Vào mùa nước nổi, trên những cánh đồng ngập nước, hoạt động bắt cá đồng đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân miền Tây. Vào mùa này, nước tràn về khắp cánh đồng mới xong mùa gặt, tràn lên bờ sông, con đường trũng thấp. Đây cũng là lúc những loại cá đồng xuất hiện, tụ hội kiếm ăn. “Cá đồng miền Tây” cái tên thật quen thuộc đối với người dân nơi đây, những loại cá này được chế biến thành các món ăn thơm ngon, mang hương vị đặc trưng và đó cũng là một phần kí ức quê hương cho những người con miền Tây gắn bó một thời.
>>> 3 nét đặc trưng của mùa nước nổi Miền Tây
>>> Top 6 dụng cụ đánh bắt tôm cá Miền Tây
Các bạn vào xem các video về miền Tây tại youtube của bọn mình
Video Những món ngon nhất định phải ăn khi đến Kiên Giang tại đây nhé
Danh mục bài viết
Cá rô đồng
Cá rô đồng sống và phát triển nhiều nhất ở vùng nước lợ và nước ngọt, đặc biệt là lúc sau mùa gặt. Là loại cá có thịt dai, thơm, ngon, béo và có giá thành cao, được cả người miền quê và thành thị ưa chuộng.
Khi vào mùa, cá rô đồng luôn xuất hiện trong mâm cơm gia đình vì ăn ngon và rất dễ chế biến. Các món ăn được làm từ các rô sẽ mang hương vị đặc trưng miền sông nước như cá rô kho tộ, canh chua cá rô bông súng, cá rô chiên tươi chắm nước mắm chua ngọt ăn kèm với rau sống,…
>>> Cá nược là cá gì? Huyền thoại về “ông nược” linh thiêng trên sông Mê Kông
Cá lóc đồng
Cá lóc đồng còn có tên gọi khác là cá quả, cá trầu, cá chuối sộp, cá chuối đen sinh sống nhiều nhất ở vùng sông nước miền Tây Nam Bộ
Trong các loại cá đồng thì cá lóc được xem là một trong những loại cá có thịt thơm ngon nhất. Dù cá lóc đồng có kích thước nhỏ, nhưng cá rất ngon và chắc thịt. Cá lóc đồng có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như nướng, hấp, kho, nấu canh, làm mắm, làm khô, chà bông,…
Trong những bữa cơm hàng ngày vào mùa cá đồng thì không thể thiếu món cá lóc kho. Ngon nhất là cá lóc kho tiêu, kho sền sện, kho lạt ăn chung với rau sống hay kho với các loại cá nhỏ khác. Khi kho khô lại thịt cá sẽ dẻo, săn chắc, ngọt và rất đậm đà.
Cá sặc đồng
Cá sặc đồng có tên gọi khác là cá sặc bướm, cá sặc cẩm thạch, cá sặc điệp…. có kích cỡ khá nhỏ khoảng 2 đến 3 ngón tay. Lúc trước, cá sặc đồng có nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Cà mau, An Giang,…Người dân nơi đây sử dụng cá sặc đồng để chế biến thành các món ăn thơm ngon và trong đó có món khô cá sặc đồng vang danh khắp miền Tây Nam Bộ
Cá sặc đồng có nhiều vào mùa mưa, sống trong môi trường tự nhiên thịt của cá bổ dưỡng và lành tính. Cá sặc đồng rất dễ chế biến thành các món ăn hấp dẫn như kho mặn lạt, chiên giòn, canh mẵn, canh chua, lẩu mắm,…
>>> Dìa miền Tây mùa nước nổi học cách làm món cá linh kho mía thơm ngon đậm vị
Cá trê
Cá trê là loại cá rất quen thuộc với người dân miền Tây, trong cá có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nên ngoài được chế biến thành các ngón ăn ngon trong gia đình thì còn được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ chữa bệnh.
Cá trê có thịt ngọt, thơm và có rất dễ chế biến, nên loại cá này trở thành món ăn dân dã và xuất hiện thường xuyên trong mâm cơm hàng ngày của người dân miền quê như: món cá trê nướng chấm mắm rừng, cá trê kho tiêu, cá trê kho nghệ, canh chua cá trê,…
Cá lòng tong
Khi nhắc đến cá lòng tong, trong lòng những người con của miền Tây sẽ hiện lại bao kí ức tuyệt đệp về mỗi buổi chiều bắt cá lòng tong trên những con mương, dòng sông thân thuộc.
Những bầy cá lòng tong xuất hiện trên những con rạch, dòng kênh khi những cơn mưa cuối mùa dần kết thúc. Cá này thuộc loại cá nước ngọt, có hai loại là cá lòng tong bay và cá lòng tong đá. Sự khác biệt giữa hai loại cá này là: Lòng tong đá có thịt ngon, màu vàng sáng, còn cá lòng tong bay thì nhỏ hơn, có màu trắng bạc, thịt lại thơm.
Cá lòng tong được người dân chế biến thành nhiều món ăn được coi là đặc sản của miền Tây như: cá kho tiêu, cá lòng tong chiên giòn, mắm cá lòng tong, khô cá lòng tong,… món ăn nào được làm từ cá lòng tong khi ăn đều rất “hao cơm” đấy nhé!
Cá chạch
Cá chạch thường sinh sống ở cả hai môi trường là nước lợ và nước ngọt. Tuy nhiên, loại cá này tập trung với số lượng lớn ở hai tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang. Vào mùa nước nổi tràn về, cá chạch sống trên đồng ruộng, con mương, khi nước cạn thì rút xuống ở dưới các ao, vũng hoặc theo kênh rạch ra sông.
Cá chạch có đầu nhọn, thân hình mập mạp đầy thịt, có độ dài tầm một gang tay. Do thuộc loại cá da trơn, nên toàn thân chúng có nhiều tuyến nhờn tạo sự trơn, nhớt trên bề mặt da. Tuy không phải món ăn quý hiếm với giá thành đắt đỏ, nhưng đối với người dân miền Tây Nam Bộ, thì cá chạch dù chế biến thành món ăn nào đi nữa cũng rất thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.
Cá chạch thì có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là mùa nước nổi miền Tây. Người dân đánh bắt cá bằng vó cất, lọp tép câu hoặc chài. Cá chạch có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như: cá trạch kho sả, cá trạch chiên giòn, cá chạch nướng mọi,…