Top 10 đặc sản mùa nước nổi ở miền Tây

Top 10 đặc sản mùa nước nổi tại miền Tây

Vào khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm, miền Tây lại được đón mùa nước nổi mới. Cơn lũ về mang theo lượng phù sa dồi dào bồi đắp cho cánh đồng bờ ruộng, các sản vật mùa nước nổi đã nuôi sống biết bao thế hệ con người ở vùng đất chín rồng.

Thiên nhiên ở vùng đất trù phú này luôn rộng rãi và ban tặng con người biết bao là sản vật quý giá, các đặc sản mùa nước nổi đã gây thương nhớ biết bao nhiêu thế hệ người con xa xứ và du khách phương xa đã đặt chân đến nới này.

1. Cá Linh

Nhắc đến đặc sản mùa nước nổi là phải nhắc tới con cá linh. Từ đầu mùa nước nổi, cá linh đã theo dòng nước đậm mùi phù sa đổ về các nhánh sông từ thượng nguồn sông Mekong.

Cá linh đầu mùa là ngon nhất, lúc này con cá vẫn còn nhỏ thân màu trắng nõn và xương mềm và béo ngậy nên thường được gọi là cá linh non hoặc cá linh sữa.

Cá Linh đặc sản mùa nước nổi
Cá Linh là đặc sản mùa nước nổi tại miền Tây

Người ta thường đánh bắt cá linh bằng nhiều loại ngư cụ khác nhau như: vó, lưới, chài,… khi con nước bắt đầu lên cao, chỉ cần giăng nhẹ cái lưới là đủ ngay cho một bữa cơm đạm bạc. Nước về càng nhiều, cá linh cũng về theo đông đúc y vậy.

Từ trước đầu mùa nước là các ngư dân ven sông đã rụt rịch vá lưới chuẩn bị các ngư cụ để khai thác cá linh – đặc sản mùa nước nổi, cảnh thuyền bè tấp nập xuôi theo con nước lũ, dưới cái nắng chói chang làm bậc lên cái màu nước đục đục đầy phù sa mang đầy nỗi nhớ da diết Miền Tây của những người con xa xứ.

Cá linh chế biến được rất nhiều món ngon, dễ làm nhất là mang cá linh đi kho với nước dừa, vị béo ngậy của con cá linh non đầu mùa nước mới hoà cùng vị ngọt tự nhiên của nước dừa khiến người thưởng thức thật khó để quên được.

lẩu cá linh đặc sản mùa nước nổi
Lẩu cá Linh bông điên điển đặc sản mùa nước nổi

Ngoài ra cá linh còn được chế biến thành các món ngon khác, mang đậm màu sắc đặc sản mùa nước nổi: mắm cá linh, lẫu cá linh bông điên điển, cá linh khó mía, cá linh chiên giòn,…

Nếu đã đến miền Tây đúng vào mùa nước nổi, du khách phải thưởng thức các món từ cá linh – đặc sản mùa nước nổi để cảm nhận được hết hương vị nơi đây.

2. Bông điên điển

bông điên điển
Bông điên điển nở vàng rực khi mùa lũ về

Ngoài màu trắng ngà của con cá linh thì sắc màu vàng rực của bông điên điển cũng báo hiệu mùa nước nổi sắp về. Cũng bởi vì vậy mà bông điên điển được xem là đặc sản mùa nước nổi không thể thiếu.

Chẳng ai biết bông điên điển mọc lên tại đây từ bao giờ. Người dân nơi đây cho biết, bông điên điển là loài cây dại, có sức sống mãnh liệt, thích nghi với con nước ngập nơi đây.

Cây điên điển thân mảnh, họ đậu, thường mọc ven các bờ sông, bờ đê, khoảng đất trống, giữa các ngò đất cao cao trên những cánh đồng nhập nước. Vì là cây dại nên không cần chăm sóc, tưới tiêu thì bông điên điển vẫn phát triển tươi tốt, say hoa.

Bông điên điển có màu vàng, nhỏ cỡ 1 đốt ngón tay và dẹp, khi nở hoa vàng rực 1 vùng trời. Bông điên điển từ lâu đã trở thành loại rau đặc sản mùa nước nổi ở vùng miền Tây sông nước.

Từ lâu, người dân nơi đây đã sáng tạo, chế biến bông điên điển thành đủ các món ngon. Cùng với cá linh, tạo nên món lẩu cá linh bông điên điển đặc sản mùa nước nổi.

Gỏi bông điên điển với tép đồng
Đặc sản mùa nước nổi – Gỏi bông điên điển với tép đồng tạo nên hương vị đậm chất miên Tây sông nước

Bên cạnh đó, bông điên điển còn được dùng để nấu canh, làm dưa, trộn gỏi… hay chỉ cần rữa thật sạch, để ráo nước là có thể chấm với các món kho, nhúng lẫu 1 cách ngon lành. Đây là thứ quà thiên nhiên mà không phải nơi nào cũng có được. Ngoài ra việc khai thác bông điên điển cũng giúp bà con nơi đây có thêm thu nhập sau những vụ mùa trong năm.

3. Bông súng

“Muốn ăn bông súng mắm kho, Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.

Bông súng, là loại cây dại, thường mọc ở các ao hồ và những vùng nước trũng. Bông súng thì có nhiều màu: màu cánh sen, màu tím, màu trắng,… Thường thấy nhất ở mùa nước nổi có sẽ là bông súng trắng, hay còn gọi là bông súng ma.

Bông súng nở tuyệt đẹp mùa nước nổi
Bông súng nở tuyệt đẹp – đặc sản mùa nước nổi

Bông súng lớn lên theo con nước, nước càng cao, thân bông lại càng dài ra. Vì vậy, cây bông súng phát triển mạnh mẽ nhất trong mùa nước nổi, chiều dài của mỗi thân từ 3-4m, đặt biệt có bông còn phát triển đến 6-7m nên bông súng cũng được coi là loại đặt sản mùa nước nổi nên thưởng thức.

Khi đi hái bông súng, những con xuồng chở đầy ấp những cây bông súng tròn trịa, 1 đầu là bông nở rực tạo nên những cảnh tượng vừa đẹp vừa hùng vĩ tại nơi đây. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh các xuồng chở đầy bông súng tuyệt đẹp qua lăng kín của những nhiếp ảnh gia.

Bông súng thân mềm, có màu nâu, đây cũng là phần được chế biến để làm món ăn. Khi chế biến thân bông súng, người ta sẽ tước bớt lớp vỏ cứng bên ngoài, lộ ra phần thân mền bên trong, cắt khúc rửa sạch để ráo là đã có nguyên liệu cho rất nhiều món ngon.

Gỏi với bông súng dai giòn đậm vị
Gỏi với bông súng dai giòn đậm vị

Bông súng cắt khúc vừa ăn, trộn gỏi nộm với tai heo, ngó sen vừa giữ được độ dai giòn tự nhiên và có thêm vị chua ngọt từ nước trộn gỏi. Bông súng cũng có thể ăn như 1 loại rau sống chấm mắm kho, hay nhúng lẩu vẫn rất ngon. Hoặc đem bông súng đi muối chua ăn dần, vừa đậm đà vừa dai giòn.

Bông súng là món đặc sản mùa nước nổi quý giá, nếu muốn ăn bông súng ngon nhất chỉ có thể tìm đến miền Tây mùa nước lên. Vừa ăn vừa thưởng thức làn gió mát thoang thoảng mùi phù sa.

4. Chuột đồng

Khi con nước lên, những con chuột bắt đầu di cư lên vùng đất cao lên, chúng làm hang nhộn nhịp trên các bờ ruộng, bờ đê. Lúc này đây, người dân hay đen theo 1 số dụng cụ đơn giản là có thể dễ dàng bắt được những chú chuột béo tốt. Khung cảnh 1 người 1 chó chạy quanh bờ ruộng bắt chuột nhộp nhịn cả 1 vùng quê.

cảnh bắt chuổ nhộn nhịp ở miền Tây
Cảnh bắt chuột nhộn nhịp ở miền Tây

Khi làm chuột người ta bỏ đầu và tứ chi, lột da bên ngoài, loại bỏ ngủ tạng chỉ chừa lại tim và gan, thịt chuột làm xong có thể chế biến ngay hoặc tẩm ướp gia vị để nướng, chiên,..

Chuột đồng thường ăn lúa nên thịt vô cùng sạch và ngon, dai và đặc biệt không bị hôi. Trước đây có nhiều du khách e sợ nên không thử qua, nhưng khi ăn thử mới biết chuột đồng là loại thịt vô cùng thơm ngon. Hiện nay thịt chuột cũng được chế biến thành các món có trong menu của những nhà hàng nổi tiếng – trở thành một đặc sản mùa nước nổi tại miền Tây.

Thịt chuột làm sạch rồi nướng trên lửa lớn, khi lấy xuống bên ngoài cháy xém nhưng bên trong vừa chín tới giữa được độ mềm của thịt. Lấy thịt chuột từ que nướng ra, để lên miếng lá chuối cắt vội kèm 1 chén nước mắm chua cay là hết vị.

Thịt chuột đồng nướng mang đậm hương vị miền quê
Thịt chuột đồng nướng mang đậm hương vị miền quê

Ngoài món nướng ra, chuột đồng còn có thể chế biến thành các món ngon hấp dẫn khác như: chuột đồng chiên giòn, chuột đồng xào lá cách, chuột đồng xào xả ớt,chuột quay lu..

5. Lươn đồng

Lươn đồng ở miền Tây đã bắt đầu có từ tháng 4, vài tháng trước mùa nước về nhưng đặt biệt tới mùa nước về thì con lươn càng lớn càng trọn trịa, thịt chắc nịt nên lươn cũng là một loại đặc sản mùa nước nổi.

Lươn đồng ăn tạp, phần thân có màu nâu phần bụng có màu sáng hơn, đầu to và nhỏ dần về đuôi, lươn đồng có hàm lượng dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau.

Khi mùa nước lên cao, người ta thường đặt những cái lồng ở những đầu các hang nhỏ quanh bờ ruộng, bờ ao, bỏ trong lồng ít tôm tép nhỏ. Lồng bắt lươn được thiết kế riêng để những con lươn chỉ có chui vào và không có đường chui ra. Một buổi chiều đặt tầm chục cái lồng là đủ để chế biến được một mâm cơm vừa món kho vừa món xào.

Lươn nướng là món đặc sản mùa nước nổi gây bao thương nhớ cho thực khách phương xa
Lươn nướng là món đặc sản mùa nước nổi gây bao thương nhớ cho thực khách phương xa

Khi chế biến lươn, người ta chà qua lươn với tro bếp và lá chuối để con lươn bớt chất nhớt bên ngoài da. Mổ bụng lươn làm sạch cắt khúc vừa ăn là có thể chế biến được.

Lươn đồng ăn ngon và tốn cơm nhất chắc là món lươn xào xả ớt, nước kho mặn mặn chấm kèm các loại rau có sẵn trong mùa nước nổi thì có mà ăn sạch nồi cơm.

Ngoài kho ra, lươn đen nấu cháo cũng là món ngon nên thử, rất thích hợp ăn vào buổi sáng sớm hay chiều tối. Ngoài ra các món như lươn xào lăn, lươn kho tiêu, lươn nướng… cũng rất được lòng du khách phương xa, lươn đồng cũng là món đặc sản mùa nước nổi nên thử qua.

6. Ếch đồng

Ếch đồng sinh sản nhiều vào mùa nước nổii
Ếch đồng sinh sản nhiều vào mùa nước nổi – được xem là đặc sản mùa nước nổi

Ếch đồng đặc biệt có nhiều và dễ bắt hơn trong mùa nước nổi. Ếch đồng được xem là đặc sản mùa nước nổi của miền Tây sông nước.

Mỗi năm khi mùa nước nổi về, ếch thường tìm các chổ trú ẩn mới ở các bờ ruộng bờ đê. Lúc này đây, người ta sẽ chuẩn bị cần câu và mỗi để bắt ếch. Mồi câu ếch cũng rất dễ kiếm như nhái, ốc bưu vàng, người ta có thể cắm câu ếch cả ngày như dễ nhất là lúc trời chiều chiều gần tối.

Để tăng sản lượng ếch bắt được người ta cũng có thể chuẩn bị các lọp để đặt xung quanh chổ ếch cư trú, vừa tiện vừa bắt được nhiều.

Ếch xào lá lốt thơm ngon
Đặc sản mùa nước nổi – Món ếch xào lá lốt thơm ngon đậm vị quê nhà

Thịt ếch đặt biệt dai ngon dễ ăn. Giàu dinh dưỡng và đặc biệt được nhiều người ưa thích. Vào mùa nước ếch to hơn thịt cũng chắc hơn và được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau: Ếch xào sả ớt, ếch xào lăn, ếch xào lá lốt,… rất đáng để thưởng thức một lần.

7. Cá rô đồng

Cá rô ở miền Tây thì có quanh năm, tuy nhiên đến mùa nước nổi thì đặc biệt nhiều hơn. Lúc này cá rô lên kiếm ăn những bông lúa rụng cho nên lúc này cá rô đặt biệt béo hơn. Chế biến các món từ kho đến nấu canh chua đều thơm ngon hấp dẫn.

Cá rô có nhiều vào mùa nước nổi
Cá rô đồng có nhiều vào mùa lũ – trở thành đặc sản mùa nước nổi quen thuộc

Khi làm cá rô đồng, chỉ cần mổ bụng loại bỏ ruột cá, cạo sạch lớp vảy cứng bên ngoài sau đó đem đo kho tiêu đặt biệt ngon. Vị béo ngậy của thịt cá hoà lẫn vị cay cay nồng của tiêu đen được ăn kèm với bát cơm nóng, có thể chiều lòng được bất kỳ thực khách khó tính nào.

Ngoài ra cá rô cũng có thể chế biến các món khác như cá rô chiên giòn, mắm cá rô, canh chua cá rô đồng,…trở thành món đặt sản mùa nước nổi gây bao nhớ thương cho thực khách phương xa.

Cá rô đồng kho với vị béo và cay cay đặc sản mùa nước nổi
Cá rô đồng kho với vị béo và cay cay đặc sản mùa nước nổi nên thưởng thức một lần

8. Cua đồng

Thiên nhiên luôn hào phóng với những người con miền Tây chân chất, thật thà. Khi con nước lên cao mang bao nhiêu loại thuỷ sản khác nhau và cua đồng luôn là món cháy hàng mỗi khi con nước lên.

Vào mùa nước nổi, cua đồng sinh sản và phát triển đặt biệt nhiều, chắc thịt nên cua đồng đặt biệt được xem là đặc sản mùa nước nổi tại miền Tây Nam bộ.

Cua đồng luôn cháy hàng mỗi khi mùa nước về
Cua đồng là đặc sản mùa nước nổi luôn cháy hàng.

Cua đồng sinh sản nhiều vào mùa mưa, đặt biệt là từ tháng 8, đúng mùa con nước về. Người ta đặt các lộp bắt cua rồi đen chế biến thành nhiều món khác nhau.

Thịt cua đồng đặt biệt ngọt, nấu các món canh là đúng bài, chỉ cần lột sạch phần mai cua cứng bênh trên rồi đen giã nhẹ mấy chày, khi nấu với nước sôi, riêu cua nổi lên ăn vừa béo vừa thơm vừa giàu dinh dưỡng, các món canh bún làm nên hương vị đặc sản mùa nước nổi từ cua có thể kể như: bún riêu cua, lẫu cua đồng,…

Lẫu cua đồng là món ngon từ cua đồng nên thử qua
Lẫu cua đồng là món đặc sản mùa nước nổi từ cua đồng nên thử qua

Ngoài ra, do kích thước cua đồng khá nhỏ, nên đem đen xào ăn vẫn không bị khô chút nào, các món như cua rang me, cua rang muối ớt,… luôn là món ưa thích của người dân bản địa và du khách phương xa mỗi khi ghé ngang vùng đất này để đắm mình vào cuộc sống nơi đây và thưởng thức các món đặc sản mùa nước nổi.

9. Ốc bưu đen

Ốc bưu đen mùa nước lũ
Ốc bưu đen là món ngon – đặc sản mùa nước nổi thu hút thực khách

Ốc bưu đen là 1 loài động vật thân mềm sinh sống gần các đồng ruộng. Ấy mà khi chế biến lại trở thành món ngon lạ miệng được nhiều người yêu thích. Đặc biệt khi tới mùa nước nổi, ốc bưu sinh sản đặt biệt nhiều và trở thành một đặc sản mùa nước nổi không thể không nhắc tới.

Mùa sinh sản của ốc bưu vào đúng mùa nước nổi, nên khi con nước về việc bắt ốc bưu trở nên dễ dàng hơn, chỉ cần lặn ngụp ven các bụi lục bình hay các loại cỏ nước ven sông ven các bờ ruộng 1 lát là có thể bắt đầy ấp 1 rỗ ốc bưu to tròn.

Thường bắt ốc xong người ta sẽ đốt vội đám lửa rồi đặt vài con ốc bưu vào để nướng, cách ăn như vậy vừa nhanh vừa ngon. Phần còn lại thông thường khi về người ta ít chế biến ngay mà đổ ốc ra cho ngâm với nước để ốc nhả bớt các bùn đất ra.

Nếu muốn ốc sạch nhanh thì có thể bỏ vài trái ớt vào, ốc sẽ cay và nhả bùn ra nhanh hơn. Khi chế biến người ta lấy ốc ra, rửa lại vài lần nước rồi dạt đi phần đuôi nhọn sau đó đi chế biến tuỳ ý như hấp, luột, ốc bưu nhồi thịt,…

Với món ốc hấp tiêu. Sau khi hấp xong chuẩn bị chén nước mắm gừng mới đúng vị, vừa ăn vừa suýt xoa vị cay ngồng của tiêu gừng và bị béo giòn của con ốc bưu đen.

Ốc hấp tiêu chấm nước mắm gừng
Vị dai giòn của ốc hoà cùng vị cay cay mặn mặn – Món đặc sản mùa nước nổi của Miền Tây

10. Rắn

Bên cạnh những loại tôm cá dễ thấy thì mùa nước nổi về rắn cũng đặt biệt xuất hiện nhiều. Rắn bò lên gò đất cao hơn hay leo lên tận cành cây để tránh lũ nên rắn cũng được khai thác và có mặt tại các chợ khi mùa nước về và đã trở thành món đặc sản mùa nước nổi tại đây.

Rắn mùa nước nổi
Các loại rắn được xem như một loại đặc sản mùa nước nổi

Các loại rắn được bán tại các chợ gồm rắn bông súng, rắn nước, ri cá, ri cốc, ri vôi,… là loại rắn hiền, không độc và không xếp vào loại động vật quý hiếm.

Rắn mùa nước nổi vừa to, vừa nhiều, được chế biến thành các món như: rắn hầm xả, rắn xào xả ớt, rắn chiên nước mắm,.. vừa ngon vừa bổ như thuốc.

thịt rắn nướng- đặc sản mùa nước nổi
Món thịt rắn nướng- đặc sản mùa nước nổi

Mùa nước nổi đã trở thành một nét độc đáo chỉ có riêng ở miền Tây sông nước. Theo đó là vô vàn sản vật làm nên kí ức của người con xa xứ và gây thương nhớ cho các du khách phương xa. Hãy một lần ghé đến nơi đây, để hoà mình vào cuộc sống của người dân nơi đây và thưởng thức các món ăn đặc sản mùa nước nổi chỉ có ở nơi đây!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: