Văn hóa ăn uống của các vùng miền Việt Nam luôn là chủ đề được nhiều quan tâm. Như đã biết, người miền Bắc thì ăn nhạt, người miền Trung thì ăn mặn còn người miền Nam lại có sở thích ăn ngọt đến lạ thường. Nhiều du khách vào miền Tây sinh sống thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống vì khẩu vị “ngọt ngào” đến mức lạ thường này.
Không ai biết thói quen ăn uống này có từ bao giờ, tuy nhiên lại là nét văn hóa đặc sắc của người dân miền sông nước. Hãy cùng Tui là người miền Tây lí giải tại sao người miền Tây ăn ngọt đến như vậy?
Danh mục bài viết
Văn hóa “ngọt ngào”
Những ai có kinh nghiệm đến với miền Tây nhiều lần sẽ thấy người miền Tây đều nói chuyên rất nhỏ nhẹ, ngọt ngây. Đặc biệt là đối với những cô gái miền Tây nói chuyện ngọt ngào cứ như là “rót mật vào tai” vậy.
Người miền Tây chất phát, “thiệt tình”, có sao nói vậy nhưng không bao giờ để phật lòng ai. Không chỉ với người thân ruột thịt mà còn với chòm xóm, láng giềng. Họ rất ngại tranh cãi, to tiếng, làm mích lòng người khác.
Ăn nói gắn liền với nhau, có lẽ chính vì thế mà văn hóa ngọt ngào đã ngấm vào lời ăn tiếng nói của người miền Tây. Lí do này nghe có vẻ không mấy gắn kết những lại được nhiều du khách tạm chấp nhận và xem như là điều hiển nhiên.
Vựa trái cây lớn nhất cả nước
Nhiều người thắc mắc tại sao người miền Tây ăn ngọt, đặc biệt là trái cây ngọt. Nói không ngoa khi trữ lượng và sự đa dạng của cây trái miền Tây lúc nào cũng đông đảo hơn những vùng miền khác. Miền sông nước trù phú này là vựa trái cây lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả với đặc thù là ngọt.
Dọn mâm cơm của người miền Tây, bạn sẽ thấy bữa ăn của họ lâu lâu lại có dĩa xoài, dưa hấu, chuối xắt lát ăn kèm với cơm nóng và thịt kho tiêu, tép rang,… Rồi chưa hết đâu hen, ăn xong bữa cơm người ta còn khuấy thêm một ca trà đường hay cà phê sữa ngọt xớt cỡ 1 lít để uống thêm rồi còn khen “ngọt vầy mới đã nè!”.
Làm quen với hơn hàng trăm loại bánh ngọt – Tại sao người miền Tây ăn ngọt?
Ngay từ thuở mới lọt lòng, người con miền Tây đã làm quen với hàng trăm món bánh dân gian Nam Bộ khác nhau. Lớn lên, hương vị ngọt ngào này đã ngấm vào thói quen ăn uống của họ. Môi trường ẩm thực cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống của họ. Điều này cũng một phần trả lời cho câu hỏi tại sao người miền Tây ăn ngọt?
Mà ngộ một chỗ, những món bánh mặn ở vùng khác khi đến miền Tây lại được đổi tên và cách thức thành “bánh ngọt” hoặc cho thêm nước dừa. Bánh ướt mặn thì thêm nhân đậu xanh thành bánh ướt ngọt. Bánh lọt mặn thì thành bánh lọt nước cốt dừa béo nguậy. Bánh canh tôm, bánh canh cua thì đổi lại thành bánh canh ngọt đường phèn cốt dừa.
Chưa hết đâu, không thể không nhắc đến Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ được tổ chức đều đặn mỗi năm. Lễ hội hội tụ hàng trăm gian hàng quy tụ những loại bánh khác nhau: bánh ngọt, mặn, bánh có nhân, không nhân nhưng phổ biến và đặc trưng nhất vẫn là những loại bánh nước cốt dừa. Từ xa xưa, người dân miền Tây đã tận dụng những nguyên liệu có sẵn quanh nhà như khoai mì, bột gạo, dừa khô, lá dưa,… để sáng tạo ra
Tại sao người miền Tây ăn ngọt – Thời tiết ôn hòa
Mối liên quan giữa điều kiện thời tiết và thói quen ăn uống thật sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Không phải tự nhiên mà trong 3 vùng của Việt Nam thì miền Bắc lại được lấy làm chuẩn mực. Người miền Nam thì bận rộn đồng áng, buôn bán cho kịp vụ mùa. Họ cũng không phải liên tục chống chội bão lũ như miền Trung nên nhịp sống thể hiện sự ung dung, tự do tự tại, mùa nào thức nấy.
Người miền Trung chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, bão lũ nên chọn vị cay cho món ăn, hoặc nên mặn để tiết kiệm.
So với vùng khác, miền Nam dù có chịu hạn ngập, hạn mặn nhưng nhìn chung vẫn là được thiên nhiên ưu đãi đủ đường, quanh năm ít hoặc hiếm khi có bão lũ, chính vì vậy nên phong cách sống của họ cũng trở nên phóng đạt, dễ chịu, chắc chắn chuyện ăn uống là dễ thấy nhất. Ở miền Tây mà lúc mùa nước lũ là nông dân bội thu bởi đủ loại sản vật: cá đồng như cá linh, cá lóc, tôm…
Nêm đồ ăn bằng nước trái cây
Tại sao người miền Tây ăn ngọt? Lại phải nói,ở miền Tây trái cây có mặt mọi nơi, phổ biến nhất vẫn là dừa, thốt nốt, mía. Người miền Tây nêm đồ ăn khá táo bạo, họ không ngại thêm các phụ gia mới mẻ để chiều lòng khẩu vị. Chính vì vậy, chuyện nêm đồ ăn bằng nước trái cây hay nấu đồ ăn với trái cây là rất bình thường với người miền Tây.
Cây dừa miền Tây được người dân tận dụng để chế biến thành nhiều món ăn. Họ sử dụng nước dừa tươi hay nước cốt dừa khô làm gia vị chủ đạo trong hầu hết các món ăn. Thay vì thịt cá sẽ kho với nước dừa, lấy dừa làm nước lẩu thay vì ninh xương. Các loại bánh mặn thì phải có thêm nước cốt dừa béo béo làm vị chủ đạo. Hễ cần làm món ăn là cánh đàn ông lại hì hục leo lên mấy cây dừa vòng vòng nhà để chặt dừa tươi còn dừa khô thì đa phần đã rớt dưới đất.
Tại sao người miền Tây ăn ngọt? Chắc có lẽ bạn quá quen với cây thốt nốt ở miền Tây. Nơi có trữ lượng thốt nốt nhiều nhất miền Tây đó là An Giang. Địa phương này cho ra đời nhiều sản phẩm từ cây thốt nốt như đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt, thốt nốt rim,…
Ở Việt Nam, mía được phân bố rộng rãi ở các vùng như Hậu Giang, Sóc Trăng, thủ phủ của mía trải dài hơn chục nghìn hecta. Cây mía ngày xưa gắn chặt và cứu cánh với người nông dân miền Tây, các nhà máy đường cũng phân bổ dọc các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Phụng Hiệp – Cần Thơ, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau.
Thậm chí nước màu của người dân miền Tây cũng phải được chế biến từ nhiều loại trái cây khác nhau như đường thốt nốt, đường mía,…
Chúng ta đã lí giải được tại sao người miền Tây thích ăn ngọt, nói chuyện lại càng ngọt ngào như vậy. Tìm hiểu thêm Tui là người miền Tây trên YouTube và Facebook nhé!