Độc đáo 6 làng nghề truyền thống ở Bến Tre hấp dẫn du khách gần xa

làng nghề truyền thống ở an giang

Về với xứ dừa Bến Tre, du khách sẽ mê mẩn trước vẻ đẹp thôn quê, bình dị của phong cảnh và nét mộc mạc của người dân nơi đây. Hơn thế nữa, Bến Tre còn là điểm du lịch thú vị khi sở hữu 6 làng nghề truyền thống đầy ấn tượng. Những làng nghề này không chỉ là điểm đến lí tưởng cho du khách mà nó còn có giá trị cao về bảo tồn và phát triển văn hóa của vùng miền. Cùng tìm hiểu xem nét độc đáo của những làng nghề truyền thống ở Bến Tre qua bài viết dưới đây cùng Tui là người miền Tây nhé!

>>> Xem thêm: Ghé thăm 4 làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp

Bạn đã biết gì về xứ dừa Bến Tre?

Là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ ở miền Tây, Bến Tre thu hút du khách bởi vẻ đẹp của những hàng dừa xanh biên biếc, những dòng sông thơ mộng trữ tình. Bến Tre được hình thành nên từ 3 cù lao lớn là cù lao Bào, cù lao Minh và cù lao An Hóa. Nơi đây còn là dòng chảy của 4 dòng sông lớn: sông Tiền Giang, sông Ba Lại, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên.

làng nghề truyền thống ở Bến Tre
Vẻ đẹp sông nước ở Bến Tre

Nhờ vào lượng phù sa màu mỡ từ những dòng sông cùng với ưu đãi tự nhiên nên ở Bến Tre, các loại cây trái phát triển rất tốt, đặc biệt là ở những cù lao miệt vườn. Nơi đây còn là thủ phủ của các loại dừa và sản phẩm chế biến từ dừa. Bên cạnh đó, nhờ vào việc hình thành của các làng nghề truyền thống ở Bến Tre giúp cho kinh tế của khu vực dần ổn định.

Đi đến Bến Tre bằng cách nào?

Trước khi du lịch đến Bến Tre, du khách nên tìm hiểu trước thông tin về quãng đường di chuyển đến nơi đây, cũng như lên kế hoạch cho những địa điểm sẽ tham quan để tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển hơn. Việc tham quan những địa điểm du lịch trên cùng một tuyến sẽ giúp chuyến đi của bạn thuận tiện và đỡ mất thời gian quay lại đường cũ hơn.

làng nghề truyền thống ở Bến Tre
Khung cảnh lao động tại một làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Nếu du khách thuộc các tỉnh ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các bạn có thể tham khảo 2 tuyến đường chính từ TP.HCM đến Bến Tre:

Tuyến đường qua QL 1A (TP.HCM – Bến Tre): khoảng 100km

 Xuất phát từ TP.HCM, du khách di chuyển xe về hướng quốc lộ 1A, sau đó đi theo quốc lộ về hướng Long An – Tiền Giang. Khi đến địa phận tỉnh Tiền Giang, du khách rẽ về QL 60 và đi theo bảng chỉ dẫn hướng về TP.Mỹ Tho, Tiền Giang.

– Qua TP.Mỹ Tho, du khách tiếp tục đi thẳng theo QL 60, qua cầu Rạch Miễu, đi thêm 13km nữa là đến TP.Bến Tre

làng nghề truyền thống ở Bến Tre
Tuyến đường đi từ TP.HCM đến Bến Tre

Tuyến đường qua QL 50 (TP. HCM – Bến Tre): khoảng 112km

Quãng đường này dài hơn so với đi qua QL 1A, tuy nhiên tuyến đường này khá vắng và rộng rãi nên là sự lựa chọn của nhiều phượt thủ khi đi từ Sài Gòn đến xứ dừa Bến Tre.

Xuất phát từ TP.HCM, du khách di chuyển hướng về đại lộ Nguyễn Văn Linh, đến Ngã 3 Bình Hưng thì rẽ về hướng QL 50. Đi thẳng theo hướng QL 50, qua Cầu Rạch Miễu, đi thêm 13km nữa, du khách sẽ đến TP.Bến Tre.

Đến làng nghề truyền thống ở Bến Tre sẽ tham quan những địa điểm nào?

Làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước Long – làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Hình thành: khoảng 20 năm

Làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước Long, gọi tắt là làng nghề Phước Long, được hình thành thành trong những năm gần đây những lại mang đến những thành quả nhất định cho khu vực. Dưới quy mô phát triển của cây dừa – loại cây chủ lực ở Bến Tre, những người dân ở Phước Long tận dụng những bộ phận bỏ đi của cây dừa để làm ra những sản phẩm có giá trị kinh tế – du lịch cao.

làng nghề truyền thống ở Bến Tre
Làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước Long – làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Làng nghề Phước Long – làng nghề truyền thống ở Bến Tre, ra đời với mục đích phục vụ công việc hằng ngày để người dân có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống. Nhưng dần dần, do nhu cầu tiêu thụ cao, làng nghề được mở rộng với quy mô lớn hơn, mang những sản phẩm chế biến từ dừa vươn tầm quốc tế.

Tham quan làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước Long, bạn sẽ được theo dõi những công đoạn làm ra các sản phẩm độc đáo ở nơi đây, nổi bật nhất là giỏ cọng dừa với 8 giai đoạn: ra nan, cột khung, đan, bính, quấn quay, nứt, hoàn thành phần đáy giỏ và cuối cùng là vô cây trữ vào kho chứa.

Làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong – làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Hình thành: 1992

Được hình thành từ năm 1992, trải qua 30 năm phát triển, làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong vẫn phát triển đều đặn, mang đến những sản phẩm có giá trị kinh tế đối với khu vực. Làng nghề Hưng Phong tọa lạc tại xã Hưng Phong hay còn gọi là Cồn Ốc (cồn tự nổi), cách biệt với đất liền. Du khách đến tham quan khu vực này có thể tự di chuyển bằng đường bộ hoặc nhờ đến phương tiện đường thủy đều được.

làng nghề truyền thống ở Bến Tre
Làng nghề Hưng Phong, làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Tại làng nghề Hưng Phong, công việc chính là sản xuất giỏ cọng dừa để làm quà tặng, cắm hoa từ cọng dừa. Người thợ tham gia công việc này đều là những người có nhiều kinh nghiệm và có độ tỉ mỉ, khéo léo cao. Chính vì vậy, những sản phẩm ở đây đều rất đẹp mắt, thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.

Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh và Khánh Thạnh Tân – làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Hình thành: hơn 40 năm

Trong giai đoạn mới hình thành, làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh và Khánh Thanh Tân chỉ có 2 cơ sở những đến nay, làng nghề đã phát triển mạnh với tổng cộng 43 cơ sở, 6 công ty và 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất chỉ xơ dừa, xơ dừa ép kiện và ép mụn chỉ xơ dừa,…

Dừa khô sau khi được các cơ sở tại làng nghề truyền thống ở Bến Tre sau khi được thu mua sẽ tách lấy phần vỏ bán cho các cơ sở chỉ xơ dừa và mụn dừa. Với người Bến Tre hay gọi là sọ dừa, cơm dừa, nước dừa,… được bán cho các ghe chở đi khắp nơi.

làng nghề truyền thống ở Bến Tre
Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh và Khánh An Tân – Làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Để kịp đáp ứng cho các hoạt động sản xuất tại làng nghề, người lao động ở nơi đây phải làm việc vô cùng chăm chỉ. Dưới cái nắng gay gắt, họ vẫn phải nhanh tay cào, quét, đảo đều để xơ dừa được khô nhanh. Nếu có dịp về làng nghề xơ dừa An Thạnh và Khánh Thạnh Tân, du khách sẽ chứng kiến không khí nhộn nhịp, sôi nổi của quá trình lao động nhộn nhịp ở nơi đây.

Làng nghề bó chổi Mỹ An – Làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Làng nghề bó chổi Mỹ An tọa lạc tại xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Làng nghề truyền thống ở Bến Tre có lịch sử hình thành lâu đời những vẫn được gìn giữ và bảo tồn cho đến ngày nay. Về làng nghề bó chổi Mỹ An, bạn sẽ thấy được không khí lao động đông đúc, nhộn nhịp của người dân nơi đây. Có những hộ dân, từ già trẻ lớn bé đều biết bó chổi, nhiều em bé nhỏ thì có thể phụ giúp những công việc nhẹ nhàng cho gia đình.

làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Làng nghề dệt chiếu (Nhơn Thạnh – An Hiệp – Thành Thới B) – làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Ở Bến Tre, ngoài thế mạnh là các làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến dừa thì tỉnh Bến Tre còn có cụm làng nghề dệt chiếu nổi tiếng chỉ sau làng nghề dệt chiếu Cà Mau. Những làng nghề dệt chiếu hầu như đã có từ lâu đời và giúp cho các hộ dân nơi đây có được nguồn kinh tế ổn định.

làng nghề truyền thống ở Bến Tre
Làng nghề dệt chiếu – Làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Với 3 làng nghề dệt chiếu: Nhơn Thạnh, An Hiệp và Thành Thới B đem lại cuộc sống ấm no cho người dân trong khu vực và nguồn khách du lịch ổn định mỗi năm. Mỗi làng nghề dệt chiếu có nét độc đáo, thu hút riêng. Nhưng nhìn chung, các làng nghề đều thể hiện nét đặc trưng về văn hóa vùng miền khá nổi bật, cần được gìn giữ và phát huy hơn.

Làng nghề đúc lu Hòa Lợi (Thạnh Phú) – Làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Hình thành: trên 50 năm

Quá trình hình thành làng nghề đúc lu Hòa Lợi – Thạnh Phú không biết có từ bao giờ, nhưng theo người dân nơi đây, làng nghề này có trên 50 năm và trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên ngày nay, nhu cầu sử dụng lu ngày càng giảm do nguồn nước máy đã có mặt hầu hết tại khắp các tỉnh thành.

Người mua chủ yếu là những cư dân sinh sống tại các vùng bị xâm nhập mặn nhiều, vùng sâu vùng xa,… Nhờ vào việc thông thương thuận lợi, những chiếc lu dần được xuất khẩu qua thị trường Campuchia, duy trì việc sản xuất cho làng nghề.

làng nghề truyền thống ở Bến Tre
Làng nghề đúc lu Hòa Lợi – Làng nghề truyền thống ở Bến Tre

Đến làng nghề đúc lu Hòa Lợi, bạn sẽ được chứng kiến quá trình sản xuất đầy ấn tượng của người dân cần mẫn ở nơi đây. Được biết, nghề làm lu là nghề cha truyền con nối. Thế nên, mỗi người thợ đều được truyền lại những lưu ý, kinh nghiệm để tạo ra thành phẩm đẹp nhất.

Nguyên liệu chính để làm ra những chiếc lu là đất sét được lấy từ những thửa ruộng ở khu vực. Đất sau khi được mang về sẽ ép vào khuôn để định hình. Sau khoảng 3 ngày, người ta sẽ quét một lớp xi măng lên lu để tạo màu, đem phơi nắng và giao cho thương lái.

Chúng ta đã khám phá qua 6 làng nghề truyền thống ở Bến Tre nổi tiếng nhất. Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để khám phá và tìm hiểu thêm nhiều làng nghề khác ở miền Tây nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: