An Giang có nhiều món ăn nổi tiếng thơm ngon, hấp dẫn. Thốt nốt ở An Giang là loại cây quý, có thể được chế biến thành những món ăn, đồ uống thu hút khách du lịch ở trong và ngoài miền Tây. Cùng tìm hiểu những giá trị nổi bật của loại cây này mang lại nhé!
Danh mục bài viết
Vài nét về cây thốt nốt ở An Giang
An Giang là được mệnh danh là vùng đất với nhiều đặc sản trứ danh, làm nao lòng du khách mỗi khi ghé đến. Nếu Bến Tre nổi tiếng là “xứ dừa” thì An Giang được xem là thủ phủ của thốt nốt ở miền Tây. Nếu bạn đến đây mà chưa một lần thưởng thức qua loại đặc sản nức tiếng này là một thiếu sót lớn. Thốt nốt ở An Giang là loại cây đa dụng, đem lại nguồn lực kinh tế lớn cho tỉnh nhà.
Về nguồn gốc, thốt nốt vốn là cây thuộc họ cau, chuyên sinh sống ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. Đây là loại cây có thân cao, mỗi cây có thể có chiều cao lên đến 30m. Mỗi cây có tán lá rộng khoảng 3m tính theo chiều ngang.
Cây thốt nốt có dáng vẻ bên ngoài khá giống cây dừa nhưng tuổi thọ khá lâu hơn, có cây sống đến 100 năm. Thân cây được phát triển dần theo những sẹo lá. Hoa thốt nốt mang tính đơn tính khác gốc. Mỗi cây hàng năm cho từ 50-60 quả. Cây thốt nốt có những đặc điểm sinh trưởng phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của vùng Bảy Núi An Giang. Cây có khả năng chịu hạn và cả ngập nước, ưa nắng nhưng không chịu được rét.
>>> Khám phá 7 ngọn núi vùng Thất Sơn Bảy Núi – An Giang
Công dụng của cây thốt nốt ở An Giang
Tên gọi “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt nốt lâu dần thành quen. Cây thốt nốt có được người dân tận dụng tất cả các bộ phận trên cây để phục vụ đời sống. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những giá trị tiêu biểu mà cây thốt nốt ở An Giang mang lại.
Hoa thốt nốt
Người dân khai thác hoa thốt nốt để thu lấy mật. Mỗi cây thốt nốt cái thường có khoảng 30-40 nhụy hoa. Người thu hoạch sẽ cắt vòi hoa, lấy tre nẹp lại, buộc ống vào đầu cụm hoa để hứng nước tiết ra từ đó. Mật tiết ra từ hoa sẽ tạo ra đường Saccaroza. Đây là một thức uống giải khác tuyệt vời, được người dân trong tỉnh và khách du lịch ngoài tỉnh vô cùng ưa chuộng.
Nếu như chưa đến An Giang, nhiều người khá bất ngờ khi biết được quy trình thu hoạch nước thốt nốt. Đây là loại nước uống có vị thơm, ngọt dịu, khiến cho ai thưởng thức rồi cũng phải trầm trồ trước thức uống có vẻ bình dân này. Không những thế, mật hoa thốt nốt còn được sử dụng để làm nhiều sản phẩm có giá trị khác.
Người dân An Giang còn vô cùng kì công và khéo léo khi chế biến ra đường thốt nốt – sản phẩm có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam và đang dần vươn tầm ra thế giới. Đường thốt nốt thường được sản xuất thành hình tròn, mỗi viên có đường kính khoảng 5 cm. Vị đường ngọt dịu, thường được sử dụng để chế biến một số món ăn hoặc ăn tươi đều được.
Trái thốt nốt
Từ lâu, trái thốt nốt ở An Giang đã được nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ưa chuộng. Quả thốt nốt kết thành từng chùm, to tròn cỡ quả dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Ruột có những ngăn múi (khoảng 3 – 5 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cơm dày màu trắng, mềm dẻo giống như cơm trái dừa nước nhưng thơm ngon hơn, có vị bùi và béo khi còn non. Quả thốt nốt chín già ăn cứng hơn, phần thịt có màu vàng và mùi thơm như mít chín.
Lúc đầu, trái thốt nốt chỉ là loại trái ăn chơi đối với những người sống trong khu vực. Về sau, người dân An Giang sử dụng thứ trái cây bình dân này để sáng tạo ra những món ăn, loại nước uống đa dạng hơn. Khi nền du lịch vùng Bảy Núi phát triển, dần dần, những món ăn này được nhiều người biết đến và trở nên ưa chuộng, thịnh hành hơn. Giá trị của trái thốt nốt nói riêng và cây thốt nốt ở An Giang nói chung cũng được nâng tầm.
Trái thốt nốt có thể được chế biến thành các món ăn, thức uống cực kì hấp dẫn. Bánh bò thốt nốt là một lựa chọn hàng đầu khi đến với An Giang vì độ nổi danh của nó. Bánh được tạo ra từ những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, nước cốt dừa, đường,… Người ta cho rằng, đường thốt nốt chính là linh hồn của món bánh đặc sản nổi tiếng gần xa này.
Ngoài bánh bò thốt nốt, du khách còn có thể có nhiều lựa chọn khác như bánh lá thốt nốt, rau câu đường thót nốt sữa dừa, thốt nốt rim,… Mỗi món ăn trên có thể được chế biến theo các công thức khác nhau, nhưng nhìn chung, điểm chung ở đây là người chế biến luôn tìm cách tạo ra những món ăn giữ dduwojc hương vị đặc trưng nhất của thốt nốt An Giang. Điều này đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng du khách khi thưởng thức ẩm thực nơi đây.
>>> Ăn gì và Chơi gì khi du lịch Tri Tôn – An Giang
Thân, lá cây thốt nốt
Người dân An Giang luôn biết cách tận dụng những sản vật quý của tự nhiên đem lại. Khai thác hoa và quả thốt nốt, người ta còn tận dụng luôn cả thân và lá để phục vụ đời sống con người. Cây thốt nốt còn đóng vai trò nhất định trong sản xuất, xây dựng. Lá thốt nốt được dùng đẻ lợp nhà, làm thảm, đan rổ, làm quạt,… Có thể nói, cây thốt nốt An Giang có giá trị quan trọng đối với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của người dân nơi đây.
Giá trị, tiềm năng cây thốt nốt ở An Giang
Như đã nêu ở trên, chính nhờ vào các công dụng tuyệt vời mà cây thốt nốt mang lại mà cây thốt nốt An Giang được đánh giá rất cao. Hiên tại, về kinh tế, một số sản phẩm được chế biến từ thốt nốt được du khách trong và ngoài nước cực kì ưa chuộng, đem lại nguồn kinh tế ổn định cho người dân An Giang nói riêng, tỉnh nhà nói chung.
Không những thế, nhiều khu vực trồng thốt nốt còn là điểm đến thú vị thu hút lượng lớn khách du lịch. Du khách đến đây vừa để trải nghiệm, khám phá và có được những tấm ảnh độc lạ bên loại cây nổi tiếng khắp miền Tây này.
Để tìm hiểu thêm nhiều đặc sản khác ở miền Tây, mời các bạn truy cập Facebook và YouTube của “Tui là người miền Tây” nhé!