Ao Bà Om – 1 Địa điểm tuyệt đẹp gắn liền với những truyền thuyết tại Trà Vinh

ao bà om

Trà Vinh không chỉ nổi tiếng với truyền thống văn hoá mang những giá trị lịch sử quan trọng mà còn nổi tiếng với những ngôi chùa Khmer cổ kích và Ao Bà Om mang nhiều truyền thuyết và là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Ao Bà Om – thắng cảnh độc đáo tuyệt đẹp tại Trà Vinh

Ao Bà Om nổi tiếng tại Trà Vinh
Ao Bà Om nổi tiếng tại Trà Vinh

Ao Bà Om hay còn được gọi là Ao Vuông thuộc khóm 3, phường 8 thành phố Trà Vinh, cạnh Quốc Lộ 53 cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía Tây Nam. Ao Bà Om thu hút du khách với cảnh đẹp nên thơ hoà hợp với thiên nhiên. Ao có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông).

Ao Bà Om khá rộng, có hình vuông độc đáo, xung quanh ao là những bóng cây cổ thụ lâu năm, đa số là cây sao, cây dầu, rễ cây xù xì nhô lên phát triển thành những hình thù kỳ lạ. Mặt ao bốn mùa phủ lên màu xanh trong tĩnh lặng, điểm xuyến thêm trên mặt ao là những đóa sen đóa súng. Khi đến Ao Bà Om, bạn sẽ được tận hưởng không gian yên bình thoáng mát bởi bóng râm của những hàng cây ven hồ, gió thổi nhè nhẹ khiến mặt ao gợn sóng nhè nhẹ phản chiếu những ánh nắng lung linh.

Những rễ cây nhô lên những hình thù lạ mắt bên bờ ao
Những rễ cây nhô lên những hình thù lạ mắt bên bờ ao

Đi dạo quanh bờ ao, bạn sẽ phải ấn tượng bởi những gốc cây cổ thụ với bộ rễ trồi lên, theo lý giải của người dân nơi đây thì do đất nơi đây bị lún xuống nên rễ cây lộ lên mặt đất và phát triển theo thời gian, hình thành nên nét độc đáo nơi đây.

>>> Xem thêm: Khám phá 2 địa điểm sống ảo ở Trà Vinh gây sốt khắp miền Tây

Ao Bà Om và những truyền thuyết

Người dân nơi đây có nhiều truyền thuyết lý giải cho tên gọi của Ao Bà Om. 

Ao Bà Om nổi tiếng với những truyền thuyết
Ao Bà Om với những truyền thuyết nổi tiếng

Theo truyền thuyết thì vùng đất Trà Vinh này đến mùa khô thì nước vô cùng khan hiếm, không còn nước tưới tiêu khiến cuộc sống người dân nơi đây vô cùng vất vả. Để giải quyết vấn đề nước ngọt thì người dân nơi đây đã quyết định sẽ đào ao để chứa nước.

Cùng lúc đó thì ở đây cũng có một cuộc tranh cãi giữa phái nam và phái nữ xem giữa hai giới thì ai phải chuẩn bị sính lễ đi hỏi cưới bên kia. Cuối cùng, mọi người đã quyết định tổ chức cuộc thi đào ao, ai thua thì phải mang sính lễ đi hỏi cưới.

Bên nam đào ao về phía Đông, bên nữ đào ao về phía Tây. Bên phái nữ được chỉ huy bởi một người phụ nữ khmer tên là Om, bà đã dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn tiến độ đào ao bên phía nam. Khi đào gần xong, bà Om còn cho thả đèn lồng ở phía Đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm, trong khi bên nữ đào đến sáng và xong việc.

Nhờ mưu trí thông minh của bà Om nên phái nữ đã chiến thắng, người dân có nước tưới tiêu và đặt tên ao là ao Bà Om và cũng hình thành nên tục cưới hỏi như hiện nay, ngoài ra người Khmer còn lấy họ của mẹ, mãi tới thời pháp thuộc thì mới đổi sang lấy họ cha.

Ngoài ra, còn có một truyền thuyết khác cũng lý giải cho tên gọi này: Ngày xưa có một vị hoàng tử cai trị vùng đất này, người này có tính cách vô cùng độc đoán, bắt người dân phải dân những cô gái xinh cho hắn ta.

Ngoài ra hắn còn áp đặt luật lệ là đàn bà phải chuẩn bị sính vật đi hỏi cưới đàn ông, bắt dân chúng phải tuân theo, duy chỉ có một cô gái xinh đẹp phản đối. Vị hoàng tử bị say đắm bởi vẻ đẹp của nàng, để lấy lòng người đẹp thì vị vua đã tổ chức cuộc thi đào ao. Và diễn biến của cuộc thi đào ao cũng tương tự câu chuyện đã kể trên, những người phụ nữ đã dùng mưu mẹo để chiến thắng phái mạnh.

Lại có một dị bạn cho rằng, xưa kia có hai vợ chồng ông Lũy bà Ôm, hai người rất yêu thương nhau và có một đứa con, hai người ai cũng muốn giành đặt con theo họ của mình. Để giành được quyền đặt tên con, hai người đã thi tài với nhau, ông thì đắp luỹ và đào ao, cuối cùng thì bà Om thắng, được đặt tên cho con theo họ mình.

Bên cạnh đó, theo nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, thì còn có hơn 10 dị bản giải thích cho cái tên ao Bà Om, đủ các thể loại như: truyền thuyết, cổ tích, giả sử,… Hầu hết nội dung điều xoay quanh các vấn đề như: lý giải lý do đàn ông thường đi hỏi cưới phụ nữ và lý do người Khmer theo họ mẹ.

Người dân tổ chức thả hoa đăng cạnh Ao Bà Om
Người dân tổ chức thả hoa đăng cạnh Ao Bà Om

Ao Bà Om cùng ngôi chùa Âng bên cạnh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thuộc loại hình danh lam thắng cảnh vào năm 1994.

>>> Xem thêm: Tham quan Đền thờ Bác Hồ – Long Đức – Trà Vinh

Lễ hội Ok-Om-Bok tại Trà Vinh
Lễ hội Ok-Om-Bok tại Trà Vinh

Hằng năm vào những dịp lễ tết, tại bờ Ao Bà Om là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đặc biệt là vào nhất là vào Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức vào rằm tháng 10 Âm lịch, người dân khắp nơi đổ về chung vui. Ao bà Om cũng trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn cho nhiều du khách gần xa khi ghé thăm Trà Vinh bởi nét văn hoá và phong cảnh nên thơ hữu tình, gây vương vấn nhiều du khách gần xa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: