Khám phá vùng đất Vĩnh Long | Tui là người miền tây

lò gạch Hưng Lợi

Vĩnh Long là một trong những thủ phủ của Nam kỳ lục tỉnh, là vùng đất với nét văn hóa cổ xưa với vô vàn khu vườn cây ăn trái. Với những tâm hồn khác nhau sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau về vùng đất Vĩnh Long, hôm nay bài viết sẽ đưa bạn đến một góc nhìn hoàn toàn khác về nơi đây.

Vĩnh long
Vĩnh long

Mời các bạn xem video Top 5 Ngôi Chùa Có Kiến Trúc Độc Đáo Ở Vĩnh Long tại đây với tụi mình

Top 5 Ngôi Chùa Có Kiến Trúc Độc Đáo Ở Vĩnh Long

Cuộc hành trình

Ảnh và tư liệu: Nguyễn Hoàn Hảo top 10 herewego 2018

Khác với hình ảnh vườn trái cây bạc ngàn hay những con sông bao la bất tận, Vĩnh Long trong bài viết này là một hình ảnh cổ xưa huyền ảo, Vĩnh Long ở đây là những gì động lại, im mình một góc nhưng chứa đầy những câu chuyện thú vị của vùng đất này.

Chùa ông Vĩnh Long
Chùa ông Vĩnh Long

Địa điểm đầu tiên trong hành trình khám phá là những ngôi chùa Hoa cổ, một nét đặc trưng ở Vĩnh Long, Chùa Ông (còn gọi là Hội Quán Phúc Kiến hoặc Thất Phủ Miếu, hay Vĩnh An Cung), số 22, đường Nguyễn Chí Thanh.

Chùa ông Vĩnh Long
Chùa ông Vĩnh Long


Chùa Ông Vĩnh Long được xây dựng từ năm 1892 – 1909, Đây là công trình kiến trúc của nhóm thợ tài hoa gồm mười người từ Phúc Kiến sang.

Chùa Ông thờ Quan Thánh Đế Quân và những vị quan khác, Các tượng thờ kể trên đa số bằng gỗ, có một số bằng đồng, gốm sứ.

Chùa ông Vĩnh Long
Chùa ông Vĩnh Long

Có thể nói, không đâu có đến mấy chục bộ bao lam, câu đối, hoành phi chạm lộng tinh tế, sơn son thiếp vàng chói lọi như ở đây. Nếu bạn dự định đến đây thì hãy đến đây thật sớm để bắt được ánh sáng đầu ngày.

Kế tiếp cuộc hành trình là địa điểm:
Lò gạch Hưng Lợi, Xã Thanh Đức, Huyện Long Hồ.

lò gạch Hưng Lợi
lò gạch Hưng Lợi


Đây là một trong những làng nghề cổ và lâu đời ở đây, khi đến đây bạn có thể tìm hiểu được qui trình làm gạch từ công đoạn thô sơ đến khi thành những viên gạch hoàn chỉnh, không chỉ thế nơi đây là một nơi sống ảo tuyệt vời cho bạn đấy.

lò gạch Hưng Lợi
lò gạch Hưng Lợi

Góc nhìn khác

Điểm khám phá tiếp theo có thể nhắc đến: Nhà cổ Cai Cường, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ.

Nhà cổ Cai Cương
Nhà cổ Cai Cương


Ngôi nhà cổ này nguyên là của gia đình ông Phạm Văn Bổn, một đại địa chủ ở địa phương xưa. Nhà cổ Cai Cường được xây dựng năm 1885 theo hình chữ Đinh bao gồm ba gian nhà, hai nếp nhà bố trí vuông góc, đầu nhà sau đấu vào giữa nhà trước, mặt chính quay về hướng ra rạch Cái Muối.

Nhà cổ Cai Cương
Nhà cổ Cai Cương

Nét độc đáo của ngôi nhà chính là sự pha trộn Đông – Tây trong kiến trúc nội thất và ngoại thất

Nhà cổ Cai Cương
Nhà cổ Cai Cương

. Đây là kiểu thiết kế theo phong cách kết hợp, giao thoa giữa hai lối kiến trúc Việt-Pháp với nội thất bên trong ứng với mỹ thuật truyền thống và văn hóa phương Đông còn ngoại thất bên ngoài hòa hợp với kiến trúc phương Tây.

Kết thúc chuyến hành trình

Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận

Và điểm dừng chân cuối cùng cho cuộc hành trình Vĩnh Long là ngắm nhìn Cầu Mỹ Thuận dưới ánh hoàn hồn huyền dịu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: