Ý nghĩa của Tết Trung Thu đối với người Việt – Những trò chơi dân gian trong ngày Tết Trung Thu

Ý nghĩa Tết Trung Thu đối với người Việt

Tết Trung thu được diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 8 (tức ngày 15/8 Âm lịch). Năm nay tết trung thu rơi vào thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2024 (dương lịch). Đây được xem là lễ hội lớn của Việt Nam, là dịp để cả gia đình xum họp, đoàn viên. Cùng tìm hiểu nhiều hơn về ý nghĩa của Tết Trung Thu đối với người Việt Nam ta.

>> Bánh Trung Thu 2024: Top thương hiệu ngon nhất Việt Nam

Sự tích ngày Tết Trung Thu

Chuyện kể, xa xưa có nàng tiên nữ Hằng Nga vô cùng xinh đẹp và yêu mến trẻ nhỏ, nên đã thường xuyên xuống trần gian chơi cùng lũ trẻ dù không được phép. 

Vào một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức thi làm bánh nhân dịp rằm tháng Tám. Người làm được chiếc bánh ngon nhất sẽ được thưởng. Hằng Nga muốn tham gia nhưng không biết làm bánh. Nàng bèn xuống trần gian để hỏi thăm và gặp được anh chàng Cuội hay nói dóc.

Cuội bày cho Hằng Nga một cách làm bánh độc đáo: bỏ hết tất cả nguyên liệu vào chung và đem nướng lên. Kỳ lạ thay, những chiếc bánh thơm phức, đẹp mắt được ra lò khiến các em nhỏ khen tấm tắc.

Sự tích ngày Tết Trung Thu được truyền tai nhau đến ngày nay
Sự tích ngày Tết Trung Thu được truyền tai nhau đến ngày nay

Hằng Nga đem bánh trở về thiên đình dự thi. Khi chia tay Cuội, vì lưu luyến, nàng đã nắm lấy tay anh và cả hai cùng bay lên cung trăng trên cây đa đầu làng. Chiếc bánh của Hằng Nga và Cuội đã giành giải nhất và được đặt tên là bánh Trung thu.

Hằng Nga dùng phần thưởng Ngọc Hoàng ban để ước mỗi năm cứ vào rằm tháng Tám, nàng và Cuội sẽ được xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhỏ. Từ đó, Tết Trung thu ra đời và trở thành một ngày lễ truyền thống cho đến ngày nay. Cùng tìm hiểu một số ý nghĩa của Tết Trung Thu đối với người Việt.

>> 5 làng nghề ở miền Tây có tuổi đời lâu nhất

>> Trải nghiệm mùa nước nổi Miền Tây

Ý nghĩa của Tết Trung Thu đối với người Việt

Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Đoàn viên, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam. Tết diễn ra vào ngày rằm tháng Tám âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất. Tùy theo quan niệm của mỗi người mà ý nghĩa của Tết Trung Thu sẽ khác nhau.

Theo phong tục Việt Nam, vào ngày Tết Trung thu, người dân sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với những người đã khuất. Mâm cỗ thường gồm có bánh trung thu, trái cây, hoa quả và các món ăn truyền thống khác.

Ý nghĩa Tết Trung Thu đối với người Việt
Ý nghĩa Tết Trung Thu đối với người Việt

Tết Trung thu là dịp để thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm và sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình. Những người con xa nhà thường sẽ về thăm cha mẹ, ông bà, các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Đây là thời gian để mọi người cùng nhau ăn uống, trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện và niềm vui trong cuộc sống. 

Đối với trẻ em, Tết Trung thu là một ngày lễ vô cùng đặc biệt. Đây là dịp để các em được vui chơi, phá cỗ, rước đèn. Những chiếc lồng đèn lung linh, những món bánh trung thu thơm ngon và những hoạt động vui chơi náo nhiệt khiến này lễ này trở thành một ngày lễ mà các em nhỏ luôn mong chờ.

Ý nghĩa các tên gọi của Trung thu ở Việt Nam:

  • Rằm tháng Tám: Ngày rằm lớn vào ngày rằm tháng 8 âm lịch
  • Tết Trung thu: Tết giữa mùa thu
  • Tết Đoàn viên: Tết mà các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum họp ăn bánh, uống trà
  • Tết Thiếu nhi: Tết để trẻ em vui chơi, phá cỗ, rước đèn
  • Tết Trông trăng: Có ý nghĩa chỉ hoạt động ngắm trăng tròn trong lễ hội

>> Về Sóc Trăng thăm làng nghề bánh pía Vũng Thơm

Những trò chơi dân gian trong ngày Tết Trung Thu của thiếu nhi Việt Nam

Dựa vào ý nghĩa của Tết Trung Thu, lễ hội đặc biệt này sẽ có một số hoạt động thú vị dành cho các em nhỏ.

1. Rước đèn Trung Thu

Rước đèn Trung Thu là hoạt động yêu thích nhất của các bé trong dịp Tết Trung Thu
Rước đèn Trung Thu là hoạt động yêu thích nhất của các bé trong dịp Tết Trung Thu

Đây là hoạt động truyền thống được yêu thích nhất trong đêm Trung thu. Trẻ em sẽ được cha mẹ mua cho hoặc tự làm những chiếc lồng đèn lung linh, rực rỡ. Trời tối, trăng lên, các em sẽ cùng nhau rước đèn trên đường phố, vừa đi vừa hát những bài ca vui nhộn về Tết Trung thu.

2. Múa lân

Múa lân là một tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Những chú lân với hình ảnh uy nghi, oai hùng sẽ mang đến niềm vui và sự may mắn cho mọi người. Ông địa bụng bự và hay chọc ghẹo khiến các bé rất hào hứng và thích thú.

3. Phá cỗ trung thu

Sau khi rước đèn, các em nhỏ sẽ được quây quần bên gia đình để phá cỗ Trung thu. Mâm cỗ Trung thu thường gồm có bánh trung thu, bánh in, bánh dẻo, trái cây, hoa quả và nhiều món ngon khác. Đây là lúc mọi người cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và trò chuyện vui vẻ.

3. Ngắm trăng

Đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm. Do đó, ngắm trăng là một hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ này. Mọi người sẽ cùng nhau ra sân, lên tầng thượng hoặc ra các địa điểm thoáng mát để ngắm trăng và trò chuyện.

4. Tham gia các trò chơi dân gian quen thuộc của thiếu nhi Việt Nam

Ngoài những hoạt động truyền thống trên, các bé còn có thể tham gia các trò chơi dân gian trong ngày lễ này như:

Một số trò chơi dân gian phổ biến của các em nhỏ trong ngày Tết Trung Thu
Một số trò chơi dân gian phổ biến của các em nhỏ trong ngày Tết Trung Thu
  • Rồng rắn lên mây
  • Chơi ô ăn quan
  • Bịt mắt bắt dê
  • Kéo co
  • Nhiều trò chơi dân gian khác

Bài viết trên đây nêu lên nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu đối với người Việt, cùng với đó là rất nhiều các trò chơi dân gian mà các bé có thể tham gia trong dịp lễ này.

>> Ai còn nhớ chơi cất nhà chòi tuổi thơ

Nếu yêu thích và quan tâm đến những địa điểm du lịch, ẩm thực, văn hóa và con người Miền Tây, các bạn có thể theo dõi Tui là người miền tây nhiều hơn tại đây!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: