Vĩnh Long là tỉnh thành thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long có vị trí tự nhiên thuận lợi được phù sa bồi đắp hàng năm. Ngoài việc chú trọng ngành du lịch sinh thái thì các làng nghề truyền thống Vĩnh Long cũng được phát triển. Đến đây du khách có thể thăm quan, tìm hiểu con người và có thể cùng người dân sản xuất ra các sản phẩm rất thú vị.
>>> 10 loại rau dại miền Tây bổ dưỡng và có vị ngon mê mẫn
>>> 5 Homestay Miền Tây đẹp mang đậm “phong cách miệt vườn”
Mời các bạn xem video Rộn ràng làng bánh tráng ngày Tết tại đây với tụi mình nhé
Danh mục bài viết
Làng nghề gạch ngói Vĩnh Long
Theo thống kê thì có gần 3000 lò đang hoạt động của hơn 1000 cơ sở trải dài trên 30km thuộc tỉnh Vĩnh Long. Trong đó làng nghề gạch ngói đã có rất lâu ở huyện Mang Thít và huyện Long Hồ. Sản phẩm được sản xuất tại đây có nét đặc trưng riêng, mỗi nhà sẽ có một xưởng và bí kiếp làm gốm khác biệt.
Nhưng nhìn chung thì gốm nơi đây có màu đỏ tự nhiên, điểm thêm nhiều đốm trắng bạc rất tinh tế. Nhờ đó mà thị trường các nước Châu Mỹ, Châu Âu, và các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan rất ưu chuộng.
Hiện nay, người dân không sử dụng lò than thủ công để nung gốm nữa, mà thay vào đó nung bằng ga, và sấy khô bằng điện thay cho phơi nắng. Có nhiều hộ có tiền từ bỏ nghề làm gốm vất vả, chuyển sang kinh doanh, mở cửa hàng buôn bán sản phẩm gốm. Từ đó, khách du lịch đến đây có thể mua những sản phẩm vừa mắt về sử dụng hoặc làm quà cũng rất đẹp. Đưa Vĩnh Long nhanh chóng trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn ở đồng bằng Sông Cửu Long.
Làng nghề đan thảm lục bình
Lục bình thường trôi theo đừng đám trên sông, là cái tên được nói đến nhiều nhất khi nhắc về miền Tây. Lá và hoa lục bình có thể ăn còn thân lục bình được người dân sử dụng để đan thảm. Các nghệ nhân cắt sát gốc và bỏ lá, sau đó mang đi phơi nắng cho đến khi lục bình khô, dùng để làm nguyên liệu.
Để tăng sự hấp dẫn và làm đẹp cho sản phẩm, nghệ nhân thường sử dụng các vật liệu khác như hoa khô, cỏ khô, các hạt cườm bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, các loại dây,.. để kết thành hoa lá trang trí thêm lên thảm. Sử dụng cách này trong sản xuất đã nhận được phản hồi rất tốt từ thị trường trong và ngoài nước. Tùy theo từng hộ gia đình mà có cách đan khác nhau. Hiện tại làng nghề đan thảm lục bình đang phát triển rất tốt ở một số nơi của Vĩnh Long
Làng nghề chằm nón lá Long Hồ
Làng nghề chằm nón lá Long Hồ không biết có từ khi nào và bắt nguồn từ đâu, nhưng theo tương truyền thì nghề này bắt nguồn từ một người đàn ông di cư từ Huế vào Nam, người dân thường gọi là ông Dố. Ông làm nghề này để trang trải cuộc sống. Sau đó chỉ dạy lại cho người dân nơi đây sản xuất, theo thời gian người dân xem đây là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Nghề chằm nón lá thịnh vượng nhất vào những năm 70 của thế kỹ XX, mang lại thu nhập ổn định cho hơn 300 hộ gia đình. Sau đó có nhiều người đến đây học nghề và đem về địa phương sản xuất. Nhưng hiện nay chỉ còn những người cao tuổi giữ nghề. Du khách đến đây sẽ mê mẫm với những đôi bàn tay thoăn thoắt đan từng sợi lát tỉ mĩ của nghệ nhân lành nghề. Bạn có thể tự tay mình làm những chiếc nón để làm kỉ niệm hoặc mua về làm quà cho gia đình nhân dịp đi đến làng nghề chằm nón này nhé!
Làng nghề nấu rượu nếp Sơn Đông
Làng nghề nấu rượu nếp thuộc ấp Thạnh Mỹ 2, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ. Theo thông kê thì có hơn 1.500 cơ sở nấu rượu ở nhiều địa phương của Thành phố Vĩnh Long. Từ năm 1926 đến đây rượu nếp Sơn Đông rất nổi tiếng. So với các loại rượu khác thì rượu nếp có độ cồn cao hơn, mang hương thơm đặc trưng. Đặc biệt rượu nơi đây uống rất nhanh say nhưng cũng rất nhanh tỉnh và không bị đau đầu hay mệt mỏi.
Tuy được xem là làng nghề, nhưng quy mô sản xuất tương đối nhỏ, mỗi gia đình có công thức, kỹ thuật pha chế gia truyền riêng nên giữ được hương thơm đặc trưng của rượu. Nhưng nhìn chung đều sử dụng chưng cất là công thức chính. Mỗi khâu trong bước chuẩn bị cũng không kém phần quan trọng trong việc quyết định hương vị của rượu từ bước chọn men, chọn gạo, cách ủ đúng thời gian,… đòi hỏi nghệ nhân phải cẩn thận.
Làng nghề làm nước mắm Vĩnh Long
Ngoài những tỉnh thành nổi tiếng về nghề làm nước mắm như: Kiên Giang, Phan Thiết,… thì Vĩnh Long cũng có nhiều địa phương sản xuất nước mắm có hương vị đặt trưng của miền Tây. Được hình thành từ những năm của thế kỷ XX, do nơi đây là vùng đất có nhiều tôm cá, ngư dân ăn không hết nên cá được ủ muối trong khạp, lu, thùng để làm mắm bán.
Nhưng do bán không được để lâu tạo ra nước, ngư dân phát hiện thời gian càng lâu thì nước mắm càng ngon. Sau đó người dân chất nước nấu lại bán rất đắt, từ đó nghề làm nước mắm Vĩnh Long ra đời và được duy trì đến ngày hôm nay. Những địa phương có cơ sở sản xuất nước mắm nằm tại cù lao Long Hồ, huyện Long Hồ với tên gọi nước mắm Hòa Hiệp, Hồng Hương, Đại Phát…
Làng nghề bánh tráng Vĩnh Long
Làng nghề bánh tráng nằm tại xã Phú Thành và xã Lục Xĩ, được hình thành từ trăm năm trước. Có khoảng thời gian tưởng chừng đã bị mai một. Nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa phương và lòng yêu nghề của các nghệ nhân nên hiện nay nghề bánh tráng trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng, cũng là điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến với Vĩnh Long
Đến với nơi đây, du khách có thể tự tay tráng những chiếc bánh, xem nghệ nhân phơi bánh và học hỏi kinh nghiệm. Những nghệ nhân nơi đây rất hiếu khách và thân thiện, nên bạn cứ thoải mái và lên kế hoạch đến Vĩnh Long để trải nghiệm nhé.
Làng nghề tàu hủ ky Vĩnh Long
Làng nghề tàu hủ ky xuất hiện khoảng trăm năm về trước và được gìn giữ đến ngày hôm nay. Bạn có thể bắt gặp làng nghề tàu hủ ky tại cù lao Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh. Sản phẩm này dùng để chế biến thức ăn, do những người theo đạo Phật ăn chay trường hoặc người dân ăn chay theo các ngày đặc biệt mà sản phẩm được tiêu thụ số lượng lớn hàng ngày.
Trải qua hàng ấy thời gian, có lúc thịnh vượng, có lúc bị lãng quên, nhưng chưa bao giờ người dân nơi đây ngừng sản xuất. Tuy hiện nay số lượng cơ sở giảm so với lúc trước, nhưng người dân vẫn miệt mài và nghiêm túc với công việc mình chọn, thể hiện qua việc đầu tư máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất nhanh hơn, năng xuất cao hơn,..
Có thể nói, những làng nghề này đã trở thành nét đẹp văn hóa, nét đẹp tinh thần, là nét đặc trưng của thành phố Vĩnh Long. Mặc dù có lúc thăng, lúc trầm nhưng chưa bao giờ bị mai một. Một phần cũng nhờ chính quyền địa phương quan tâm, hộ trợ những hộ dân trong những lúc khó khăn. Hiện nay những làng nghề này đã góp phần vào sự thành công của du lịch, nhờ đó mà người dân ở trên toàn đất nước sẽ biết đến vẻ đẹp văn hoá, vẻ đẹp con người của người dân Vĩnh Long khi đến với vùng đất này.