với những nơi khác, bánh tét Trà Cuôn đặc biệt ở chỗ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh, gói bánh cho đến cách gói và cách luộc bánh. Tại làng nghề bánh tét Trà Cuôn, bánh tét được chia thành nhiều loại nhưng xét về cách làm, người ta biến tấu từ loại bánh đậu mỡ truyền thống. Nguyên liệu để làm bánh chủ yếu là nếp sáp, đậu xanh, ba rọi,…

Cách làm bánh tét Trà Cuôn như thế nào? Nếp phải được tuyển chọn từ loại nếp sáp, thơm ngon. Đậu xanh đã tách vỏ được hấp chín, tán nhuyễn. Thịt mỡ ba rọi cắt đoạn dài vừa ăn, được ướp vừa ăn và phơi qua một nắng để khi nấu lên mỡ trong và ăn phao miệng hơn.

lang banh tet tra cuon 4
Những nguyên liệu cơ bản để gói bánh tét

Không những thế, tại làng nghề bánh tét Trà Cuôn, những người thợ làm bánh còn cho thêm một số nguyên liệu trước khi chế biến để nó trở nên hấp dẫn hơn. Đối với bánh mỡ đậu, người chế biến có thể bổ sung thêm: trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, … Còn đối với loại bánh khác, người dân ở đây sáng tạo về màu sắc của những đòn bánh để tăng sự hấp dẫn, thơm ngon của món ăn này.

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn
Quá trình gói bánh tại làng nghề bánh tét Trà Cuôn

Bánh tét thường thì có màu trắng của nếp, cho thêm lá cẩm thì bánh có màu tím, cho vào nước cốt gấc thì bánh có màu đỏ, còn cho vào nước cốt bồ ngót già thì bánh có màu xanh rất tự nhiên. Nguyên liệu từ thiên nhiên này còn tạo ra mùi thơm rất đặc trưng và tươi bắt mắt.

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn
Chuẩn bị cho công đoạn luộc bánh tét

Ông Nguyễn Ngọc Thảo, chủ cơ sở bánh tét Anh Thư cho biết: “Hồi xưa bánh tét nhỏ thôi, nay phát triển thêm, gói to hơn. Điều khác nhau nữa là bánh ngày xưa chỉ có nếp đậu xanh và mỡ, bây giờ bánh có thịt, có trứng muối. Đặc biệt bây giờ có thêm bánh tét 3 màu làm từ trái gấc, lá cẩm và lá bồ ngót”.

Một số mẹo khi làm bánh tét

Làm bánh tét là đòi hỏi sự tỉ mỉ và cần mẫn của người thợ trong từng công đoạn. Để có được đòn bánh tét ngon đến tay người tiêu dùng, thợ làm bánh trải qua nhiều giai đoạn cầu kì, như một nghệ nhân đi tìm những gì tinh túy nhất và sự tâm huyết của họ. Vì thế bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng nhờ sự thơm ngon riêng biệt, không thể nhầm lẫn với bánh từ nơi khác.

làng nghề bánh tét trà cuôn
Mẹo để cột bánh khéo ở làng nghề bánh tét Trà Cuôn

Có lẽ bí quyết là ở khâu gói bánh, người gói phải cột bánh vừa đủ. Nếu quá chặt thì lớp mỡ bên trong sẽ không chín đều và tỏa hết vị béo ra bên ngoài. Còn cột quá lỏng thì nước thấm vào, bánh không ngon, mau thiu. Với kinh nghiệm làm nghề của người thợ ở đây, đã giúp bánh tét Trà Cuôn danh tiếng không chỉ ngon mà còn giữ được từ 5-7 ngày trong điều kiện tự nhiên mặc dù không có sự can thiệp của chất bảo quản. 

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn
Thành phẩm bánh tét Trà Cuôn

Anh Kim Hoà Nhã, một người thợ có hơn chục năm gói bánh tét chia sẻ: “Ban đầu cũng canh giữ lắm, cũng cực nhưng quen rồi không cần canh nữa, cứ cột đều đều. Bánh cột chặt quá thì không dẻo, cột lỏng thì nước thấm vào, không ngon, mau thiu. Còn nấu thì 8 giờ liền tính từ khi nước sôi; trước khi vớt ra phải mở nắp nồi nửa tiếng, bánh mới dẻo”.

Bảo tồn làng nghề bánh tét Trà Cuôn

Hiện làng nghề bánh tét Trà Cuôn có 7 cơ sở sản xuất, với 20 gia đình làm nghề. Mỗi cơ sở tạo được việc làm quanh năm cho 7 đến 10 thợ chuyên nghiệp. Riêng vào dịp Tết thì nơi đây sôi động khác thường. Một thợ ngày thường có thu nhập từ 180 – 250 ngàn đồng, nhưng ngày Tết thì cao gấp 2 đến 4 lần.

Chính sự tâm huyết của những người con làng nghề đã chấp cánh cho thương hiệu bánh tét Trà Cuôn vươn xa, được nhiều người biết đến.

Làng nghề bánh tét Trà Cuôn
Giới thiệu bánh tét tại làng nghề bánh tét Trà Cuôn cho du khách tham quan

Bà Mai Thị Hoàng Loan, chủ cơ sở bánh tét Ba Loan chia sẻ về bí quyết làm nên danh tiếng của đặc sản Trà Vinh – bánh tét Trà Cuôn: “Thứ nhất là luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm bán cho khách ăn, mình phải xem như dành cho gia đình ăn. Phải đặt chữ tâm lên hàng đầu, mình ăn được thì khách mới ăn được nên tất cả các khâu phải làm tốt nhất có thể”.

Mỗi dịp năm hết Tết đến, bánh tét là thứ không thể thiếu trong các gia đình người Nam bộ, theo tập tục riêng của vùng miền. Có khách đến chơi, gia chủ chỉ cần cắt những khoanh bánh thơm lừng như tấm lòng của người dân quê thôn dã, thêm dĩa dưa giá, tôm khô củ kiệu và tô thịt kho tàu là đủ xôm tụ cho một mâm cơm tết. Bánh tét Trà Cuôn theo đó cũng có điều kiện vươn xa tới mọi vùng quê, dâng cho đời chút hương sắc đồng bằng và mùi vị đậm đà của tết phương Nam.

Một số loại bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng nhất

  • Bánh tét lá bồ ngót

Giá tham khảo: 75.000 đồng/1 đòn

làng nghề bánh tét trà cuôn
  • Bánh tét lá cẩm

Giá tham khảo: 70.000 đồng/ 1 đòn 600 gram

làng nghề bánh tét trà cuôn
  • Bánh tét chuối

Giá tham khảo: 60.000 đồng/ 1 đòn

làng nghề bánh tét trà cuôn
  • Bánh tét ngũ sắc

Giá tham khảo: 90.000 đồng/ 1 đòn 900 gram

làng nghề bánh tét trà cuôn
  • Bánh tét tứ quý đặc biệt

Giá tham khảo: 150.000 đồng/ 1 đòn 1.2 kg

làng nghề bánh tét trà cuôn

Về Trà Vinh, ngoài thưởng thức những món bánh hấp dẫn tại làng nghề bánh tét Trà Cuôn các bạn còn được khám phá Ao Bà Om – 1 Địa điểm tuyệt đẹp gắn liền với những truyền thuyết tại Trà Vinh .

Để tiếp tục khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng tại các tỉnh miền Tây, mời các bạn truy cập vào YouTubeFacebook nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: