Lễ phản bái ở miền Tây mang đến nhiều ý nghĩa độc đáo và có ý nghĩa quan trọng sau khi 2 bên tổ chức lễ cưới. Lễ phản bài là gì? Lễ phản bái khác lễ lại mặt như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Ý nghĩ của lễ phản bái trong phong tục đám cưới miền Tây
Danh mục bài viết
Tìm hiểu về nghi lễ đám cưới miền Tây
Lễ cưới hỏi là phong tục lâu đời không thể thiếu trong đời sống của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Ngoài tình cảm đôi lứa thì lễ cưới hỏi còn dựa trên đạo đức, trách nhiệm và sự công nhận của gia đình, họ hàng và cộng đồng xã hội. Tại miền Tây, phong tục cưới hỏi được tổ chức đầy đủ 6 nghi lễ truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và đặc sắc.
- Lễ giáp lời
- Lễ thông gia
- Lễ cầu thân
- Lễ hỏi
- Lễ cưới và rước dâu
- Lễ phản bái
Lễ phản bái là gì?
Lễ phản bái là một nghi thức rất độc đáo trong đám cưới ở miền Tây so với những khu vực khác. Vậy lễ phản bái là gì? Sau khi kết hôn 3 ngày, đôi vợ chồng trẻ cùng cha mẹ chồng sẽ trở về nhà cô dâu và mang theo lễ vật là cặp vịt trống lớn cùng rượu. Ý nghĩa chính của lễ phản bái là sự biết ơn của con rể đối với cha mẹ vợ vì đã gả con gái cho mình. Nghĩa của từ phản bái được các cụ cao niên miền Tây sông nước lí giải là nghi thức lạy lại cha mẹ cô gái lần nữa để chú rể tạ ơn.
Mặc dù cuộc sống đã hiện đại hơn lúc trước nhưng người miền Tây vẫn còn giữ lại các lễ chính: lễ giáp lời, lễ hỏi, lễ cưới và lễ phản bái.
>>> Mùa cưới ở miền Tây là mùa nào?
Trình tự lễ phản bái ở miền Tây
Nghi thức của lễ phản bái cũng không có gì quá rờm rà. Tất nhiên không thể thiếu mâm trầu rượu đứng trong khay hộp để trình lễ tất nhiên là không thể thiếu. Ngoài ra, bên nhà trai cũng chuẩn bị cặp vịt trống lớn để mang sang nhà gái. Sau nghi thức nhang đèn để cho cặp uyên ương lạy bàn thờ, xá cha mẹ nhà gái, người ta sẽ làm thịt cặp vịt nấu chao, mời thêm vài bà con lân cận để cùng chung cho vui.
Ý nghĩa của lễ phản bái ở miền Tây
Trong lễ phản bái, các lễ vật mà nhà trai mang sang nhà gái cũng có những hàm ý quan trọng phản ảnh những hủ tục trong việc cưới hỏi ngày xưa. Các vị trưởng lão đề cao sự trinh tiết đến mức cực đoan. Trong đêm động phòng của đôi uyên ướng, mẹ chồng sẽ kiểm tra sự trong trắng của người con gái hết sức gắt gao.
Nếu cô gái còn trong sạch trước khi kết hôn thì trong lễ phản bái, nhà trai sẽ mang một cặp vịt trắng phau, những mâm trầu cao, trái cây sung túc, tươi ngon. Còn nếu chẳng may vì một lí do nào đó mà nàng dâu không chứng minh được sự trong sạch của mình thì nhà chú rể sẽ mang sang những chiếc lá trầu úa khô và cặp vịt rằn với màu lông trắng xám xen lẫn. Nhìn vào những lễ vật này thì cha mẹ bên nhà gái cũng sẽ thấy được thái độ của nhà trai sẽ đối xử với con gái mình ra sao (!?).
Tuy nhiên, đây chỉ là những hủ tục ngày xưa mà người miền Tây thường áp dụng. Trong lễ phản bái hiện nay thì các thủ tục đã được đơn giản hóa hơn nhiều, ý nghĩa của các buổi lễ cũng chỉ để xây đắp thêm hạnh phúc cho đôi vợ chồng son mà thôi. Buổi lễ gặp gỡ sau khi đám cưới diễn ra là nơi để sui gia gặp lại nhau sau những ngày tất bật chuẩn bị đám cưới. Bàn bạc về chuyện tương lai, ra riêng hay chia ruộng vườn của con cái để chuẩn bị xây dựng một gia đình nhỏ hạnh phúc.
Lễ phản bái khác lễ lại mặt như thế nào?
Lễ lại mặt được tổ chức ở miền Bắc với ý nghĩa muốn cảm ơn đàng gái vì đã sinh thành và nuôi dưỡng cô dâu, thể hiện sự đoàn tụ và sum vầy của 2 bên gia đình. Nếu gia đình trai mang đến thủ lợn bị cắt tai thì họ muốn ngầm thông tin rằng cô gái ấy đã không còn trinh trắng. Thậm chí ngày xưa, nếu đều đó xảy ra thì nhà gái sẽ phải rước con của họ về và trả lại một số của cải và tài sản mà nhà trai đã mang qua trước đó.
Cũng như ở miền Tây thì buổi lễ này cũng có nhiều ý nghĩa quan trọng giúp gắn kết tình cảm của đôi bên sui gia, mong muốn xây đắp hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Ở miền Bắc, các hủ tục trong ngày lễ này đã được tối giản đi rất nhiều và vẫn còn được giữ cho đến thời đại ngày nay ở miền Tây.
>>> Điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam
Lưu ý lễ phản bái ở miền Tây
- Không nên đi trễ: đây là một nghi thức quan trọng, con cháu cần đến sớm để chuẩn bị cho lễ. Việc đi trễ sẽ thể hiện điều không tôn trọng và thiếu lịch sự.
- Cần giữ gìn trật tự, không ồn ào sẽ ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của buổi lễ.
- Vì mang tính chất quan trọng nên người tham gia cần mặc lịch sự, kín đáo, tránh ăn mặc hở hang.
- Cả 2 vợ chồng cô dâu và chú rể đều cần có mặt trong buổi lễ, nếu một người xin về hoặc không tham dự thì gia đình sẽ thấy không được tôn trọng và đôi khi còn gây hiểu lầm là đang cãi nhau.
Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây.