“Lạ mà quen” với 7749 từ ngữ miền Tây không phải ai cũng biết

từ ngữ rặc miền tây

Dù nói và viết chung một ngôn ngữ nhưng tại mỗi địa phương lại có một nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ. Người miền Tây có tính cách thẳng thắng, không thích màu mè nên họ ăn nói cũng như vậy. Lúc giao tiếp, họ không thích vòng vo tam quốc mà nói trực tiếp vào vấn đề. Nếu bạn đang có ý định du lịch miền Tây thì nên làm quen với những kiểu từ ngữ miền Tây để đỡ bỡ ngỡ nhé!

Sơ lược về văn hóa miền Tây

Miền Tây là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, trong đó nổi bật nhất phải kể đến 3 nền văn hóa Kinh – Khmer – Hoa. Sự giao thoa này đã tạo nên nét đặc trưng về từ ngữ miền Tây khiến nhiều người thích thú. Đôi lúc người miền Tây sử dụng tiếng Khmer để đặt tên cho địa danh, có lúc lại mượn tiếng Hoa.

từ ngữ rặc miền tây
Nhờ vào thiên nhiên ưu đãi với đất đai rộng lớn, tôm cá dồi dào,… đã tạo nên tính cách khoáng đạt, rộng rãi của người miền Tây

Không chỉ vậy, nhờ vào thiên nhiên ưu đãi với đất đai rộng lớn, tôm cá dồi dào,… đã tạo nên tính cách khoáng đạt, rộng rãi, phóng khoáng của người miền Tây. Điều này đã tạo nên sự thoải mái, khoáng đạt trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Với những từ ngữ rặc miền Tây, chỉ có người địa phương mới có thể hiểu được.

“Rớt não” với 7749 kiểu từ ngữ miền Tây thách thức khách du lịch

Với cách ăn nói xởi lởi, thẳng thắng mà thiêt tình, người dân vùng sông nước luôn được du khách yêu mến. Tuy nhiên nếu lần đầu đặt chân đến miền Tây, bạn sẽ phải ngã ngửa với những kiểu nói vô cùng lạ lẫm, Nếu không muốn “mắt chữ O mồn chữ A” khi tới nơi đây thì cùng Tui là người miền Tây tìm hiểu một số kiểu từ ngữ miền Tây sau đây nhé!

từ ngữ rặc miền tây
Nếu không muốn “mắt chữ O mồn chữ A” khi tới nơi đây thì hãy tìm hiểu trước từ ngữ miền Tây nhé!

Dùng cụm từ gắn liền với sông nước

Cuộc sống người dân miền Tây từ nhỏ đã gắn liền với sông nước. Có lẽ vì vậy nên nó ngấm dần vào từng lời ăn tiếng nói của họ. Trong giao tiếp, những từ ngữ rặc miền Tây gắn liền với sông nước:

– “Nói vòng vo như rạch Cái Tắc”

– “mần ăn kiểu nước nhảy”: chỉ sự nhanh, bất ngờ, không bền vững, không kiên định

-“buông dầm cầm chèo”: chỉ sự tháo vát, linh hoạt

tu ngu rac mien tay 2
Từ ngữ miền Tây: Buông dầm cầm chèo

-“ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi”: chỉ sự tham ăn, lười biếng

-“lội bộ” (đi bộ)

-Vụ này “chìm xuồng” luôn rồi: giấu kín hoặc cho qua việc gì đó

Dùng từ ngữ trực tiếp không hoa mỹ

Một đặc trưng khắc trong từ ngữ rặc miền Tây là dùng từ trực tiếp, chính xác, cụ thể. Những từ này thường giàu hình ảnh, dễ hiểu nên tạo cách nói “thiệt tình”, mộc mạc của ngưởi miền Tây: “mặt như trái bần”, “nói thì như tép nhảy”, “ăn như hạm”, “đầu cá dồ”,….

Từ ngữ rặc miền Tây: giàu ngữ âm, ngữ điệu

Về miền Tây, bạn sẽ nghe người miền Tây nói chuyện ưa kèm theo những từ ngữ đi kèm như:

“bự tổ chảng”, “bự chà bá”: rất lớn

“mèn đéc ơi”, “chèn ơi”: trời ơi

từ ngữ rặc miền tây
Kiểu từ ngữ miền Tây: mèn đéc ơi nghĩa là trời ơi

“nghen/hen”: nha

“hôn”, “phớ hôn”: không, phải không (dùng để hỏi)

 Một điểm dễ nhận diện nữa là người miền Tây không có thói quen uốn lưỡi khi phát âm những phụ âm rung như chữ “r”, do đó thường phát âm “r” thành “g”, “tr” thành “ch”: “Gòi xong”, “chời ơi”, “đi ga đi dô”, “Sóc Chăng”, “Chà Dinh”,…(!)

Những kiểu nói chuyện không thể lí giải

Chưa hết đâu, để giao tiếp rành rọt với người miền Tây, bạn còn phải nằm lòng những kiểu nói lạ lẫm mà không thể lí giải:

  • Bận: mặc

 – “Nè, bộ bà ba mới nè. Bữa nay đem lên đây bận cho nó sang”.

từ ngữ rặc miền tây
Bận: không phải là bận rộn mà là mặc
  • Xa mút chỉ cà tha: rất xa

– “Nhà con quỷ lượm nó xa mút chỉ cà tha mà nhóc đồ ăn luôn”.

  • Hằm bà lằng xá bấu: lộn xộn, không theo thứ tự, quy tắc

– “Cái món gì mà hằm bà lằng xá bấu. Ăn dô bị rượt thấy ông thấy cha”.

từ ngữ rặc miền tây
7749 kiểu từ ngữ miền Tây
  • Thấy mắc gớm: hành động chê

– “Thấy mắc gớm, nó có đẹp như con chị guột của nó đâu”.

  • “Chưa chín hung”: chưa chín lắm, chưa chín tới

“Mấy củ khoai mới nấu hà, chưa chín hung đâu mà mầy ăn”

  • Huốc: qua lượt, mất lượt, đi qua

-“Đi chậm lại chút chứ huốc nhà ổng mắc công quành lại lắm”

từ ngữ rặc miền Tây
7749 kiểu từ ngữ miền Tây
  • Bang bang: đi hiên ngang không có mục đích

-“Nhà người ta mà mầy đi đâu bang bang vậy?”

  • Đía: lươn lẹo, không thật thà

-“Thằng quỷ này đía thiệt chứ!”

  • Rề rề: chậm chạp

-“Mần gì mà chậm chạp quá hà, con gái con lứa phải nhanh nhẹn lên coi”

từ ngữ rặc miền tây
7749 kiểu từ ngữ miền Tây
  • Chưng hửng: hụt hẫng, đờ đẫng

Nó làm một cú khiến tui chưng hửng luôn á chèn

  • Cái củng: cái chân váy

Chị mặc cái củng này coi bộ đẹp lắm á

  • Miết: lặp lại hoài

Lớn rồi mà nó hông lo mần ăn gì hết chơn, đi chơi miết

từ ngữ miền tây
7749 kiểu từ ngữ miền Tây
  • Đâm bang, đâm xuồng lủng: nói chuyện lạc đề

Thằng cha này nói chuyện sao mà đâm bang ghê ta ơi

  • Tới nái/ tới bến: vui quá mức

Bữa nay nhậu tới bến luôn nha tụi bây

tu ngu rac mien tay 13
7749 kiểu từ ngữ miền Tây
  • Ăn tơ ni: bỏ áo vào quần

-“Bữa nay ảnh ăn tơ ni nhìn cũng bảnh tỏn quá chừng”

  • Quận: lượt

-“Tui uống quận này, quận sau tới anh hen”

từ ngữ rặc miền tây
7749 kiểu nói rặc miền Tây
  • Bầy hầy: không gọn gàng

-“Con gái con lứa kĩ kĩ chứ bầy hầy người ta chê dữ lắm”

Đó, người miền Tây có sao nói vậy chứ không phô trương, màu mè. Cách nói chuyện dân dã mà ngọt xớt khiến cho biết bao nhiêu người yêu mến cái mảnh đất chân tình này.

Nếu bạn yêu thích miền Tây, đừng quên theo dõi Tui là người miền Tây trên YouTube và Facebook nhé!