Giải mã ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây trong văn hóa đời sống của người dân nơi đây

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây

Sống ở miền Tây nhưng có bao giờ bạn thắc mắc những cái tên gọi của các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,… là từ đâu có. Cùng theo dõi hành trình lí giải về ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây để xem nó thú vị như thế nào nha!

Long An

Nếu dịch theo nghĩa Hán Việt thì “Long” có nghĩa là hưng thịnh, còn “An” nghĩa là an ổn. Ghép hai từ này lại với nhau thì tên gọi tỉnh Long An là để nói đến vùng đất yên ổn và hưng thịnh.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Du lịch Long An, du khách có thể tham quan các địa điểm nổi tiếng như làng nổi Tân Lập, khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, di tích lịch sử như văn hóa Ốc Eo tại Đức Hòa, chùa Tôn Thạnh Cần Giuộc,….

Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây – Tiền Giang

Vùng đất Tiền Giang xưa kia vốn được người Việt phần lớn từ vùng Ngũ Quảng đến đến khai hoang và định cư từ thế kỉ XVII. Tiền Giang là địa danh được đặt theo tên gọi sông Tiền. Sau nhiều lần đổi tên, nơi đây mới được gọi chính thức là tỉnh Tiền Giang vào năm 1976.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Có thể nói, thế mạnh của du lịch Tiền Giang chính là những di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như văn hóa Óc Eo, Gò Thành, di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài và nhiều đền chùa đặc sắc.

Vĩnh Long

Nhiều người xưa cho rằng, nguồn gốc của tên gọi Vĩnh Long là do ghép tên của những địa danh vốn có từ trước. Vĩnh Long ngày trước vốn thuộc châu Định Viễn, huyện Long Hồ. Sau khi tách đất lập tỉnh, ghép 2 địa danh đó với nhau lại, sửa Viễn thành Vĩnh mới có tên gọi Vĩnh Long như ngày nay.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Bàn về ý nghĩa của tên gọi, “Vĩnh” có nghĩa là vĩnh viễn, mãi mãi, “Long” là hưng thịnh. Với địa danh này, người xưa cũng mong muốn Vĩnh Long là sự hưng thịnh bền lâu mãi mãi.

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Vĩnh Long được nhiều du khách yêu thích: khu du lịch sinh thái Vinh Sang, Chợ nổi Trà Ôn, Cù lao An Bình, …. Ngoài ra, các vườn trái cây ở nơi đây cũng thu hút nhiều lượt khách đến tham quan mỗi năm.

Cần Thơ

Là thủ phủ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ thu hút du khách bởi sông nước nên thơ hữu tình cùng những món ăn đặc sản tứ danh. Nổi tiếng đến như vậy, có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại có tên gọi như vậy?

Thực ra, tên gọi bắt nguồn từ tiếng Khmer là “Kìn Tho”, có nghĩa là cá sặc rằng. Loại cá này còn có tên gọi khác là cá thò lo. Lí do là ngày xưa loài cá này rất thông dụng ở vùng đất này.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Đến du lịch Cần Thơ 2022, du khách không thể bỏ qua những điểm đến nổi tiếng ở đây như: Bến Ninh Kiều, Cầu Tình Yêu, Khu du lịch Mỹ Khánh, Làng du lịch Ông Đề, … thường thức muôn vàng những đặc sản nổi tiếng ở Cần Thơ: bánh xèo, bánh tét lá cẩm, lẩu vịt nấu chao, ….

Hậu Giang

Hậu Giang nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ…

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Lí giải về tên gọi của địa danh ở miền Tây này, Hậu Giang là địa danh có tên gọi bắt nguồn từ con sông Hậu. Đây là một trong 2 phân lưu của sông Mê Kông khi đổ về đồng bằng sông Cửu Long.

An Giang

Tên phiên âm Hán Việt của tỉnh An Giang nghĩa là vùng sông nước an lành. Bên cạnh vùng đất Bảy Núi vốn nổi tiếng gần xa, từ xưa đến nay, nơi đây còn có thế mạnh về hệ thống thủy lợi. 2 dòng sông lớn ở miền Tây là sông Tiền và sông Hậu chảy song song qua An Giang và dài đến hơn 100km.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Điểm nổi bật thu hút du khách đến với nơi đây không chỉ có vùng Thất Sơn Bảy Núi An Giang mà còn là những ngôi chùa cổ kính: chùa Tà Pạ, Chùa Hang, Miếu Bà Chúa Xứ,…, những hồ nước tự nhiên tuyệt đẹp, hồ Soài Check, hồ Ông Thoại, hồ Tà Pạ,… Những món ăn đặc sảnAn Giang không thể bỏ lỡ: gà đốt Ô Thum, bò lụi, Bò leo núi Tân Châu, …

Kiên Giang

Được thành lập vào năm 1975, phần lớn vùng đất Kiên Giang là do công lao khai phá của Mạc Cửu vào thế kỉ XVII. Định danh Kiên Giang được cho là bắt nguồn từ một con sông ở Rạch Giá có tên là sông Kiên.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Điểm mạnh của du lịch Kiên Giang là biển đảo với nhiều hòn đảo lớn nhỏ nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thị trấn Hà Tiên, quần đảo Phú Quốc, Nam Du ,…

Đồng Tháp

Nói đến địa danh Đồng Tháp, có rất nhiều cách lí giải xung quanh tên gọi này. Một trong những ý nghĩa được nhiều người chấp nhận nhất là trước đây khu vực này khá bằng phẳng. Thêm vào đó, đây là nơi có ngọn tháp thứ 10 tính từ Lục Chân Lạp. Nên dần dần, người ta gọi nơi này là Đồng Tháp Mười, sau này gọi tắt là Đồng Tháp.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Đồng Tháp nổi tiếng với những cánh đồng sen trải dài bạt ngàn, những khu du lịch sinh thái gần gũi với thiên nhiên. Du lịch mùa nước nổi ở Đồng Tháp còn được nhiều du khách ưa chuộng tìm đến.

Bến Tre

Hầu hết những tên gọi ở miền Tây đều bắt nguồn từ tiếng Khmer hoặc Hoa. Địa danh Bến Tre cũng không ngoại lệ. Bắt nguồn từ tiếng Khmer là Srôk kompong Trey. Sau này người Kinh dịch chữ Srôk thành Bến và giữ phiên âm Trey lại, đọc phiên âm tiếng Việt từ Trey thành Tre.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Bến Tre đặc biệt nổi tiếng với một loại trái cây là dừa. Đến nơi đây bạn sẽ được chiêu đãi bằng những món đặc sản nổi tiếng ở Bến Tre như kẹo dừa, mứt dừa, bánh phồng sữa,…

Trà Vinh

Trà Vinh là nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông đảo. Do đó, tên gọi tỉnh Trà Vinh cũng có nguồn gốc từ tiếng Khmer là Préah Trapeng. Có nghĩa là nơi này tìm thấy tượng Phật bằng đá trong ao ước.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Lí giải về tên gọi độc đáo này những người xưa kể lại rằng, tại nơi này, ngày trước có một trận mưa rất lớn. Nước dâng cao kéo theo đó là một tượng Phật rất to trôi theo con sông trôi dạt vào nơi này.

Những địa điểm du lịch Trà Vinh 2022 nổi tiếng nhất: Ao Bà Om, biển Ba Động, điện gió Duyên Hải, chùa Âng,…

Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây – Bạc Liêu

Vùng đất Bạc Liêu vốn giáp biển, xưa nay vốn nổi tiếng với nhiều xóm chày. Theo phiên âm Hán Việt, Bạc Liêu được gọi là “Pô Léo”, có nghĩa là xóm nghèo làm nghề chày lưới, đi biển.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Đến nơi đây, bạn sẽ được thưởng thức bữa tiệc hải sản tươi ngon với đủ loại từ tôm, cua, cá, mực đến, nghêu sò, ốc,… Du lịch Bạc Liêu, bạn cũng đừng quên ghé thăm những điểm đến nổi tiếng như Nhà hát Cao Văn Lầu, nhà công tử Bạc Liêu, mẹ Nam Hải, …

Cà Mau

Trong thời kì khai hoang lập địa, nơi đây vốn nổi tiếng là chốn rừng thiên nước độc. Cà Mau có tên bắt nguồn từ tiếng Khmer là Tưk Khmau, có ghĩa là vùng nước đen. Sau này người dân đọc trại lại từ Khmau thành Cà Mau và trở thành tên gọi chung từ đó.

ý nghĩa tên gọi các tỉnh miền tây
Ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây

Ngày nay, Cà Mau không còn là chốn rừng thiêng nước độc nhưng nhưng câu chuyện được lưu truyền về một thời kì hoang sơ vẫn còn tồn tại. Những điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến Cà Mau có thể kể đến là: Mũi Cà Mau, rừng U Minh Hạ, Hòn Đá bạc, …

Bạn có bất ngờ với ý nghĩa tên gọi của các tỉnh miền Tây không? Nền văn hóa đặc trưng của miền Tây đã tạo nên muôn vàn những điều thú vị. Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn, địa điểm và nền văn hóa độc đáo ở miền Tây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: