Nước mắm Phú Quốc, từ lâu không chỉ là loại gia vị mà còn là niềm tự hào của người dân Phú Quốc cùng với làng nghề làm nước mắm với lịch sử hình thành lâu đời. Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia loại hình Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian là niềm vinh dự, tự hào của người sản xuất nước mắm Phú Quốc. Cùng tham quan và tìm hiểu về nhà thùng nước mắm – làng nghề đã tồn tại hằng trăm năm qua.
Danh mục bài viết
Lịch sử làng nghề nước mắm Phú Quốc
Đảo ngọc Phú Quốc là hòn đảo xinh đẹp nằm trong vùng biển Tây Nam được ưu ái ban tặng cho nơi đây cảnh sắc xinh đẹp với vô vàng sản vật thiên nhiên phong phú. Làng nghề làm nước mắm Phú Quốc đã tồn tại hơn 200 năm qua, gắn bó với người dân nơi đây và phát triển tạo nên nét đẹp văn hoá độc đáo và vô cùng ấn tượng trong mắt du khách đến đây.
Nguồn gốc của làng nghề bắt đầu từ lúc từ việt khai thác gỗ đóng tàu để đi bắt cá, những chiếc thuyền thô sơ cùng ngư dân ra khơi để khai thác hải sản. Ban đầu, cá tươi được sử dụng làm thức ăn cho ngư dân, nguồn các bắt đầu dồi dào hơn và dẫn đến việc lượng cá bị dư ra và bị ươn. Người dân đã nghĩ ra cách ướp cá cùng với muối trong các am, sành để chúng có thời gian sử dụng lâu hơn.
Những chuyến ra khơi lâu khiến số cá được ướp trong am bắt đầu thay đổi hương vị và trở nên đậm đà hơn và thế là ngư dân đã chế biến cá thành nước mắm để dùng. Số lượng các đánh bắt càng nhiều và các ở đây cũng vô cùng tươi ngon nên vị nước mắm ra ra cũng có hương thơm và vị ngon đậm đà. Dần dà làng nghề được bắt đầu hình thành và phát triển từ đây.
Nhà thùng nước mắm Phú Quốc
Từ những am ủ cá nhỏ ban đầu, người ta bắt đầu đóng các thùng mắm to hơn để chứa nhiều cá hơn. Gỗ được dùng để đóng thùng là gỗ lời bời, hỗ phách, dên dên được khai thác trên rừng…và dùng những sợi mây đan để quanh tròn thùng lại.
Cá được dùng để làm mắm những loại cá cơm hảo hạng như cá cơm Than Đen, cá cơm Than Đỏ và cá cơm Sọc tiêu để chế biến và được khai thác quanh năm. Loại nước để sử dụng trong quá trình làm mắm cũng là loại nước giếng tinh khiết và được lấy từ độ sâu trên 100m, và muối để ướp cá cũng là loại muối ít tạp chất.
Sau khi đánh bắt cá, người dân sẽ bắt đầu làm sạch các loại cá cơm và bắt đầu ướp muối ngay trên tàu để đảm bảo độ tươi ngon. Khi tàu cập bến, số cá này được chuyển sang ủ trong các thùng lớn để ủ theo phương pháp gài nén.
Sau từ 9- 15 tháng, nước mắm thành phầm được ra lò nhờ phương pháp kéo rút chuyên nghiệp. Nước mắm khi ra lò có độ đạm tự nhiên từ 40 đến 45 độ, màu vàng cánh gián ống ánh, sánh mịn. Nước mắm Phú Quốc có mùi thơm đặc trưng, độ mặn tự nhiên từ cá và muối và hậu ngọt tự nhiên hiếm nơi nào có được. Hương vị nước mắm Phú Quốc chinh phục mọi giác quan của thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức.
Những cơ sở sản xuất nước mắm nổi tiếng tại Phú Quốc
Làng nghề làm nước mắm Phú Quốc mỗi năm cung cấp hơn 12 triệu lít nươc mắm thơm ngon hảo hạng. Với hàng chục cơ sở chế biến nước mắm dọc theo cảng biển và sông lớn. Một số cơ sở làm nước mắm nổi tiếng bạn có thể ghé thăm khi đến đây du lịch.
- Nước mắm Thịnh Phát: Đường 30, khu phố 1,thị trấn Dương Đông, Phú Quốc.
- Nước mắm Khải Hoàn: Số 11, Cầu Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc.
- Nước mắm Nam Hương. Địa chỉ: gần Bãi Sao, thị trấn An Thới, Phú Quốc.
- Nước mắm Red Boat. Địa chỉ: thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Phú Quốc.
>>> Xem thêm: Top 10 món ngon đặc sản Phú Quốc bạn nhất định phải thử qua
>>> Xem thêm: 10 địa điểm du lịch Phú Quốc mùa hè 2022 không thể bỏ lỡ
Nước mắm Phú Quốc luôn là niềm tự hào của người dân Phú Quốc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Những dòng nước mắm sóng sánh là món quà quý mang hương vị biển cả. Làng nghề làm nước mắm với đặc trưng là những nhà thùng này vừa là nơi lưu giữ được nét văn hóa về làng nghề truyền thống vừa phát triển nghề nước mắm của người dân nơi đây.
Để biết thêm những thông tin hot hit về miền Tây, hãy like Fanpage Tui là người miền Tây
Ảnh: Internet