Phong tục tết xưa và tết nay có gì khác biệt

tết xưa và tết nay

Tết cổ truyền là một dịp lễ lớn của người Việt Nam. Dù phong tục Tết xưa và Tết nay có ít nhiều sự thay đổi theo thời gian nhưng dịp Tết Cổ Truyền vẫn đóng vai trò lớn trong văn hoá tính ngưỡng độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc từ Bắc vào Nam.

Tết Cổ Truyền là gì?

Tết Cổ Truyền hay còn được gọi là Tết Nguyên Đán, Tết Ta là dịp đầu năm được tính theo bộ lịch âm, đây là dịp lễ lớn của Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tết là dịp lễ lớn đi kèm những phong tục đặc sắc khác nhau như lễ đưa ông Táo về trời, Tất Niên,…

Tết xưa và tết nay có gì khác nhau
Tết xưa và tết nay có gì khác nhau

Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của xã hội, phong tục Tết xưa và Tết nay có không ít sự khác biệt, những sự khác nhau này ít nhiều mang đến cảm nhận về Tết Nguyên Đán khác nhau trong mỗi người.

>>> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán

Tết xưa

“Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh – Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.

Người xưa xem Tết là một ngày lễ lớn quan trọng, là dịp đoàn viên sau 1 năm làm lụm vất vả để chăm lo cho cuộc sống thì ngày Tết là dịp mọi người nghỉ ngơi và vui chơi.

Không khí Tết ngày xưa
Không khí Tết ngày xưa

Món ăn ngày Tết

Ăn uống ngày Tết cũng rất được chú trọng, nhiều nhà đã chuẩn bị các vật nuôi để giết thịt ngày Tết trước cả tháng để vỗ béo. Trong đó thì việc gói bánh chưng, bánh tét đã được chuẩn bị chu đáo. Từ đầu tháng chạp, tức tháng 12 âm lịch thì các bà các mẹ đã chọn loại nếp ngon, đậu và các nguyên liệu cần thiết để sẵn trong nhà.

Mâm cơm ngày tết xưa
Mâm cơm ngày tết xưa

Các món ăn khác ngày Tết như bánh mứt Tết, củ kiệu – dưa hành, giò lụa, giò thủ, thịt lợn… thì cũng bắt đầu được chuẩn bị dần từ rằm tháng Chạp đến giao thừa. Đây là các món ăn không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền.

Phong tục tết xưa

Ngày xưa, từ 23 âm lịch đã thấy được không khí Tết tràng về, đây cũng là ngày mà người người nhà nhà chuẩn bị đưa ông Táo về trời. Theo quan điểm xưa, ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện trong năm cũ, 23 tháng chạp cũng là ngày ngày gắn liền với truyền thuyết “cá chép hóa rồng”.

Ngày 24 âm lịch trở đi, xóm làng đã gập tiếng cười nô nức của trẻ con và tiếng pháo nổ. Người lớn trong nhà cũng bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên, dọn dẹp cỏ xung quanh mộ các cụ kỵ. Từ 27 Tết thì người người nhà nhà bắt đầu gói bánh chưng bánh tét, mổ heo,… cả xóm làng lúc này ngập tràng tiếng nói cười của các bà các mẹ, vừa gói bánh vừa hàn huyên chuyện năm cũ.

Đêm 30 Tết, người ta sẽ cắm 1 cây nêu trước sân, cây nêu được làm từ thân cây tre hoặc trúc, được tỉa gọn lá, trên cây treo vòng, lá cờ nhỏ và các vật dụng tính ngưỡng tuỳ theo vùng miền. Trong nhà treo các câu đối đỏ, hoa Tết cũng được bài trí từ sân và nhà. Ngày 30 Tết nhà nhà bày mâm cúng tổ tiên, đêm 30 bên bếp lửa quây quần cùng nhau nấu bánh chứng, bánh tét đón giao thừa chuẩn bị sang năm mới.

ông đồ bên câu đối đỏ là hình ảnh quen thuộc của Tết xưa
Ông đồ bên câu đối đỏ là hình ảnh quen thuộc của Tết xưa

Chúc Tết đầu năm mới là một thông lệ không thể thiếu, trẻ con chúc tết ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong dòng họ. Người lớn thì chuẩn bị các bao đỏ, lì xì mừng tuổi cho các em nhỏ.

Ngày đầu năm, các gia đình thường đi đến các địa điểm tâm linh, tính ngưỡng như chùa để cầu bình an cho gia đình, moi một năm mới bình an, mọi thức suôn sẽ thuận lợi.

Tết xưa là thời khắc bao người mong đợi, giây phút đoàn viên, sum vầy bên gia đình, nấu bánh chưng xanh bên bếp lữa đỏ rực, cùng nhau trò chuyện về năm cũ đã qua. Xa xa lại còn được nghe tiếng pháo nổ đón Tết.

>>> Những lưu ý khi đi chúc Tết ở miền Tây không phải ai cũng biết

Tết nay và Tết xưa khác nhau như thế nào?

Trãi qua thời gian thay đổi, phong tục Tết xưa và Tết nay cũng có nhiều sự khác biệt. Cuộc sống ngày càng đầy đủ và hiện đại nên việc chuẩn bị ăn uống ngày Tết không còn quá được chú trong và vất vả như ngày xưa nữa. Hiện nay mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống… đều có sẵn và dễ dàng mua được ngoài cửa hàng, siêu thị.

Bánh chưng, bánh tét, các loại mứt tết cũng dễ dàng tìm mua, ít nhà nào còn giữ được việc tự tay gói và nấu bánh, làm mứt như xưa. Các món ăn cũng đa dạng hơn và dễ dàng mua được.

Tết đến, bên cạnh việc về đoàn viên bên gia đình thì nhiều gia đình cũng chọn cách đón Tết là đi du lịch xa, vui chơi giải trí, thư giản nghỉ ngơi sau 1 năm bộn bề loa toan trong cuộc sống.

Tết xưa và Tết nay
Tết xưa và Tết nay

Tuy đổi mới là vậy và cũng có sự khác nhau giữa Tết xưa và Tết nay người Việt vẫn còn giữ nhiều phong tục xưa như: Tảo mộ, dọn dẹp nhà cửa, đưa ông Táo về trời, chúc Tết người lớn tuổi,…

Chúc Tết là phong tục của người việt trong cả Tết xưa và Tết nay
Chúc Tết là phong tục của người việt trong cả Tết xưa và Tết nay

>>> Xem thêm: Ẩm thực ngày Tết miền Nam

>>> Xem thêm: Mứt ngon ngày Tết

Mặc dù có nhiều thay đổi giữa Tết xưa và Tết nay nhưng đây vẫn là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Điều hướng đến những giá trị tốt đẹp như ăn no, mặc đẹp, nói điều hay, gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp. Đặc biệt, dù là Tết xưa và Tết nay thì đây cũng là dịp là dịp quan trọng để cả nhà sum vầy, quây quần bên nhau, cùng đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

Like Fanpage và theo dõi kênh Youtube Tui là người miền Tây để biết thêm những kiến thức thú vị nhé

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: