Độc đáo Tết Đoan Ngọ Việt Nam

te doan ngo 10

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt con trùng, sâu bọ được tổ chức ở mỗi năm vào ngày mùng 5 tháng 5. Không phải là một ngày lễ long trọng nhưng đối với nhưng đối với những người nông dân “một nắng hai sương”, đây là ngày lễ vô cùng ý nghĩa . Cùng tìm hiểu xem lễ hội này có những hoạt động nào nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc

Tết Đoan Ngọ còn gọi Tết Đoan Dương, tết giữa năm là một ngày lễ truyền thống nổi tiếng ở nước ta. Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng tổ chức lễ hội độc đáo này như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm.

Lí giải về tên gọi của ngày lễ này, nhân dân ta hay giải thích theo kiểu: “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là thời gian âm lịch được tính từ lúc 11 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều. Như vậy, “Đoan Ngọ” là lúc mặt trời tiếp xúc gần nhất với mặt đất, có khoảng cách ngắn nhất với mặt đất. Còn theo những câu chuyện truyền miệng trong dân gian, ngày Tết này được tạo ra để nhân dân ta, đặc biệt những người nông dân tổ chức để cùng nhau diệt trừ sâu bọ, còn gọi là “Tết giết sâu bọ”. Đặc biệt ở những khu vực sinh sống bằng nghề trồng trọt, lễ hội này được người dân quan tâm, chú trọng.

Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Theo truyền thuyết kể lại, ngày xưa, trong đợt thu hoạch,ở một lang nọ, những người nông dân đang rất vui mừng vì mùa màng bội thu, cây trãi trĩu quả. Thế nhưng, niềm vui của họ chưa được trọn vẹn thì sâu bọ từ đâu kéo đến làm hại nghiêm trọng đến cây trái trong khu vườn. Thế là cả mảnh vườn của những người trong làng không thể thu hoạch được. Mọi người trong làng chẳng biết phải xử lí như thế nào. Thế là từ đâu có một ông lão lạ xuất hiện tự xưng là Đôi Truân. Thấy mọi người đang nan giải tìm cách giải quyết, ông bèn chỉ cho họ cách để giải quyết. Ông yêu cầu mỗi nhà lập đàn cúng đơn giản như các món bánh đơn giản, các loại trái cây theo khu vực. Sau đó, họ ra trước nhà vận động, tập thể dục.

Lí giải về tên gọi của ngày lễ này, nhân dân ta hay giải thích theo kiểu: "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là thời gian âm lịch được tính từ lúc 11 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều. Như vậy, "Đoan Ngọ" là lúc mặt trời tiếp xúc gần nhất với mặt đất, có khoảng cách ngắn nhất với mặt đất. Còn theo những câu chuyện truyền miệng trong dân gian, ngày Tết này được tạo ra để nhân dân ta, đặc biệt những người nông dân tổ chức để cùng nhau diệt trừ sâu bọ, còn gọi là "Tết giết sâu bọ". Đặc biệt ở những khu vực sinh sống bằng nghề trồng trọt, lễ hội này được người dân quan tâm, chú trọng.
Mâm cỗ trong ngày Tết Đoan NGọ

Sau khi thực hiện xong các bước như lời ông lão đã dặn dò, sâu bọ từ đâu lăn ra chết rũ rượi. Ông lão còn dặn tiếp, sâu bọn trong khu vực càng ngày càng hung hăng, thế nên những người nông dân trong khu vực phải hết sức cảnh giác, mỗi năm cứ đều đặn thực hiện theo sẽ có hiệu quả. Dân chúng biết ơn, định cảm tạ ông thì ông đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ về công ơn của ông cũng như kỉ niệm sự việc này, dân chúng lấy ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm làm ngày Tết diệt sâu bọ còn gọi là Tết Đoan Ngọ.

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Vào ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm, hầu như mọi vùng miền trên nước ta đều chuẩn bị những món ăn đơn giản để dâng lên ông bà tổ tiên. Sau đó, cả gia đình quây quần bên nhau để cùng thưởng thức bữa ăn, thực hiện một số nghi lễ quan trọng. Những hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ khá đơn giản nhưng lại tượng trưng cho nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của nhân dân ta từ nhiều đời trước.

Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ

Nhìn chung, người dân (đặc biệt là những người nông dân) đều mong muốn hướng về ông bà tổ tiên, những người đã khai sinh nghề nông. Ngoài ra, người ta còn cầu mong cho một vụ mùa tốt đẹp, cây trái sai quả, hạn chế sâu bệnh,… Không những thế, trong ngày này, người dân còn cầu mong sức khỏe tốt để có thể lao động tốt.

Tìm hiểu các hoạt động của Tết Đoan Ngọ

Khảo cây vào giờ Ngọ

Đây là một nghi thức khá quan trọng trong ngày tết đoan ngọ nhưng ngày nay đã bị cách tân rất nhiều. Ở nhiều nơi, vào đúng 12h, người dân sẽ cầm gậy gõ vào nhưng cây ít ra hoa, trái hoặc có nhiều sâu bệnh. Phong tục này cần có sự phối hợp của hai người, trong đó một người sẽ trèo lên cao đóng vai cây, một người ở dưới đóng vai là người tra khảo. Người tra khảo sẽ thực hiện một số câu hỏi cũng như những bức xúc, nỗi lo lắng của người nông dân: Tại sao năm nay không ra hoa, ra quả? Mùa sau có ra quả nhiều không?

