Tấn tần tật về trình tự đám hỏi miền Tây

trình tự đám hỏi miền tây

Đám hỏi là một nghi lễ quan trọng trong cưới hỏi ở Việt Nam. So với những vùng miền khác, đám hỏi ở miền Tây có phần cầu kì hơn. Tìm hiểu xem trình tự đám hỏi miền Tây gồm những gì nhé!

Lễ đám hỏi là gì?

Đám hỏi là một lễ quan trọng trước khi diễn ra đám cưới. Tuy được tổ chức với quy mô nhỏ hơn nhưng nghi lễ này vẫn không thể thiếu được trong thủ tục cưới hỏi của người Việt. Nghi lễ này được diễn ra với nhiều trình tự khác nhau nhưng vẫn còn giữ được nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền.

trình tự đám hỏi miền tây
Trình tự đám hỏi miền Tây – nét đẹp văn hóa miền Tây

Ý nghĩa của đám hỏi miền Tây?

Người miền Tây cũng giống như miền Bắc và miền Trung, họ xem lễ nghi trong đám hỏi là hết sức quan trọng nên được chuẩn bị kĩ càng từ trước của cả hai bên gia đình. Việc chuẩn bị từ mâm quả, thành phần tham dự phải đầy đủ, không gian căn nhà tổ chức lễ ăn hỏi được trang hoàng chu đáo, các thành viên chuẩn bị trang phục nghiêm túc, phù hợp với lễ nghi.

trình tự đám hỏi miền tây
Trình tự đám hỏi miền Tây mang ý nghĩa sâu sắc

Thông thường thì nam sẽ mặc vest, nữ sẽ mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân. Ngày nay, người miền Tây không chỉ giữ được phong tục cưới hỏi miền Tây truyền thống mà còn phát huy lễ nghi tốt đẹp, hợp thời.

Trình tự đám hỏi miền Tây như thế nào?

Phong tục cưới hỏi miền Tây rất được coi trong và thường tuân theo quy định của thế hệ đi trước. Sau đây là trình tự đám hỏi ở miền Tây:

Nhà trai chuẩn bị mâm quả ăn hỏi

Trước khi đến ngày tốt để tổ chức đám hỏi, nhà trai sẽ chuẩn bị đầy đủ mâm quả ăn hỏi thật chỉnh chu. Mâm quả ăn hỏi miền Tây bắt buộc phải có trầu cau, trái cây, bánh phu thê,… Ở nhiều nơi còn có cả heo quay, bánh kem tùy theo điều kiện của nhà trai.

Ở miền Bắc, mâm quả cần chuẩn bị là theo số lẻ 3,5,7,9 tùy thuộc vào từng gia đình. Người miền Tây quan niệm mọi thứ đều phải có đôi có cặp nên số lượng tráp cần chuẩn bị phải là số chẵn.

trình tự đám hỏi miền tây
Trình tự đám hỏi miền Tây – chuẩn bị mâm quả ăn hỏi

Trong phong tục đám hỏi miền Tây, số lượng nâm quả ăn hỏi của nhà trai tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà. Nhiều gia đình không tuân theo quy định chẵn lẻ mà chuẩn bị số lượng tráp lên đến hàng chục, hàng trăm.

Nhiều gia đình thỏa thuận với nhau về số lượng mâm quả cần chuẩn bị, sau đó chọn lựa người bưng tráp. Dàn nam thanh nữ tú bưng tráp phải là những người chưa có vợ, chồng và được hai bên gia đình lì xì khi lễ đám hỏi diễn ra.

Hai bên trao lễ vật

Nhà trai có mặt tại nhà gái, trình tự được sắp xếp theo thứ bật từ ông bà, cha mẹ cho đến con cháu. Sau đó, người đại diện cho nhà gái sẽ tiên phong mang trà rựu vào nhà để trình bày lí do đến đây. Người đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai vào nhà và tiến hành trao nhận mâm quả ăn hỏi.

trình tự đám hỏi miền tây
Trình tự đám hỏi miền Tây – hai bên trao lễ vật

Sau khi nhà gái nhận lễ vật thì chú rễ mới được phép vào nhà để xin cưới cô dâu. Mặc dù trình tự đám hỏi ở miền Tây khá rờm rà nhưng nó thể hiện nét văn hóa độc đáo và sự tôn trọng mà nhà trai dành cho đàn gái.

Mời nước và trò chuyện

Sau khi nhận lễ vật, nhà gái sẽ mời nhà trai vào nhà, mời nước và tiến hành các lễ nghi tiếp theo. Lần lượt hai bên gia đình sẽ giới thiệu nhữn người quan trọng có mặt trong buổi tiệc theo thứ tự từ lớn tới nhỏ. Nhà trai sẽ giới thiệu về mâm quả ăn hỏi đem đến nhà gái là những gì.

trình tự đám hỏi miền tây
Trình tự đám hỏi miền Tây

Người mở tráp sẽ là mẹ chú rễ và trình lễ vật xin cưới với nhà gái. Đồng thời nhà trai cũng tiến hành rót rựu mời nhà gái. Nhà gái sẽ uống ly rựu thay cho lời đồng ý của mình.

Cô dâu chính thức ra mắt hai bên gia đình

Trình tự trong đám hỏi miền Tây tiếp theo là cô dâu sẽ chính thức ra mắt 2 bên gia đình. Mẹ chồng sẽ lần lượt trao các món trang sức cho cô dâu. Cô dâu và chú rễ rót nước mời gia đình hai bên để tỏ lòng biết ơn đối với mọi người.

trình tự đám hỏi miền tây
Mẹ chồng trao trang sức cho cô dâu

Lễ lên đèn

Người chủ hôn lấy một số vật phẩm trong mâm quả nhà trai đem đến để đặt lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên. Lúc này, cô dâu và chú rễ sẽ là người tiến hành thắp hương và vái lại trước bàn thờ cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho đôi vợ chồng son.

trình tự đám hỏi miền tây
Trình tự đám hỏi miền Tây – lễ lên đèn

Bàn về lễ cưới

Trong lễ đám hỏi, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất với nhau về thời gian tổ chức đón dâu và ngày diễn ra đám cưới. Lúc này, cô dâu chú rễ có thể mời nước và chào hỏi các vị quan khách hoặc chụp ảnh kỉ niệm.

trình tự đám hỏi miền tây
Trình tự đám hỏi miền Tây – cô dâu chú rễ rót rựu mời hai bên

Nhà gái lại quả cho nhà trai

Trong đám hỏi miền Tây còn có nghi thức nhà gái lại quả cho nhà trai. Trong sính lễ mang đến, nhà gái chia đôi ra và trả lại mâm tráp cho nhà trai. Theo quan niệm thì cô dâu không được sử dụng dao kéo mà phải dùng tay hoàn toàn.

Lễ vật khi trả lại cho nhà trai đều phải ngửa nắp lên. Những lễ vật khi trả lại đều phải có số lượng chẵn. Sau khi nhận lại mâm tráp thì nhà trai sẽ xin phép nhà gái để đi về.

Dùng bữa tiệc thân mật của hai bên gia đình

Sau khi kết thúc các nghi thức lễ hỏi cơ bản, nhà gái sẽ mời họ hàng, bạn bè, láng giềng dùng bữa tiệc rựu thân mật với gia đình. Còn nhà trai nếu ở xa cũng sẽ được tiếp đãi nhiệt tình theo thỏa thuận từ trước của hai bên nhà.

Mong là bài viết trên đây sẽ đưa ra cái nhìn khách quan về nét độc đáo trong trình tự đám hỏi miền Tây. Những thay đổi của cuộc sống hiện đại không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống trong Phong tục cưới hỏi ở miền sông nước.

 Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hấp dẫn cũng như các điểm đến thú vị ở miền Tây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: