Được mẹ thiên nhiên ưu đãi nên các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long luôn được phù sa bồi đắp. Cũng vì thế cho nên những miệt vườn ở nơi đây lúc nào cũng trù phú. Những người con xa quê hương miền Tây thi thoảng lại nhớ da diết hương vị của loại trái gắn liền với tuổi thơ này. Cùng Tui là người miền Tây tìm hiểu thử xem trái bình bát ăn như thế nào nha!
Danh mục bài viết
Trái bình bát gắn liền với tuổi thơ của những người con miền Tây
Đối với những người con của miền Tây sông nước, có ai còn nhớ về tuổi thơ dữ dội một thời ăn bình bát rồi ngồi nhằn hạt đến mỏi cả miệng. Ngày trước, những loại trái cây mọc dại là thức quà vặt quý giá của trẻ em ở miền Tây. Dù không phải là một món ăn quá xuất sắc nhưng là niềm vui mỗi khi đi học về.
Chắc hẳn ai sinh ra và lớn lên ở miền Tây đều không quên một loại cây mọc dại ở vùng đất yên bình này. Nhớ thuở nhỏ, mỗi độ chiều chiều, mấy đứa con nít trong xóm tụm lại chơi đồ hàng. Hàng bán là mấy nhánh lục bình, trái cây, hoa dại, trong đó không thể thiếu được trái bình bát. Lá bình bát thì được dùng làm tiền trao đổi mua bán.
Bữa nào đi chơi về trễ, thế là mấy đứa con nít lại được trận no đòn. Ra ngoài hè, bẻ một cành bình bát, tướt bỏ hết lá, thế là được một trận ra hồn ra vẻ. Thế mới nói, bình bát gắn liền với tuổi thơ của những người con miền Tây, đặc biệt là thế hệ 8x, 9x.
Phân biệt giữa trái bình bát với bình bát dây
Nhắc tới bình bát, người ta cũng sẽ hay nhầm lẫn với tên của một loại rau – bình bát dây. 2 loại cây này đều có tên là bình bát nhưng một loại là dạng dây leo, sử dụng lá để nấu canh, còn một loại là cây thân gỗ, chỉ ăn được khi trái chín. Quả của hai loại này cũng khác nhau, bình bát dây khi chín có màu đỏ, quả nhỏ chừng 2 ngón tay, có dạng thon dài. Trái bình bát có quả dạng tròn, khi chín có màu vàng cùng với hương thơm đặc trưng.
Tuy nhiên, cây bình bát được đề cập ở đây là loài cây thân gỗ thuộc họ na, mọc chủ yếu ở rìa bờ kênh, mương, ao, hồ, có quả to bằng trái mãng cầu, trong cũng có nhiều hạt. Khi trái chín chuyển màu vàng và có mùi thơm rất dễ chịu. Cũng giống mãng cầu, phần thịt của quả bình bát ăn được, có vị chua, dầm đường và bỏ thêm đá lại là thứ giải khát ngon, giàu vitamin.
Người ta chỉ bẻ trái bình bát để ăn, còn thân cây có thể làm củi đốt, nếu thân thẳng có thể làm cần câu. Hồi trước, bình bát chỉ là một loại cây dại, chỉ có mấy đứa trẻ miền Tây do thiếu thốn mới hay hái ăn. Còn hiện tại, loại trái cây độc lạ chỉ có tại miền Tây này hầu như rất ít xuất hiện, có kiếm đỏ mắt cũng không thấy bán ở thành phố.
Bên cạnh đó, do có một số lợi ích về công dụng chữa bệnh nên trái bình bát ngày càng được nhiều người biết đến và tìm mua. Nhưng diện tích của loại cây này còn sót lại là rất ít khiến bình bát trở thành trái cây quý hiếm mà có tiền cũng chưa chắc đã ăn được. Vậy trái bình bát ăn như thế nào, tìm hiểu ngay nhé!
Trái bình bát ăn như thế nào?
Người dân miền quê sống theo kiểu tự túc, có gì ăn nấy chứ không cầu kì. Trai bình bát ăn như thế nào? Bạn có thể thưởng thức bình bát bát theo nhiều cách. Chỉ cần chạy ra sau hè dọc theo bờ kênh mé rạch là đã lượm được bình bát chín rồi. Lúc này bình bát đã mềm nên có thể bẻ ra ăn ngay. Khi ăn sống thịt trái có mùa chua chua ngọt ngọt cùng với mùa thơm đặc trưng riêng
Còn nếu muốn cầu kì hơn, bạn có thể đem trái bình bát về, dùng tay bẻ ra, gọt bỏ phần vỏ ngoài đi. Sau đó, cho phần thịt quả vào ly dầm với đường, có thể thêm một ít sữa nếu bạn thích. Thêm một ít viên đá nữa là bạn đã có ngay được thức uống giải khát tuyệt vời rồi.
Trái bình bát ăn như thế nào, khi nào có thể ăn được? Trái bình bát càng to, có vỏ càng láng thì thịt sẽ càng nhiều, ăn rất ngon. Cây bình bát nếu mọc gần mé sông, đường mương sẽ nhiều nước và ngon ngọt hơn. Loại cây này cho trái quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa hè, đặc biệt là vào các tháng mưa nhiều.
Trái bình bát có công dụng gì?
Người dân thường dùng Cây bình bát để làm củi đốt. Đốn cây bình bát về ngâm nước, rồi bỏ lớp da ngoài, lấy lớp da bên trong làm dây thắt võng đưa, dây nó rất dai, và chắc. Còn thân cây bình bát thì dùng làm củi đốt.
Ngoài ra bình bát còn có một số công dụng để chữa bệnh, theo y học cổ truyền thì trái bình bát khi chín có tác dụng chống viêm, khánh khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó bệnh này còn chữa được các chứng thiếu máu, chữa bệnh tiêu chảy và giải nhiệt rất tốt. Tác dụng của bình bát cho sức khỏe.
Bình bát có chứa một hàm lượng lớn vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm, vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực, vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm, giảm có thắt, giảm axít tại các khớp xương.
>>> Tìm hiểu thêm về trái bình bát nhé: Cách ăn trái bình bát đúng chuẩn của bà con miền Tây
Các bạn đã tìm mình tìm hiểu về trái bình bát và trả lời cho câu hỏi trái bình bát ăn như thế nào? Để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn ở miền Tây, mời các bạn truy cập vào Facebook và YouTube nhé!