Miền tây nổi tiếng với những món ăn ngon dân dã, đơn giản, dễ làm. Nhắc đến món ăn ngon không thể bỏ qua những món gỏi miền tây hấp dẫn. Đến với miền tây mọi người sẽ được thưởng thức nhiều món gỏi lạ từ tên gọi, nguyên liệu và cách chế biến
>>> xem thêm:
- Cách làm gỏi gà măng cụt đơn giản đúng chuẩn miền Tây
- Món ngon Cần Thơ hút hồn du khách
- Tổng hợp 9 Đặc sản Bến Tre nổi tiếng
Danh mục bài viết
1. Món Gỏi Miền Tây – Gỏi Củ Hủ Dừa
Củ hủ dừa(phần đọt non của cây dừa), cây dừa có giá trị kinh tế cao, từ thân làm đồ thủ công mỹ nghệ, lá dừa làm đồ trang trí và cọng dừa làm chổi,… Ngoài ra củ hủ dừa được chế biến ra nhiều món ăn, hầm, làm bánh xèo,… và món gỏi củ hủ dừa là món ăn được nhiều người yêu thích bởi độ giòn và ngọt từ đọt non của cây dừa, nguyên liệu không thể thiếu để góp phần tạo nên món gỏi củ hủ dừa hấp dẫn là tôm khô, thịt luộc và cà rốt, rau răm ăn kèm với nước chấm chua ngọt.
Thế nên, những Món Gỏi Miền Tây không thể thiếu Gỏi Củ Hủ Dừa đấy nhé!
2. Món Gỏi Miền Tây : Gỏi Bồn Bồn
Món gỏi miền tây thứ 2 chính là: Gỏi Bồn Bồn. Bồn bồn là tên gọi của một loài cỏ hoang, mới nghe qua tên đã kích thích trí tò mò của nhiều người, tuy là một loại cỏ hoang nhưng đây được xem là một loại đặc sản, bồn bồn mọc quanh các ao, ruộng vùng sông nước, tuy nhiên chúng chỉ thích hợp sinh sống ở một số nơi không phải ở đâu cũng dễ tìm loại cây hoang dại này.
Do có vị giòn, ngọt nên bồn bồn cũng được chọn làm nguyên liệu chính để chế biến thành món gỏi ngon ở miền tây. Thành phần chính trong món gỏi bồn bồn: tôm khô, thịt ba chỉ, lỗ tai heo,… Góp phần làm tăng thêm hương vị đậm đà cho món gỏi không thể thiếu chanh, đường, nước mắm trộn gỏi.
3. Gỏi Rau Càng Cua Miền Tây
Rau càng cua là loại rau mọc hoang dại, mọc nhiều nơi, dễ trồng, phân bố rộng ở nhiều nơi, có nhiều thành phần: sắt, magie, vitamin C, hỗ trợ điều trị các bệnh, tiểu đường, huyết áp, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Thân cây mọng nước, giòn và chua nhẹ nên được dùng để nấu canh, ăn sống, còn được kết hợp làm nhiều món gỏi ngon lạ miệng: gỏi rau càng cua dầu giấm, gỏi rau càng cua cá hộp, gỏi rau càng cua chay,…
4. Gỏi sầu đâu Miền Tây
Cây sầu đâu, sầu đông, xoan công dụng chủ yếu là làm thuốc chữa bệnh: Võ cây, lá, hạt, rễ, hoa và trái, là loại cây mọc nhiều ở các tỉnh miền tây Kiên Giang, An Giang. Tuy có vị chát đắng nhưng lá cây sầu đâu vẫn được ưu tiên chọn làm món gỏi sầu đâu thơm ngon nổi tiếng khắp miền tây
Do có vị đắng nhẵn trước khi làm gỏi nên trụng sơ lá sầu đâu qua nước sôi, như vậy sẽ làm giảm đi vị đắng có ở trong lá. Món gỏi lá sầu đâu này có thể đem trộn với cà chua, dưa leo, xoài chua, nước me chua ngọt, món gỏi sầu đâu sẽ được thêm thịt ba chỉ, khô cá lóc, khô cá sặc tùy sở thích của mỗi người.
5. Gỏi xoài khô cá lóc Miền Tây
Gỏi xoài khô cá lóc món ăn quen thuộc dù chỉ nghe qua một lần đã không thể quên bởi sự hấp dẫn với trái xoài xanh, chua chua, giòn giòn trộn lẫn với món khô cá lóc nướng dai dai, thơm thơm, kết hợp với món nước mắm chua cay, mặn, ngọt làm tăng thêm tính kích thích cho vị giác. Món gỏi xoài khô cá lóc được dùng làm món khai vị, mồi nhắm rượu, bia vào các dịp tiệc, lễ, tết,…
Về miền tây mà đến các quán nhậu, muốn ăn món gỏi miền tây thì cứ gọi gỏi xoài khô cá lóc, bảo đảm quán nào cũng có các bạn nhé!
6. Gỏi ba khía Miền Tây
Ba khía là loại cua nhỏ sống tập trung ở vùng nước lợ, nước mặn: Sóc Trăng, Cà Mau nhưng tập trung chủ yếu là vùng U Minh do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt với tên gọi là ba khía. Cách dùng đơn giản nhất từ ba khía đó là luộc, rang me,…
Ngoài ra để bảo quản lâu hơn ba khía còn được dùng làm mắm, món ngon miền tây không quên kể đến là món gỏi ba khía, hương vị đậm đà, chua chua, cay cay, từ món ba khía trộn tỏi ớt, món gỏi ba khía trộn đu đủ, càng hấp dẫn hơn khi có chén cơm trắng ăn kèm vào những ngày trời mưa se lạnh thì không còn gì sánh bằng.
7. Gỏi đu đủ Miền Tây
Đu đủ là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, có công dụng bổ máu, giúp phục hồi gan,nhuận tràng,… Đặc biệt trong đu đủ chứa nhiều vitamin C, chất xơ, cali,…Hạt đu đủ có thể dùng làm thuốc, ngoài việc để trái ăn chín, đu đủ sống xanh, giòn có thể chế biến được rất nhiều loại gỏi:
Gỏi đu đủ tép, gỏi đu đủ tai heo, gỏi đu đủ chua ngọt, gỏi đu đủ chay,… tùy vào từng loại gỏi sẽ có nước chấm ăn kèm khác nhau, tuy nhiên hương vị đậm đà ở mỗi loại đều mang một hương vị riêng biệt, giúp cho bữa ăn thêm ngon miệng hay chống ngán.
8. Gỏi bưởi tôm thịt Miền Tây
Bưởi là loại trái cây giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả, bưởi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu,… bên cạnh đó bưởi cũng là nguyên liệu chính tạo nên các món ăn, thức uống hấp dẫn, trong đó có món gỏi bưởi. Vị chua thanh, ngọt mát, màu sắc bắt mắt nên món gỏi bưởi thường được dùng làm món khai vị, trong các buổi tiệc, liên hoan,…
Món gỏi bưởi được xem hoàn thành khi bưởi và các nguyên liệu rau, củ thấm đều gia vị, không bị dập nát, các nguyên liệu điều ngấm chua, ngọt hài hòa kích thích vị giác.
Từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm, giá thành lại thấp, không tốn nhiều thời gian, người dân miền tây đã sáng tạo ra được nhiều món gỏi ngon độc đáo, lạ mắt, nhưng không kém phần hấp dẫn, bắt mắt thường được dùng vào các dịp bữa cơm sum họp gia đình, liên hoan, chiêu đãi, nhâm nhi trong những buổi nhậu, hoặc cũng là món chính trong mâm cơm gia đình.
Như vậy các bạn đã điểm sơ qua một số món gỏi miền tây ngon và phổ biến nhất ở quê mình rồi đấy! chúc các bạn vui vẻ.
Các bạn hãy xem thêm những video của bọn mình về Miền Tây tại kênh Youtube Tui Là Người Miền Tây nhé