Du lịch Tiền Giang không những khám phá những trải nghiệm cuộc sống sông nước vui tươi tại chợ nổi Cái Bè, khám phá những vườn trái cây trĩu quả hay vui chơi ở các khu du lịch sinh thái,…mà các bạn còn được ghé thăm những làng nghề truyền thống Tiền Giang mang đậm nét văn hóa miền Tây. Tại đây có rất nhiều làng nghề thủ công với nhiều sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
>>> 7 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Cần Thơ (Phần 1)
>>> Về thăm làng nghề dệt chiếu Cà Mau nổi danh khắp vùng
Mời các bạn xem video Người miền Tây tại đây với tụi mình nhé
Danh mục bài viết
Làng nghề đan nón Bàng Buông
Tại Tiền Giang, nghề đan lát rất phổ biến ở nhiều xã thuộc huyện Châu Thành như làng nghề thủ công mỹ nghệ Tân Lý Đông, làng nghề truyền thống bàng buông Thân Cửu Nghĩa, làng nghề dệt chiếu Long Định và làng nghề xã Tân Lý Tây. Với những làng nghề này đã chiếm 1/3 trên tổng số truyền thống của tỉnh và Châu Thành được xem là huyện có nhiều làng nghề truyền thống nhất.
Những cây năng, cây lát và cây bàng đã có từ rất lâu đời, mỗi cây đều có những công dụng riêng, ví dụ như cây bàng được người dân sử dụng nhiều trong đời sống như đan bao, manh, giỏ, gối, nóp, và do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà chiếc nón bàng cũng ra đời.
Từ từ, các nghệ nhân sử dụng nhiều nguyên liệu khác để đan như lá buông, lát. Người dân phát hiện nếu sử dụng cả ba nguyên liệu này vào một sản phẩm sẽ khiến nó trở nên đẹp hơn. Vì vậy, người dân ở đây mới gọi là nón bàng buông.
Làng nghề truyền thống Tiền Giang làm mắm tôm chà
Đến những làng nghề làm mắm thì mới biết được phải bỏ rất nhiều công sức, quy trình thực hiện rất công phu, có tâm huyết mới tạo nên được một hũ mắm ngon. Tôm sau khi đánh bắt về phải bỏ đầu và rửa lại bằng nước thật sạch, ướp với rượu muối, sau khi tôm thắm thì quết nhuyễn rồi mang đi phơi với nắng trong vòng 3 ngày.
Sau khi tôm phơi xong, người dân dùng rây ép lấy thịt, cho gia vị ướp chừng cho vừa ăn rồi mang đi phơi nửa tháng nữa, sẽ có hũ mắm tôm thơm ngon nức mũi. Theo người dân cho biết thì 4 kí tôm tươi sẽ cho ra 1 kí mắm tôm. Nơi đây không những có mắm tôm chà nổi tiếng còn có mắm tôm chua muối với công thức rất cầu kỳ, cho ra một loại mắm với hương vị đặc biệt mới lạ mà chỉ có Tiền Giang mới có.
Khi đến đây, du khách sẽ biết thêm nhiều công thức làm mắm vô cùng độc đáo, do mỗi gia đình đều có bí quyết gia truyền riêng. Vì thế, mắm tôm chà Gò Công luôn có hương vị đặc biệt, không chỉ được ưa chuộng trong vùng, trong nước, mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Làng nghề tủ công mỹ nghệ
Tại Tiền Giang không ít làng nghề truyền thống được giữ gìn và phát triển, trong đó không thể không nhắc đến làng nghề thủ công mỹ nghệ. Những sản phẩm được làm ra tại đây vô cùng độc đáo và luôn mang được nét đặc trưng vốn có của miền Tây. Các nguyên liệu cũng rất dễ tìm như: cói, lác, lục bình,….dệt thành chiếu, giỏ vừa đẹp lại vừa bền. Hay những món quà lưu niệm được làm từ những quả dừa khô với hình thù dễ thương.
Những sản phẩm mỹ nghệ thủ công khi được làm ra đều được khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng. Từ đan nón, dệt chiếu, làm tủ thờ đều được người dân gìn giữ hơn 50 năm và vẫn đang phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, làng nghề làm tủ thờ thủ công tại Gò Công cũng được gìn giữ và phát triển đến ngày hôm nay. Một sản phẩm làm ra với nhiều đường nét tinh tế, tỉ mỉ được thực hiện bằng các bàn tay yêu nghề nên tạo ra giá trị riêng biệt và độc đáo.
Làng nghề dệt chiếu Long Định
Làng nghề dệt chiếu được phát triển nhiều nhất tại làng Long Định, huyện Châu Thành. Những tấm chiếu nơi đây rất nổi tiếng và được nhiều người sử dụng, do có mẫu mã đẹp và chất lượng rất tốt. Sản phẩm nơi đây được xuất khẩu qua các nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.
Làng nghề dệt chiếu xuất hiện đã hơn 50 năm, do người dân ở Kim Sơn – Ninh Bình từ Bắc vào Nam năm 1954 làm để bán sau đó được truyền lại đến ngày hôm nay. Do đó, nên tấm chiếu ở Long Định cũng khác so với những tấm chiếu trong Nam. Chiếu Long Định có màu sắc hơn, dài hơn, hoa văn cũng đẹp và tươi tắn hơn.
Sản xuất chiếu cũng có mùa, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thông thường sẽ dệt vào tháng 1 đến tháng 4 dương lịch. Khi đến mùa mưa, thì sẽ ngừng hoạt động do không thể phơi lác, phải đợi đến mùa khô năm sau mới có thể làm trở lại. Khó khăn là thế nhưng những người làm chiếu vẫn bám trụ với nghề, chịu thương chịu khó.
Hiện nay, có hơn 1000 hộ sinh sống bằng nghề dệt chiếu, giải quyết được rất nhiều việc làm cho hàng ngàn người lao động tại địa phương. Để duy trì văn hóa tốt đẹp này, chính quyền địa phương cũng đã chọn làng nghề này thành làng nghề điểm của tỉnh vào năm 2007. Nhờ đó, nghề dệt chiếu được khách du lịch biết đến nhiều hơn, bán sản phẩm ra được nhiều hơn, cải thiện rất nhiều chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.