Tết Đoan Ngọ
Tục khảo cây

Tùy theo từng vùng miền, tùy vào loại trái cây mà người dân sẽ có câu hỏi khác nhau, tuy nhiên những câu hỏi nhằm đe dọa các loại cây trong khu vườn, nếu như không ra trái sẽ bị đốn bỏ. Tất cả các câu hỏi đều nhằm mục đích hy vọng vào một mùa màng tốt đẹp hơn. Nếu câu trả lời không thỏa đáng, những người ở trên cây sẽ trả lời với giọng cuống cuồng, van xin.

Ăn uống diệt trừ sâu bọ

Ăn trái cây

Mùng 5 tháng 5 là thời điểm giao mùa, các loại sâu bọ sinh sản, phát triển mạnh mẽ nhất. Chính vì vậy, nhân ta quan niệm, ăn nhiề trái cây, đặc biệt là trái cây chua như xoài, ổi, dứa,… vào ngày này sẽ giúp diệt trừ các mầm bệnh độc hại, diệt trừ “sâu bọ” trong cơ thể.

Tết Đoan Ngọ
Những loại trái cây được ưa chuộng trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ngoài ra, ngày này, bạn cũng đừng quên dâng một đĩa ngũ quả cho ông bà tổ tiên để cầu mong một mùa màng tốt đẹp hơn. Điều này còn thể hiện được tấm lòng của con cháu đối với những người đã có công ơn khai khẩn, đem lại công ăn chuyện làm ổn định cho các thế hệ về sau.

Ăn cơm rựu nếp

Nhiều nơi ở nước ta, vào ngày Tết Đoan Ngọ, những gia đình cùng quay quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức món cơm rự nếp độc đáo. Cơm rựu nếp cẩm được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp cẩm đã được nấu lên cùng với men rựu. Tuy nhiên, cơm rựu nếp cẩm có vị ngọt, cay nhẹ dễ ăn, giúp cho tiêu hóa tốt. Nhân dân ta quan niệm, nếu thưởng thức cơm rựu nếp vào ngày mùng 5 tháng 5 sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tốt, hấp thu tốt hơn.

Tết Đoan Ngọ
Cơm rự nếp cẩm

Cơm rựu nếp cẩm còn rất tốt cho nhưng người thưởng thức. Thế nên, vào ngày lễ này, già trẻ lớn bé trong nhà đều phải thức thức món ăn này để cầu mong có được sức khỏe tốt đẹp hơn. Món ăn này có tác dụng phòng tránh và hỗ trợ điều trị các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Ăn bánh ú tro

Cùng với cơm rựu nếp thì bánh ú tro cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết “diệt sâu bọ”. Bánh được chế biến từ nguyên liệu chính là nếp, tro, đậu xanh. Trong ngày này, cả nhà sẽ cùng nhau quay quần bên nhau, cùng thưởng thức bánh ú tro cùng với những món ăn truyền thống khác. Bánh ú tro có tính mát và dễ tiêu, thế nên món bánh này được dùng mang tính chất trung hòa cho cơ thể, giúp cho cơ thể giải độc, ngăn ngừa các bệnh sỏi thận, gút,…

Tết Đoan Ngọ
Bánh ú

Hái lá thuốc

Một vài nơi như ở ngoài miền Bắc, người ta vãn còn lưu giữ phong tục trong Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt là ở những khu vực rừng núi, người dân thường chọn khung giờ vào giữa trưa, tốt nhất là vào lúc 12 giờ để thực hiện. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm dương khí nhiều nhất, ánh nắng từ mặt trời tỏ ra nhiều nhất nên thích hợp để lựa thuốc chữa bệnh. Các loại cây được tìm hái sẽ là nhưng loại cây có tác dụng chưa bệnh thông dụng về da hay đường ruột.

Tết Đoan Ngọ
Lá thuốc

Lá thuốc sau khi đem về được rửa sạch, thêm nước và cho vào nồi nấu sôi lên khoảng 15 phút. Nước sau khi được nấu sẽ được để nguội tắm ngoài da hoặc xông ngay sau đó để phòng và chữa bệnh.

Tắm nước lá mùi

Cây mùi là một loại thực vật thường được người dân sử dụng trong ẩm thực. Ngoài ra, đây còn được xem như là một vị thuốc nam giúp giải cảm, trừ độc. Theo kinh nghiệm của ông bà ta để lại, tắm nước lá mùi vào Tết Đoan Ngọ giúp cho cơ thể toát nhiều mồ hôi, đem lại cảm giác thư giãn cực kì tốt.

Như vậy, chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu một số thông tin cũng như phong tục cần thiết liên quan đến Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp bạn hiểu thêm về một ngày lễ truyền thống đầy ý nghĩa của nhân dân ta.

>>> Top 5 Lễ hội đặc sắc ở Cần Thơ

Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: