“Bật mí” Ý nghĩa của 6 mâm quả cưới phổ biến tại miền Tây

trap cuoi 4

Nhắc đến lễ cưới xin Miền Tây thì không thể không nhắc đến những mâm quả cưới. Như chúng ta đã biết đám cưới là một sự kiện vô cùng trọng đại nên việc chuẩn bị cũng không được sai xót nhất là mâm quả cưới. Vậy mâm quả cưới cần có những món gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Mâm quả cưới Miền Tây

Đến với Miền Tây tham gia lễ cưới thì quả là một trải nghiệm vô cùng thú vị, bởi đám cưới miền quê vô cùng long trọng theo đúng phong tục lễ nghi truyền thống mà ông cha để lại. Đến đây mọi người sẽ được khám phá nhiều nét văn hóa trong nghi thức dạm hỏi, lễ cưới và rước dâu. Bên cạnh những buổi lễ đó không thể thiếu một thứ đó là mâm quả đám cưới mà nhà trai chuẩn bị để đi rước dâu.

Mâm quả cưới Miền Tây
Mâm quả cưới Miền Tây

Theo truyền thống của người miền Tây, lễ vật nhà trai mang đến là những hiện vật tượng trưng được bỏ vào trong các mâm quả sơn son thép vàng, một số nơi gọi là tráp. Số lượng mâm tráp sẽ khác nhau tùy theo từng vùng. Nhưng miền Tây thường có 6 mâm, mỗi mâm đều có ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên ngày nay hầu như đều co sự thay đổi trong phong tục, số lượng mâm tráp có thể ít hơn nhưng nhất định phải có.

>>>Phong tục cưới hỏi miền Tây gồm có những gì?

Ý nghĩa của 6 mâm quả cưới Miền Tây

1. Mâm trầu cau

Mâm trầu cau - Mâm quả cưới Miền Tây
Mâm trầu cau – Mâm quả cưới Miền Tây

Người miền Tây có câu “ Miếng trầu đi đàu câu chuyện”, chính vì thế trong mâm quả cưới của người miền Tây bắt đầu phải có 1 mâm quả đựng trầu cau. Trầu cau trong mâm phải được rửa thật sạch và được xếp gọn gàng trong mâm. Chùm cau được đặt giữa mâm và xung quanh là lá trầu. Số cau cũng được quy định rõ ràng là 105 quả. Theo lý luận của người Miền Tây số 105 mang ý nghĩa chúc cặp đôi trăm năm hạnh phúc. Cứ mỗi quả cau sẽ được đi chung vứi 2 lá trầu, tổng cộng mâm tràu cau có 105 quả cau và 210 lá trầu.

2. Mâm trà, nến và rượu

Mâm quả thứ hai là mâm rượu , trà và nến. Rượu, trà và nến không chỉ là lễ vật hỏi cưới mà còn có ý nghĩa sự hiếu kính của người con dâu, con rể dành lên cho ông bà tổ tiên hai họ. Riêng trà là lễ vật thể hiện sự hiếu thảo của chú rể cô dâu với cha mẹ. Trà và cau trong hai mâm tráp đầu được dùng trong lúc người đại diện 2 họ nói chuyện xin cưới và rước dâu

Mâm trà, rượu và nến - Mâm quả cưới Miền Tây
Mâm trà, rượu và nến – Mâm quả cưới Miền Tây

Rượu và nến là lễ vật dùng để dâng lên ông bà tổ tiên, mời ông bà tổ tiên chứng giám cho cặp đôi nên đôi vợ chồng. Nếu để ý thì sẽ thấy trên cặp nến sẽ được khắc hình long – phụng để thắp sáng trên bàn thờ nhà gái, rượu được đặt trong bình được khắc hình long phụng rất đẹp. Sự chuẩn bị chu đáo đó làm cho nghi thức cúng vái tổ tiên thêm phần long trọng.

3. Mâm bánh xu xê

Mâm bánh xu xê - Mâm quả cưới Miền Tây
Mâm bánh xu xê – Mâm quả cưới Miền Tây

Trong mâm tráp đám cưới không thể thiếu mâm bánh xu xê. Bánh này được ông ta gọi là bánh âm dương hay bánh phu thê. Theo phong tục đám cưới ở miền Tây, bánh xu xê được gói vuông vức sau đó được bao bọc lại bằng lá dừa. Âm dương đồng thuận, đôi trai gái gắn kết với nhau trọn đời, Đó là ý nghữi sâu sắc của mâm tráp này.

4. Mâm xôi

Mâm xôi - Mâm quả cưới Miền Tây
Mâm xôi – Mâm quả cưới Miền Tây

Xôi là món ăn quen thuộc ở miền Tây Nam Bộ, món xôi có đặc điểm khi ăn sẽ giúp chúng ta no lâu. Mâm quả đựng đầy xôi trong đám cưới miền Tây mang ý nghĩa là thay cho lời chúc cho đôi trẻ hạnh phúc, ấm no, bền chặt. Người dân thường chọn xôi gấc làm mâm xôi trong 6 mâm cỗ vì nó gắn liền với quan niệm màu đỏ của gấc là màu mang lại hạnh phúc và may mắn.

5. Mâm hoa quả

Trong 6 mân cỗ thì mâm hoa quả là mâm đa dạng về chủng loại và màu sắc nhất. Trong mân hoa quả thường là những loại trái cây đặc trưng của miền tây sông nước như măng cụt, mãng cầu, đu đủ, nho, táo, xoài…Với người dân miền Tây thì ý nghĩa của mâm trái cây là “cầy đủ xài” sẽ mang đến cho đôi trẻ một cuộc sống ngọt ngào như hương vị của trái cây và ấm no.

Mâm trái cây - Mâm quả cưới Miền Tây
Mâm trái cây – Mâm quả cưới Miền Tây

Tuy nhiên, trong mâm quả cưới ở người miền Tây không được đặt những loại trái cây mang tên không may mắn và có vị đắng như lê, chuối, cam,…

6. Mâm heo quay

Người dân quan niệm rằng heo quay sẽ mang lại sự may mắn và hạnh phúc, “vị mặn” cho cuộc sống hôn nhân sau này. Thường trong các nghi lễ quan trọng đặc biệt là trong lễ cưới thì không thể thiếu heo quay. Heo quay ngày xưa rất đơn giản nhưng ngày nay rất cầu kì ví dụ như có gắn hoa, và để vào khay được bọc bằng giấy đỏ.

Mâm heo quay - Mâm quả cưới Miền Tây
Mâm heo quay – Mâm quả cưới Miền Tây

Mặc dù chỉ là một phần của lễ vật, thế nhưng 6 mâm quả đám cưới đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong nghi thức cưới hỏi Miền Tây. Sự có mặt của những mâm cổ vàng son góp phần làm cho lễ cưới vô cùng hấp dẫn và trang trọng

Sự thay đổi của những mâm cỗ cưới hiện nay.

Mâm quả trong đám cưới ở Miền tây hiện nay cũng có nhiều thay đổi, như mâm xôi có thể thay đổi bằng mâm bánh kem, mâm rượu có thể thay bằng rượu ngoại, mâm trái cây thì có thể xuất hiện những loại trái nhập khẩu như kiwi, nho mỹ, táo mỹ… Những thay đổi này góp phần làm cho đám cưới đẹp mắt và hấp dẫn hơn.

Mâm quả cưới miền Tây
Mâm quả cưới miền Tây

Một điều thú vị chỉ xuất hiện ở đám cưới miền Tây là rước dâu bằng ghe, thuyền, phà,..Họ nhà trai và chú rể sẽ đi ghe đến nhà gái, sau đó rước cô dâu về cũng bằng ghe. Hình ảnh này hiện nay vẫn còn và trở thành một nét thú vị của những đám cưới rước dâu ở miền Tây Nam Bộ

>>>Các bạn hãy vào trang tui là người Miền Tây để xem các video hay và thú vị nhé

>>>Mời các bạn xem video về lễ hội miền Tây tại đây nhé

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: