5 phút học tiếng miền Tây với những từ ngữ không hề “đụng hàng”

Học tiếng miền Tây

Bạn có từng tiếp xúc với tiếng miền Tây và thấy nó khó hiểu hay chưa. Nếu trót đem lòng yêu thương và muốn ghé thăm vùng đất này thì đừng quên tham khảo trước một vài từ ngữ miền Tây thông dụng nhất nhé. Bỏ ra 5 phút để học tiếng miền Tây để khỏi ngỡ ngàng nhé!

>>> Lạ mà quen với 7749 từ ngữ miền Tây không phải ai cũng biết

Độc lạ ngôn ngữ miền Tây

Người ở vùng khác nếu không biết sẽ hay thắc mắc không hiểu tại sao ở miền Tây lại có những từ ngữ địa phương đọc lạ đến như vậy. Tới vùng này là bạn sẽ được trải nghiệm những cách nói vô cùng gần gũi mà thương thương: ní ơi, nì à, ta nói, chèng đéc ơi, mèng ơi, bá cháy bù chét, ngộ thiệt, …

Nói chyện thiệt tình như người miền Tây
Nói chuyện thiệt tình như người miền Tây

Người miền Tây tính tình bộc trực thẳng thắng, cách nói chuyện cũng rất bình dị, không rào trước đón sau hay chứa nhiều ẩn ý. Rồi chưa hết đâu, cùng với sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở miền Tây đã tạo nên vốn từ ngữ độc lạ hơn bao giờ hết, khiến người phương xa tới là chỉ biết há hốc mồm để nghe. Nhưng cũng đừng lo, với một số mẹo sau đây của Tui là người miền Tây sẽ hướng dẫn bạn học tiếng miền Tây đơn giản và dễ hiểu nhất.

>>> Thương lắm nét đẹp ngôn ngữ miền Tây

Người miền Tây không có thói quen uốn lưỡi

Khi bắt đầu học tiếng miền Tây thì bạn nên nhớ đặc trưng tiếng miền Tây là không có thói quen uốn lưỡi khi nói chuyện. Họ không có thói quen phát âm những âm những từ có chứa “r”, “tr”, “ch” đúng chuẩn. Bởi vậy bạn sẽ nghe họ nói chuyện rất lạ: “rồi xong” thì nói là “gòi xong”, “Bến Tre” thì lại nói là “Bến Te”,…

Độc lạ tiếng miền Tây
Độc lạ tiếng miền Tây

Rồi chưa hết đâu, đỉnh cao của sự tối giản trong phát âm, người miền Tây còn chuyển dấu ngã thành dấu hỏi, chữ S thành chữ X, chữ Gi thành chữ D. Cho nên khi giao tiếp với người miền Tây thì bạn phải hết sức cẩn thận tránh bị hiểu nhầm hay nói nhầm ý nha.

>>> Chưng hửng với những câu nói “rặc” miền Tây, thiệt tình như người miền Tây

5 phút học tiếng miền Tây cùng Tui là người miền Tây!

Nói nhiều về lý thuyết thì chắc bạn sẽ không hiểu rõ như thế nào, hãy cùng Tui là người miền Tây điểm qua một vài từ điển tiếng miền Tây, những từ ngữ miền Tây thông dụng nhất. Những ngữ cảnh dưới đây sẽ cho bạn biết rõ hơn về cách vận dụng trong khi nói chuyện thực tế sẽ như thế nào.

  • Xà quần: chỉ sự loanh quanh, lẩn quẩn, bí lối ra.

Ví dụ: Bà vô phụ nó lấy đòn bánh tét ra đưa cho cô chú đi, nó xà quần cả buổi trời chưa thấy kìa.

Học tiếng miền Tây - Xà quần nghĩa là gì?
Học tiếng miền Tây – Xà quần nghĩa là gì?
  • Mình ên: một mình.

Ví dụ: Thằng Nam ở có mình ên nên nó ăn uống gọn lắm.

Mình ên nghĩa là gì?
Mình ên nghĩa là gì?
  • Trớt quớt: lạc đề, không liên quan tới mục đích.

Ví dụ: Đã dặn kĩ lưỡng rồi mà tới chừng gặp con gái người ta là nó mần trớt quớt hà.

Trớt quớt là gì? Học tiếng miền Tây
Trớt quớt là gì? Học tiếng miền Tây
  • Quởn: rảnh rỗi.

Ví dụ: Anh 5 tối có rảnh qua bên tui mần vài chai nghen hôn.

>>> 1001 câu chửi miền Tây

Từ ngữ miền Tây - quởn có nghĩa là gì?
Từ ngữ miền Tây – quởn có nghĩa là gì?
  • Mút mùa Lệ Thủy: mang ý nghĩa lâu dài, đến tận cùng.

Ví dụ: Tới đám cưới ní là tui chơi mút mùa Lệ Thủy luôn.

Mút mùa Lệ Thủy nghĩa là gì? Học tiếng miền Tây
Mút mùa Lệ Thủy nghĩa là gì? Học tiếng miền Tây
  • Rành sáu câu: dành để khen một người rất giỏi việc gì đó.

Ví dụ: Tưởng gì chứ nhỏ con bà Tám là tui rành sáu câu luôn.

Từ ngữ miền Tây: rành sáu câu nghĩa là gì?
Từ ngữ miền Tây: rành sáu câu nghĩa là gì?
  • Y rang: giống.

Ví dụ: mèn đéc ơi, hai đứa nó sinh đôi hèn chi tui thấy tụi nó y rang nhau.

Học tiếng miền Tây - "y rang nhau"
Học tiếng miền Tây – “y rang nhau”
  • Chọi/ dục: Ném, thẩy.

Ví dụ: Nhà nó nghèo tới nỗi không có lấy cục đất chọi chim nữa.

Ném/ thảy tiếng miền Tây nghĩa là gì?
Ném/ thảy tiếng miền Tây nghĩa là gì?
  • Bầy hầy: không gọn gàng và sạch sẽ.

Ví dụ: Mày mần đồ ăn gọn gọn lại để cô chú lại đám nói bầy hầy quá trời kìa con ơi.

Học từ ngữ miền Tây qua từ "bầy hầy"
Học từ ngữ miền Tây qua từ “bầy hầy”
  • Cự lộn: cãi nhau.

Ví dụ: Hai vợ chồng thằng Út làm cái gì mà cự lộn tối ngày không cho ai ngủ nghê gì ráo trọi.

"Cự lộn" tiếng miền Tây nghĩa là gì?
“Cự lộn” tiếng miền Tây nghĩa là gì?
  • Nhóc chơn: nhiều, dư giả.

Ví dụ: Nhà tui ớt nhóc chơn, chị có qua ăn thì bẻ nghe chứ đừng có ngại ngùng gì hén.

Người miền Tây thường nói "nhóc chơn"
Người miền Tây thường nói “nhóc chơn”

Câu hỏi thường gặp khi học từ ngữ miền Tây

Ní miền Tây nghĩa là gì?

Khi nói chuyện với những người bạn thân, bạn bè ngang hàng, thân thiết với nhau thì người miền Tây không gọi nhau bừng tên hay vai vế mà chỉ gọi là: ní ơi, ní à, mấy ní. Với cách nói chuyện này làm tăng sự gần gũi, thân thương hơn. Tuy nhiên khi nói chuyện với người lớn tuổi, những người hơi nghiêm túc thì bạn hạn chế sử dụng nhé.

>>> Ní miền Tây nghĩa là gì? Độc lạ muôn kiểu xưng hô của người miền Tây

Phân biệt ní với nà ní?

Ní tiếng miền Tây là từ để xưng hô giữ bạn bè thân thiết, anh em cùng trang lứa với nhau. Còn “nà ní” là một từ của tiếng Nhật nhằm thể hiện thái độ ngạc nhiên, bất ngờ. Còn Việt Nam, giới trẻ thường hay sử dụng từ này rất nhiều ở trên mạng, với bạn bè cùng trang lứa.

Học tiếng miền Tây có dễ nói không?

Từ địa phương miền Tây sẽ rất lạ lẫm với những ai ở vùng khác đến và chưa có tìm hiểu. Với những người đã từng tiếp xúc với tiếng miền Tây thì chỉ cần lưu ý vài điều là đã có thể cảm nhận được đặc trưng của những từ ngữ địa phương ở miền Tây. Bạn phải gặp mặt và nói chuyện trực tiếp với nhiều người miền Tây hơn thì tự động sẽ hiểu và có thể nói chuyện giống người miền Tây hơn.

>>> Ní là gì, nà ní là gì? Tại sao được dùng nhiều?

Nếu bạn yêu thích miền Tây, bạn cũng đừng quên theo dõi Tui là người miền Tây trên YouTube và Facebook nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: