Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2024? Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng ở nước ta

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn và quan trọng ở nước ta, nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với các vị vua Hùng đã có công lập nước. Cùng tui là người miền tây tìm hiểu rõ hơn về ngày lễ trọng đại này của đất nước nhé!

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Năm 2024, lễ Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào thứ năm ngày 18/4/2024 dương lịch (tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024

Theo quy định của Luật Lao Động, ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm nay nhằm ngày trong tuần làm việc của người lao động nên người lao động sẽ được nghỉ lễ 1 ngày và không nghỉ bù.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Lịch sử ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Vào thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành “quốc tế” hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Bia Hùng Vương từ khảo tại đền Thượng do Tham tri, Hữu tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn, cho biết: “Năm Khải Định thứ hai, tức năm 1917 lịch dương, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 một ngày, ngày 11 tháng 3, do dân sở tại cúng tế”

Từ đó, ngày giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 hằng năm tại  Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương
Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương là bày tỏ sự biết ơn đối với các vị Vua Hùng đã có công dựng nước

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng. Bên cạnh đó, mùng 10 tháng 3 còn là dịp để chúng ta tìm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và về tổ tiên.

Hằng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, hàng triệu người dân đều tụ hội về Đền Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ để thắp hương tưởng nhớ các vị vua Hùng. Ở những khu vực phía nam cũng có một số nơi xây dựng Đền vua Hùng (Đền Hùng Cần Thơ) để đến ngày này, người dân có thể tề tựu lại thắp hương, tham quan và tưởng nhớ công ơn của những vị vua có công dựng nước.

Lễ hội Đền Hùng ở nước ta

Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào lúc nào?

Lễ hội Đền Hùng hay Giỗ Tổ Hùng Vương được UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức hàng năm tại Đền Hùng, tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 sẽ diễn ra từ ngày mùng 1 tháng 3 đến hết mùng 10 tháng 3 âm lịch, tức ngày 9/4 đến hết ngày 18/4 dương lịch. 

Lễ hội Đền Hùng quy tụ nhiều du khách trong cả nước
Lễ hội Đền Hùng quy tụ nhiều du khách trong cả nước

Trong thời gian này, tỉnh Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động thú vị và chương trình đặc sắc để chào đón rất đông bà con ở gần xa đến đây.

Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng

Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn các vua Hùng cũng như các bậc tiền nhân đã có công dựng và giữ nước. Bên cạnh đó, lễ hội cũng góp phần giáo dục người dân truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, Giỗ Tổ Hùng Vương cũng là dịp để tăng cường các hoạt động quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung.

UNESCO đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Các hoạt động văn hóa mang nhiều ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng

Nhiều hoạt động mang ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng được diễn ra
Nhiều hoạt động mang ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng được diễn ra

Các hoạt động văn hóa mang nhiều ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng gồm:

  • Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống sẽ xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng.
  • Lễ dâng hương: Người hành hương sẽ tới đền Hùng để tháp hương. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ. Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trong những ngày này cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian: cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Tìm hiểu thêm:

>> Lễ dâng bông của người Khmer ngày nào?

>> Tưng bừng lễ 18 tháng 5, đại lễ lớn của đạo Phật giáo Hòa Hảo

Để tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, ẩm thực cũng như con người miền tây, mời bà con theo dõi nhiều hơn tại đây!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: