Tìm hiểu nét đẹp trong lễ hội của người Khmer Nam Bộ

lễ hội của người Khmer

Đồng bào Khmer Nam Bộ chiếm số lượng đông đảo ở khu vực Nam Bộ. Trong đó khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa sống chan hòa cùng nhau, tạo thành khối đoàn kết phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực. Cũng như các dân tộc khác, những phong tục, lễ hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Khmer. Cùng khám phá nét đẹp trong lễ hội của người Khmer Nam Bộ nhé!

>>> Độc đáo Tết Đoan Ngọ Việt Nam

Danh mục bài viết

Chol Chnam Thmay

Thời gian diễn ra: 14-15-16 tháng 4

Là một trong những ngày lễ lớn trong năm của người Khmer, lễ hội Chol Chanam Thmay được xem là Tết cổ truyền của người Khmer Nam Bộ. Vào ngày này, các phum, sóc tưng bừng trẩy hội. Tại những chùa chiền, số lượng người dân đến cúng viếng cũng rất đông đảo. Trong tiếng Khmer, Chol Chnam Thmay có nghĩa là “Chúc mừng năm mới”, ngày lễ này cũng chính là ngày bắt đầu một năm mới của người dân tộc Khmer.

Tết Chol Chnam Thmay diễn ra vào độ giữa tháng tư dương lịch và kéo dài trong vòng 3 ngày. Bà con đồng bào dân tộc Khmer khi ấy dù có ở xa cũng sẽ trở về quê nhà, về các phum sóc để đón chào năm mới. Đối với họ, ngày lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần.

lễ hội của người Khmer
Chol Chnam Thmay – Lễ hội của người Khmer Nam Bộ

Vào ngày Tết Chol Chnam Thmay, mọi người cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa cho thật sạch sẽ, sắp xếp đồ đạc và trang hoàng cho thật đẹp. Bà con cũng không quên chăm lo cho bàn thờ gia tiên, sắm sửa nhang đèn, lễ vật, hoa quả cho thật tươm tất. Không chỉ lo chu toàn về những khía cạnh trong gia đình, nhiều người cũng khong quên mang lễ vật vào trong chùa để dâng lên làm lễ đón chào năm mới.

Lễ Chol Chnam Thmay được chuẩn bị nhiều ngày nhưng tập trung tổ chức cho 3 ngày chính vào 14, 15 và 16 tháng tư dương lịch. Ngày Tết được diễn ra là cũng là lúc người nông dân đã thu hoạch, kết thúc vụ mùa. Thế nên, ngày Tết này cũng có ý nghĩa mở đầu cho một vụ mùa mới, khởi đầu mới. Vào ngày đầu tiên của ngày Tết Chol Chnam Thmay, gia đình sắm lễ gia tiên, quay quần bên bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ công ơn ông bà. Họ cũng không quên đưa tiễn và tỏ lòng thành kính đối với thần Phum sóc cũ để đón thần Phum sóc mới trong vụ mùa tiếp theo.

lễ hội của người Khmer
Dâng hương trong Chol Chnam Thmay – Lễ hội của người Khmer Nam Bộ

Ở ngày thứ hai, người ta còn tổ chức lễ “đắp núi cát” để tiêu trừ đi ma quỷ, những điều không may mắn trong cuộc sống và đồng thời nhắc nhở mọi người không ngừng tích đức, tạo phước ngày một cao lớn như núi. Trong ngày thứ ba của năm mới này, bà con Khmer còn được tổ chức lễ tắm Phật, một trong những phong tục rất có ý nghĩa và không thể thiếu đối với họ.

lễ hội của người Khmer
Văn nghệ trong lễ Chol Chnam Thmay – Lễ hội của người Khmer Nam Bộ

Lễ Chol Chnam Thmay còn được diễn ra với các trò chơi dân gian, thi đua biểu diễn văn nghệ mua hát giữa các phum, sóc. Trong những ngày lễ này, bà con không ngừng cầu mong cho một vụ mùa tốt đẹp, đón chào những điều may mắn đến với gia đình. Ở nhiều nơi thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, An Giang Trà Vinh, Chol Chnam Thmay là ngày lễ nổi tiếng thu hút lượng khách du lịch đông đảo đến tham gia và trải nghiệm.

Lễ Ok Om-bok

Thời gian diễn ra: đầu tháng 12 dương lịch hàng năm

Lễ Ok Om-bok được tổ chức nhằm để đồng bào dân tộc Khmer tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đối với Mặt Trăng, một vị thần vận hành mùa màng. Đây được xem như ngày lễ mùa mang của bà con Khmer vùng sông nước. Trong ngày này, mọi người cùng nhau chuẩn bị những món ăn đặc trưng như cốm dẹp, các loại củ, trái cây,… Trong gia đình, già trẻ lớn bé quay quần thưởng thức, trò chuyện cùng nhau trước khi tham gia vào các lễ hội chung của cộng đồng.

lễ hội của người Khmer
Lễ Ok Om-bok – Lễ hội của người Khmer Nam Bộ

Ngoài thưởng thức những món ăn truyền thống, lễ hội Ok Om-bok còn thu hút khách du lịch bởi một hoạt động khá quan trọng, đó là đua ghe ngo. Theo thông lệ, cuộc thi ghe ngo được tổ chức mỗi năm một lần trong lễ Ok Om-bok. Ngày xưa, cuộc thi này chỉ diễn ra giữa các phum, sóc với nhau nhằm tuyển chọn và vinh danh những tay chèo giỏi, đại diện cho một khu vực.

lễ hội của người Khmer
Hoạt động trong lễ Ok Om-bok – Lễ hội của người Khmer Nam Bộ

Còn cuộc đua ghe ngo chính là môn thể thao dân gian truyền thống của bà con Khmer Nam Bộ. Mỗi ghe đua thường có 46 – 60 người chèo, thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai và tinh thần thượng võ của đồng bào. Người ta đua ghe ngo không phải vì giá trị tiền thưởng mà vì danh dự và vinh quang của phum sóc.

đua ghe ngo
Cuộc thi đua ghe ngo trong Lễ Ok Om-bok

Ngày nay, lễ Ok Om-bok được tổ chức ở 2 khu vực đông đúc dân tộc Khmer ở Nam Bộ, đó là Trà Vinh và Sóc Trăng. Bên cạnh đó, mỗi tỉnh trong khu vực cũng sẽ cử một đoàn gồm những thanh niên trai tráng và có nhiều kinh nghiệm đua ghe ngo. Hoạt động này cũng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Lễ Ok Om-bok được bảo tồn, gìn giữ và được xem là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng dân tộc Khmer nói chung.

Lễ Dolta

Thời gian diễn ra: ngày 29 – 8 âm lịch hàng năm

Lễ Dolta hay thường được gọi là lễ cúng ông bà. Ngày lễ này tương tự như lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân”. Lễ cúng ông bà của người Khmer được tổ chức vào ngày 29 tháng 8 Âm lịch hàng năm và cũng được xem là một trong những ngày quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

>>> Tìm hiểu: Lễ Sen Dolta vào ngày nào?

lễ hội của người Khmer
Lễ Dolta – Lễ hội của người Khmer Nam Bộ

Lễ Dolta rất có ý nghĩa với bà con Khmer. Đây là dịp để mọi người tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, tạ ơn đối với những người đã khuất và đồng thời cầu chúc cho người còn sống. Lễ Dolta được tổ chức trong 3 ngày, trong đó mọi người cùng tham gia những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cùng nhau. Cũng giống như những ngày lễ Tết khác, bà con cũng không quên dọn dẹp nhà cửa và đặc biệt là bàn bàn thờ thờ gia tiên.

lễ hội của người Khmer
Lễ Dolta – Lễ hội của người Khmer Nam Bộ

Trong ngày thứ nhất, mọi người dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ tổ tiên và bày mâm cúng, khấn ông bà tổ tiên về dự lễ. Ngày thứ hai, bà con Khmer mời linh hồn ông bà tổ tiên vào chùa nghe sư sãi tụng kinh, đến trưa thì đưa linh hồn ông bà về nhà. Ngày thứ ba, nhiều nhà mời bà con lối xóm, sư sãi đến nhà tụng niệm. Đến chiều tối, các hoạt động vui chơi, văn nghệ được tổ chức.

lễ hội của người Khmer
Lễ Dolta – Lễ hội của người Khmer Nam Bộ

Trong lễ Dolta, hội đua bò là điểm nhấn đặc biệt thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Cũng giống như đua ghe ngo, người ta không tính nhiều đến giá trị tiền thưởng, mà coi trọng vinh dự khi cặp bò của mình thắng cuộc. 

Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: