Tết Trung Thu là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Tết Trung thu là gì?

Tết Trung Thu được xem là một dịp quan trọng và có ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Không chỉ đối với các em nhỏ mà gia đình nào cũng vui vẻ tận hưởng ngày tết độc đáo này. Vậy Tết Trung thu là ngày gì? Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây để xem bạn đã am hiểu gì nhé!

>>> Xem thêm: Về đất Mũi khám phá nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ

Tết Trung Thu là ngày gì? Tết Trung Thu còn được gọi là gì khác?

Mặc dù Tết Trung thu được diễn ra hằng năm nhưng nhiều người không hiểu rõ Tết Trung thu là ngày gì? Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết Đoàn viên, Tết Thiếu nhi, Tết Trông trăng, … Trung Thu đươc diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp Tết được cả trẻ em và người lớn mong đợi vì nó không chỉ mang không khí vui tươi, nhộn nhịp mà còn là dịp các thành viên trong gia đình quay quần bên nhau đón nhận những thông điệp yêu thương tích cực.

Tết thiếu nhi: đây là ngày tết mà các em nhỏ sẽ được tặng đèn lồng, được tham gia nhiều hoạt động vui chơi cùng với các bé đồng trang lứa. Các bé được đốt đèn ông sao đi khắp phố phường, được bày biện bánh kẹo để tham gia phá cỗ. Chính vì vậy nhắc đến Tết Trung thu là người ta nhớ ngay đến Tết Thiếu nhi.

Tết Trung Thu là ngày gì?
Tết Trung thu là ngày gì?

Tết Đoàn viên: vào đêm rằm tháng 8, các thành viên trong gia đình đều mong muốn tụ họp cùng nhau, quay quần bên nhau để thưởng nguyệt uống trà. Nhiều loại bánh cũng được dùng trong ngày lễ này để làm cái nhâm nhi trong câu chuyện của gia đình.

Tết Trông trăng: 15 tháng 8 được xem là ngày trăng tròn nhất, ngắm trăng vào ngày này, người xưa có thể suy ra vận mệnh trong cả một năm. Chính vì vậy, tên gọi Tết Trông trăng ra đời như thể hiện mong ước về đất nước thái bình.

Hiện nay, vào ngày Trung thu, nhiều quốc gia Đông Nam Á như Đài Loan, Bắc Triều Tiên hay Hàn Quốc còn tiến hành nghỉ lễ ở phạm vi cả nước. Vậy, chúng ta đã hiểu Tết Trung thu là ngày gì, cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này nhé!

Nguồn gốc của ngày tết Trung Thu

Tết Trung Thu là vào giữa mùa thu, tức là vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Tại Việt Nam, Tết Trung Thu không biết có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, qua văn học truyền miệng của dân gian đã hình thành câu chuyện về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu này.

Chuyện kể rằng, Tết Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc, dưới nhà Đường, thời của vua Duệ Tôn, hiệu là Văn Minh. Vào một năm, trong đêm rằm tháng 8 trăng thanh gió mát, trong khi du ngoạn ngoài thành, vua bỗng gặp được một vị tiên hóa thân thành ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị Tiên hóa phép, cho nhà vua đi trên cầu vòng để đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Buổi dạo chơi kết thúc, nhà vua trở về trần thế. Vì quá say mê cảnh cung trăng thơ mộng nên nhà vua đã đặt ra Tết Trung Thu.

Tết Trung thu là gì?

Về sau, Tết Trung Thu được du nhập vào Việt Nam, tạo thành nét đặc trưng về văn hóa của khu vực. Theo các nhà khoa học, Tết Đoàn viên ở Việt Nam có từ thời xa xưa, bằng chứng là các hoạt động trong ngày Tết này được in trên mặt của trống đồng Ngọc Lũ.

Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Trong “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả, ngày Tết giữa mùa thu này từng được tổ chức cực kỳ xa hoa tại phủ Chúa ở đời Lê – Trịnh.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Theo văn hóa phương Đông, có mối liên hệ mật thiết giữa con người với mặt trăng. Cụ thể trăng khuyết thể hiện nỗi buồn sự chia ly còn trăng tròn lại tượng trưng cho niềm vui, sự đoàn tụ. Chính vì vậy, trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết Đoàn viên.

Tết Trung thu là gì?
Tết Trung thu là dịp để các thành viên gắn kết lại với nhau

Trong ngày lễ hội này, theo phong tục của người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quay quần bên nhau để cùng làm cỗ cúng gia tiên. Đêm trăng rằm tròn vành vạnh, xóm làng cùng nhau tụ họp ăn bánh, uống nước chè xanh. Các em nhỏ thì thi nhau thắp đèn lồng ngêu ngao đi khắp phố phường, mệt rồi thì bày biện bánh kẹo, hoa quả phá cỗ.

Tết Trung Thu cũng là dịp để người ta ngắm trăng, tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Người ta quan niệm rằng, nếu trăng có màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai còn trăng màu cam thì đất nước sẽ yên ổn về chính trị.

Mâm cỗ Trung thu có những gì?

Nhắc đến Trung thu là nhắc đến những món ăn đặc trưng không thể thiếu. Trung thu nên ăn gì? Bày biện mâm cỗ Trung thu như thế nào? Cùng điểm qua danh sách dưới đây nhé!

Bánh trung thu: Tùy theo sở thích của các thành viên trong gia đình, bạn có thể lựa chọn những loại nhân bánh khác nhau. Các loại bánh trung thu được nhiều người ưa thích: bánh trung thu thập cẩm, bánh trung thu nhân đậu xanh, bánh trung thu nhân khoa môn,…

tet trung thu 4

Mâm ngũ quả: các loại trải cây tươi như quả bưởi, quả chuối, quả lựu, quả na,…

Đèn lồng: hiện nay có rất nhiều loại đèn với đủ hình dạng, mẫu mã khác nhau để bạn lựa chọn cho các em nhỏ ở nhà mình.

Tết Trung Thu 2022 vào ngày mấy?

Tết Trung Thu 2022 vào ngày mấy, còn bao nhiêu ngày nữa sẽ tới Tết Trung Thu 2022 là câu hỏi của rất nhiều người. Trung thu có lẽ là một ngày tết mà đối với mỗi người dân Việt Nam rất quen thuộc, đó là dịp lễ rằm tháng 8 để mọi người quây quần bên gia đình của mình thưởng thức món bánh trung thu truyền thống cũng như tham gia các hoạt động trong ngày tết trung thu.

Như vậy, Tết Trung Thu 2022 diễn ra vào ngày rằm tháng 8, tức ngày 15/8 Âm lịch, 10/9 dương lịch. Tuy nhiên trước thời điểm nay, bạn sẽ trông thấy những hoạt động đón chào ngày Tết Đoàn viên diễn ra tại nhiều quán xá, đường phố,…

Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để khám phá và tìm hiểu thêm nhiều nét văn hóa đặc trưng khác ở miền Tây nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: