Miền Tây là mãnh đất được phù sa bồi đắp quanh năm, nơi đây có hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện sống tươi tốt cho các loài rau dại. Các loại rau dại miền Tây như: Cải trời, đắng đất, nhãn lồng, đọt lang, càng cua… rất gần gũi, quen thuộc, dễ tìm, được người dân chế biến thành các món ăn trong các bửa cơm gia đình mang hương vị đặc trưng của miền sông nước. Vậy có những loại rau dại nào? Sinh sống tại những nơi nào? Và có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
>>>2 loại mắm ngon nhất miền Tây gây thương nhớ
>>>7 loại bông dân dã miền Tây có trong các bữa ăn.
Mời các bạn xem video Những món lẩu miền Tây mê hoặc thực khách tại đây với tụi mình nhé
Danh mục bài viết
Rau diệu
Rau dệu thuộc họ dền, còn có tên là diếp không cuốn, rau diếp bò. Rau có màu xanh đậm, trên thân được tô điểm thêm những bông hoa trắng, mọc hoang tại bờ ruộng, ao có nước, ven đường, nơi ẩm,..
Rau dệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người như: Chữa vô sinh, ngăn ngừa ung thư, trị quánh gà, giúp ngủ ngon, chữa bệnh trĩ, chữa bệnh vàng da,… Theo người dân địa phương, rau dền nấu canh với tép là ngon nhất.
Rau trai
Rau trai thuộc họ thài lài, có tên khác là rau trai thường, rau trai ăn, hoặc cỏ lài trắng. Mọc nhiều trong ruộng vườn, nơi có đất ẩm. Thân rau thường ngã xuống, lá hình ngọn giáo hoặc lá thuôn. Ở gốc không cuốn, có bẹ rộng 1- 2cm, dài khoảng 2 – 10cm.
Theo Đông Y, rau trai tính hơi lạnh, vị ngọt nhẹ, có tác dụng chống viêm, giải nhiệt, tiêu sưng, lợi tiểu, thường thì toàn cây được sử dụng để làm thuốc. Rau khô hay tươi đều được sử dụng để điều trị viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Ngoài công dụng để trị bệnh, thì rau trai còn được người dân sử dụng để chế biến thành các món ăn thơm ngon trong bửa cơm hàng ngày. Đọt và lá non thường được luột, nấu canh hoặc xào với tép rất ngon.
Rau dừa nước
Rau dừa nước có tên khác là thủy long, thường mọc tại đồng lúa, ao hồ hoặc đầm nước. Rau có tính hàn, có vị ngọt nhẹ, được sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, lợi tiểu. Ngoài ra, rau có thể trị tiểu đục, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, lên ban sởi, mụn nhọt, nóng sốt, ho khan,..
Lá và ngọn rau dùng để ăn sống hoặc luộc, nấu canh, giúp làm mát và thanh lọc cơ thể.
Nhãn lồng
Nhãn lồng mọc hoang khắp nơi, theo Đông y thì nhãn lồng là một vị thuốc an thần, dùng để chữa trị mất ngủ. Nếu kết hợp với các loại thuốc khác thì có tác dụng chữa các bệnh như: Thần kinh suy nhược, kiết lỵ, ghẻ ngứa, viêm da, mụn mủ,..
Tại các vùng quê của miền Tây thì nhãn lồng được coi như là rau mọc hoang, được người dân bẻ về nấu những món ăn thanh đạm, tốt cho sức khỏe như: nấu canh tép, luột,… Rau có vị nhẫn nhẹ và có hương thơm dễ chịu. Bên cạnh đó, có thể dùng để nấu nước giúp giảm cân, an thần, điều trị viêm da, bệnh lỵ, thần kinh suy nhược,…
Rau ngổ
Đây là một loại cây ưa nước, có thân mảnh, sống nhờ phù sa trên sông mà không cần bùn đất. Thường bắt gặp rau mọc theo bờ ruộng, đìa, ao,…Đây là loại rau không cần chăm sóc, phân bón nhưng vẫn phát triển tươi tốt, đọt non xanh mơn mởn.
Rau ngổ tính mát, có vị nhẫn, thơm, có thể chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn như: nấu canh chua, um lươn (lịch), ăn sống, xào tép hay bóp gỏi. Đây cũng là vị thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, trị huyết trắng, giải độc,…
Càng cua
Là một loại rau bình dị, dân dã, mọc quanh vườn, trong chậu hoặc bên hiên nhà vì chúng rất dễ sống. Rau thường xuất hiện vào mùa mưa do chúng ưa khí hậu ẩm ướt.
Rau càng cua tính bình, vị nhẫn, có tác dụng tan máu ứ, giải độc, khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết. Thường được dùng để chữa các bệnh viêm họng, viêm ruột thừa, đau nhứt xương khớp,…
Không chỉ là vị thuốc tốt mà rau càng cua có được chế biến thành các món ăn rất ngon như: trộn gỏi, xào, ăn sống và nấu chung với mì rất ngon đấy.
Rau lang
Rau lang được biết đến là loại rau dân dã, vị ngọt, không độc, tính bình. Loại rau này được chế biến thành các món ăn rất ngon trong bửa cơm gia đình như: luộc, xào, nấu canh hoặc ăn sống đều tốt cho sức khỏe.
Ở Nhật Bản và một số nước ở Châu Âu thì rau lang không còn là loại rau dân dã mà đã được nâng cấp thành món ăn sang trọng trong các nhà hàng cao cấp.
Rau cải trời
Cải trời thường mọc dại ở bờ ruộng, bãi đất trống, vườn,.. Lá và nhánh có lông hơi dính, hương thơm, mép có khía răng, lá mọc so le. Cải trời được coi là một vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày và chữa bệnh rất hiệu quả.
Rau được sử dụng ăn hàng ngày có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe. Các bạn có thể ăn sống cùng với các loại rau khác để chấm với cá, thịt kho là hết sảy con bà bảy. Ngoài ra có thể luộc, ăn với lẫu, xào hoặc nấu canh rất ngon và thanh mát cơ thể.
Rau đắng
Khi nhắc đến miền Tây Nam Bộ thì sẽ không bỏ qua loại rau dân dã nổi tiếng này đó là rau đắng. Rau rất dễ sống, hiền hòa và có khả năng phân nhánh nên sẽ dễ tìm thấy ở ruộng trồng khoai, ngô, sắn, nương rẫy, ven đường hoặc ở các bãi sông.
Cũng giống như các loại rau xanh khác, rau đắng chứa nhiều chất xơ, là loại dinh dưỡng rất tốt cho người giảm béo, ngăn ngừa và hạn chế mỡ máu. Rất tốt cho những bệnh nhân có tiền sử huyết áp, đái tháo đường.
Loại rau mộc mạc, giản dị này là thành phần không thể thiếu trong các món lẫu mắm, ăn sống, cháo cá lóc,.. hoặc nấu canh cá, canh tép cũng rất bắt cơm. Để giảm vị đắng, người dân thường luộc để chấm với tương, chao, thịt hoặc cá kho.
Rau muống đỏ
Loại rau dại này thường mọc ở bờ ruộng, mé sông. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong rau muống đỏ có chứa khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Rau được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon trong mâm cơm của người dân miền Tây như: dưa chua, xào, nấu canh chua, ăn với lẫu, ăn sống cũng rất ngon.
Trên đây là các loại rau dại mọc hoang có ở miền Tây, các bạn có thể tham khảo và chế biến các món ăn ngon, dinh dưỡng cho gia đình thưởng thức nhé!