Nếu có dịp đặt chân về đất Tây đô thì món bánh tét lá cẩm là một món mà bạn không thể bỏ lỡ. Bánh tét từ bao đời luôn là một món ăn quen thuộc, dân giã của người miền Tây. Đó là kết tinh hoàn hảo từ thiên nhiên, qua bàn tay khéo léo của người gói trở thành món ăn được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, mềm dẻo của bánh.
1. Nguồn gốc
Bánh tét lá cẩm có thể nói là sự cải tiến tuyệt vời từ bánh tét truyền thống, khác với bánh tét truyền thống, bánh tét lá cẩm được tăng thêm phần hương vị từ trứng muối, thịt, tôm khô,… Không chỉ thế với vỏ bánh, là sự hòa nguyện của lá cẩm, một loại lá có màu tím đặc trưng mê mắt khiến bánh trông hấp dẫn, nổi bật mà còn mang lại mùi thơm của lá cẩm.
Ở Cần Thơ, bánh tét lá cẩm thơm ngon nhất, đúng điệu nhất và có thể nói là nơi bắt nguồn của loại bánh tét lá cẩm này là Bánh tét lá cẩm nhà họ Huỳnh của bà Huỳnh Thị Trọng hay còn gọi tên khác là bà Sáu Trọng.
Bà là người đã sáng tạo ra cách dùng nước màu tím từ lá cẩm để hòa trộn vào nếp, bà kể khi còn trẻ ở tuổi đôi mươi, bà yêu thương cái nghề làm bánh từ gia đình và tiếp nối nó, bà vẫn luôn suy nghĩ cách cải tiến để tăng hương vị, dần bà học hỏi kinh nghiệm làm bánh Tây của chồng mình, trong một lần tình cờ bà đã tìm được một loại nước màu tím từ lá cẩm để thay cho màu xanh truyền thống. Từ đó bánh tét lá cẩm được ra đời. Không chỉ tăng sự bắt mắt, hương vị cho món bánh tét này, mà lá cẩm còn có nhiều tác dụng chữa bệnh, được xem như là một vị thuốc trong dân gian.
2. Cách làm bánh Tét lá cẩm
Để có những đòn bánh tét lá cẩm như ý,bà luôn đặt tâm huyết của mình vào từng công đoạn nhỏ, những nguyên liệu làm bánh cũng được bà chú trọng. Đầu tiên là chọn giống nếp ngon không lẫn gạo, nếp phải là loại nếp trắng loại một và phải được ngâm 6 tiếng. Kế đến hái lá cẩm tươi, rửa sạch, nấu, chắt lấy nước làm màu bánh. Đậu xanh ngâm, nấu nhừ. Dừa khô nạo vắt lấy nước cốt. Xong xuôi cho gạo trộn nước lá cẩm và nước cốt dừa, nêm nếm muối, đường bắc lên bếp, khoảng 1 tiếng đồng hồ cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp rồi mới xào đều tay sao cho hột nếp, vừa chín khoảng 30% thì nhấc xuống.
Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá. Lá sau khi rọc khỏi thân tàu phải được lau sạch, tuy nhiên không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi bánh chín. Để có bánh ngon phải buộc bánh bằng dây nylon. So với dây lác, dây nylon có ưu điểm là chắc, dễ buộc nên năng suất gói cao, chỉ vài phút là có thể buột xong một đòn.
Riêng khâu nấu cũng quan trọng không kém. Nồi bánh tét của bà Sáu Trọng luôn được nấu bằng củi với thời gian từ 4 đến 5 tiếng mới chín. Theo bà Sáu, củi cháy đượm, bánh chín từ từ mới ngon. Nếu nấu bằng trấu, nhất là nấu bằng than đá thì không cho đòn bánh như ý, dễ khiến bánh chín nát, còn khiến nồi mau hỏng .
Trong lần ghé thăm Việt Nam và xuôi về phương Nam, “Vua đầu bếp” Martin Yang đã từng xếp bánh tét lá cẩm vào hàng “Tam tuyệt” các món ăn dân dã của địa phương, bên cạnh vịt nấu chao Thành Giao và bánh xèo Mười Xiềm.
Bánh tét lá cẩm nhà họ Huỳnh được bán trên thị trường với khá giá rẻ: Bánh tét thập cẩm đặc biệt: 90k, bánh tét thập cẩm: 70k, bánh tét đậu mỡ : 50k, bánh tét đậu chay, đậu ngọt: 50k, bánh tét nhân chuối : 45k. Bánh được gói chắc chắn và đẹp mắt khiến ai cũng muốn dùng thử ngay.