So với củ hủ dừa, củ hủ khóm còn quý hơn do mỗi cây chỉ cho được một phần nhỏ lõi non. Từ phần lõi non đơn giản này mà người ta chế thành nhiều món ăn dân dã nhưng lại có sức hấp dẫn kì lạ. Cùng Tui là người miền Tây tìm hiểu xem những món ăn từ củ hủ khóm ít người biết đến.
>>> Xem thêm: Độc đáo lẩu cù lao trong văn hóa ẩm thực của miền Tây
Danh mục bài viết
Củ hủ khóm là đặc sản của tỉnh nào?
Bạn có từng nghe qua củ hủ khóm và các món ăn từ củ hủ khóm chưa? Nếu có dịp đi ngang thành phố Vị Thanh, Hậu Giang, men theo bờ sông Cái lớn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng khóm trải dài bạt ngàn. Đến nơi đây, bạn không chỉ được thường thức những trái khóm ngọt ngào, tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc khóm của người nông dân mà còn bị lôi cuốn bởi một món ăn hết sức đặc biệt – đó là củ hủ khóm.
Đến nơi đây, bạn không khó để bắt gặp những ruộng khóm đang vô mùa thu hoạch. Khóm đã bén rễ ở đây từ thập niên 30 của thế kỷ trước. Những trái khóm ngon ngọt hay món ăn độc đáo từ củ hủ khóm đủ sức làm xiêu lòng những thực khác từ phương xa đến. Cùng mình tìm hiểu công đoạn lấy củ hủ khóm ngay sau đây nhé!
Cách sơ chế củ hủ khóm
Để ăn được củ hủ khóm là cả một quá trình nhọc công của người chăm sóc. Củ hủ khóm là phần đọt non của thân cây. Để lấy được nó, người ta phải nhổ cả cây đang còn tươi tốt để lấy phần lõi. Vì cái độ hiếm có đến như vậy nên nhiều khi không phải du khách nào đến Hậu Giang cũng được thưởng thức. Dù ở xứ khóm nhưng nhiều bà con cũng chỉ được thưởng thức mỗi năm vài lần trong vụ mùa mà thôi. Do đó, người dân ở đây thường chỉ đãi những món ăn ngon từ củ hủ dừa cho những vị khách quý trong nha.
Để chế biến được thành món ăn thì cũng cần lắm sự công phu. Sau khi thu hoạch, thì người ta sẽ nhổ bỏ cây đang còn tươi tốt để lấy phần lõi. Vì trồng khóm lấy trái và để giống về sau chứ không ai trồng khóm để lấy củ hủ. Do sự kì công này mà củ hủ khóm ngày càng trở nên quý hiếm hơn.
Nghề trồng khóm cũng phải mất 8 tháng mới cho trái, sau đó cứ sau mỗi 4 tháng lại cho trái 1 lần. Sau 2-3 năm, khóm đã bắt đầu lão hóa, người trồng phải bỏ và trồng lại lứa mới. Những nhánh non từ gốc khóm này sẽ được cắt phần thân, lột vỏ và chúng ta thu được phần củ hủ khóm. Chỉ có củ hủ từ đọt non ăn mới ngon, những đọt già sẽ bị dai và đắng rất khó ăn.
Thân khóm sau khi thu hoạch sẽ được gọt thành củ hủ, cho ra rổ, ngâm ra rổ và luộc sơ trước khi chế biến. Về phần này thì bắt buộc người chế biến phải làm từng công đoạn cho đúng cách. Củ hủ khóm luộc thiếu lửa hay quá lửa sẽ bị đắng. Dân gian còn đồn thổi rằng, củ hủ khóm Cầu Đúc, Hậu Giang ngon nhất là khi qua tay con gái ở đây chế biến.
Củ hủ khóm làm món gì ngon?
Chỉ với củ hủ khóm, người dân Hậu Giang chế biến ra hàng chục món ăn ngon khác nhau. Từ chiên bánh xèo, làm gỏi, xáo măng đến làm dưa chua.
Gỏi củ hủ khóm
Người dân miền sông nước thường kết hợp củ hủ khóm với tôm hoặc cá (khô hay tươi đều được). Củ hủ khóm xắt thành miếng mỏng dài cho vừa ăn. Thêm cà rốt hoặc dưa leo nếu muốn món gỏi nhiều màu sắc hơn. Tôm hoặc cá luộc sơ qua rồi cắt miếng. Làm nước sốt trộn gỏi với các nguyên liệu nước mắm, đường, tỏi, ớt sao cho có vị chua ngọt đậm đà vừa phải. Trộn đều nước sốt với các nguyên liệu đã chuẩn bị. Thái ít rau thơm bỏ vô, thêm nắm đậu phộng đập hơi nát lên dĩa gỏi nhiều màu sắc.
Dưa chua củ hủ khóm
Nói về món ăn ngon từ củ hủ khóm thì không thể không bỏ qua món dưa chua được nhiều người yêu thích. Sau khi được sơ chế kĩ càng, bạn thái củ hủ khóm thành sợi mỏng dài cho vừa ăn. Công đoạn chuẩn bị nước sốt ngâm dưa cũng giống với món gỏi nhưng có điều bạn phải nấu lên để nó có được độ sánh và để được lâu ngày, giúp dưa chua củ hủ khóm thấm nhanh và vừa ăn hơn.
Củ hủ khóm xào tép
Xét về độ ngon ngọt thì củ hủ khóm xào tép là đỉnh khỏi bàn. Món này chỉ cần bạn đập dập tỏi, băm nhuyễn rồi phi cho vàng thơm. Sau đó cho tôm đã lột sẵn vào đảo đều cho chín áp. Cho tiếp phần củ hủ khóm đã xắt miếng vào rồi đảo đều tay. Nêm thêm ít muối và bột ngọt, tiêu để món ăn thêm đậm đà. Chứ thật ra sự kết hợp của củ hủ khóm và tép đã đủ làm cho món ăn trở nên ngon ngọt hơn bao giờ hết.
Bánh xèo củ hủ khóm là món ăn từ hủ khóm ít người biết
Bên cạnh bánh xèo củ hủ dừa, bánh xèo củ hủ khóm cũng được nhiều du khách ưa chuộng bởi độ độc đáo hiếm có. Để cho đúng bài nhất, người chế biến sẽ băm nhỏ thêm thịt vịt để làm nhân bánh xéo chung với củ hủ dừa. Sự kết hợp độc đáo này khiến cho du khách “ghiền” món bánh này. Thế nhưng, củ hủ dừa đã hiếm, người chế biến món bánh xèo củ hủ dừa lại càng hiếm hơn, khiến cho món ăn trở nên càng quý hiếm.
Củ hủ khóm hầm giò heo
Một món ăn ngon từ củ hủ khóm hấp dẫn không kém, đó là củ hủ khóm hầm dò heo. Món ăn này có vị ngọt chủ yếu từ ninh giò trong thời gian dài, kết hợp thêm với củ hủ khóm nên càng thơm ngon. Món ăn này cũng khá giống với giò heo hầm măng nhưng có điều khóm non và ngọt hơn.
Mua củ hủ khóm ở đâu?
Do sự quý hiếm của món ăn này nên việc thưởng thức nó đã khó, huống hồ chi là mua về làm quà. Muốn săn được đặc sản Hậu Giang có 1-0-2 này phải về xứ Cầu Đúc – thủ phủ của các loại khóm. Các bạn nhớ canh vào thời điểm sau mùa thu hoạch, khi chủ vườn đến đợt phá bỏ vườn để chuẩn bị trồng một đợt khóm mới. Lúc này, củ hủ khóm sẽ được tận dụng bán lại để bù lại tiền vốn.
Tuy nhiên do mỗi cây khóm cho được rất ít phần lõi non củ hủ ở bên trong. Do đó, số lượng củ hủ khóm được bán cũng rất ít. Giá củ hủ khóm thì không cố định, dao động chừng 80 – 120k/ kg.
Các bạn đã được tìm hiểu những món ăn từ củ hủ khóm vô cùng hấp dẫn. Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều nét văn hóa và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây nhé!