Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5)

Them tieu de phu 1

Tết Đoan Ngọ hay Tết Diệt Sâu Bọ là một ngày tết đặc biệt trong văn hóa truyền thống người Việt Nam và được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Vậy nguồn gốc và nên ăn gì trong tết Đoan Ngọ? Tui là người Miền Tây mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ.

>>> 5 Homestay Miền Tây đẹp mang đậm “phong cách miệt vườn”

Các bạn vào xem các video về miền Tây tại youtube của bọn mình

Video về những ngôi chùa để tham quan vào tết Đoan Ngọ  tại đây nhé

Đây là một ngày tết truyền thống của Việt Nam và một số nước Châu Á như:  Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan và Trung Quốc. Theo dân gian chữ “Đoan” có nghĩa mở đầu, chữ “Ngọ” là từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Vào giờ này là lúc mặt trời ở gần đất trời nhất và ngắn nhất.

Tết Đoan Ngọ là tết Đoan Dương, rơi vào giờ Ngọ của ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Ngoài ra tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết nửa năm, tết diệt sâu bọ, do ngày xưa đây chính là ngày mà người dân tập trung bắt sâu bọ gây hại cho cây trồng ..

Lịch tết Đoan Ngọ năm 2021 - Nguồn gốc và ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ
Lịch tết Đoan Ngọ năm 2021 – Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Theo lời truyền miệng của người xưa, vào ngày sau khi thu hoạch, năm đó nông dân trúng mùa, nhưng năm ấy sâu bọ kéo về rất nhiều và ăn mất thực phẩm, trái cây đã thu hoạch. Mọi người tập hợp lại suy nghĩ nhưng không có cách nào để giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão đi tới, ông tự xưng là Đôi Truân.

Thiet ke khong ten 2021 05 03T082032.216 1
Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) – Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Ông mách cho dân làng lập đàn cúng ở mỗi nhà với lễ vật đơn giản như trái cây, bánh tro,…sau đó ra trước nhà vận động. Nhân dân làm theo đúng lời ông cụ, một lúc sau sâu bọ chết rã rượi. Ông lão còn dặn dò thêm: Sâu bọ vào ngày này hàng năm sẽ trở nên hung hăng, cứ mỗi năm vào ngày này lại lập đàn cúng như năm nay thì sẽ trị được chúng.

Người dân rất biết ơn ông lão, để tưởng nhớ, mọi người đặt cho ngày này là tết diệt sâu bọ, có người gọi ngắn gọn hơn là tết Đoan Ngọ vì lúc bấy giờ người dân lập đàn cúng ngay vào giờ ngọ.

Ăn gì vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5)?

Rượu nếp cẩm và nếp cẩm: Đây là thứ không thể thiếu vào dịp tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của người xa xưa, bộ phận tiêu hóa của con người thường chứa nhiều loại kí sinh trùng, chúng thường ẩn náo sâu trong bụng nên khó tiêu diệt được. Chỉ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, các loại ký sinh này sẽ ngoi lên, chúng ta mới có thể tiêu diệt chúng bằng cách ăn các loại thức ăn có vị cay, chua, chát, có chất nóng trong đó có rượu nếp. Nhưng nếu muốn hiệu nghiệm, nên uống vào buổi sáng, ngay lúc vừa thức dậy.

Thiet ke khong ten 2021 05 03T082720.846
Nếp Cẩm – Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Bánh tro: Là món ăn không thể thiếu của người miền Trung Và Nam Bộ trong ngày tết này. Được làm từ gạo nếp ngâm với tro củi khô nên bánh có màu vàng đậm đặc trưng, bọc bên ngoài là lớp lá chuối xanh mướt, khi gói lại theo hình thon dài hoặc hình chóp tam giác. Bánh có tận ba loại nhân là nhân mặn, nhân ngọt và không nhân, gói xong thì mang đi luộc cho đến khi chín thì vớt ra để nguội, là sử dụng được. Nhiều người cho rằng khi ăn bánh này sẽ tiêu diệt được bệnh tật nên rất được chú trọng trong mâm lễ cúng ngày mùng 5 tháng 5.

Thiet ke khong ten 2021 05 03T084401.837
Bánh tro – Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Hoa quả: Với mục đích là “tiêu diệt sâu bệnh” bên trong cơ thể, người ta thường chọn các loại trái cây có vị chua như xoài, mận, cóc,…ăn vào buổi sáng là có hiệu quả nhất.

Thiet ke khong ten 2021 05 03T084718.567
Hoa Quả – Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Bánh xèo: Là loại bánh đặc sản của miền Tây, cũng là món không thể thiếu trong tết Đoan Ngọ hàng năm. Cái giòn giòn của vỏ bánh quyện với cái ngọt ngọt bùi bùi của phần nhân, gói chung với miếng rau xanh, chấm ngậm trong chén nước mắm chua ngọt, tạo nên một hương vị đặc biệt và chỉ có thể tìm thấy ở miền sông nước.

Thiet ke khong ten 2021 05 03T143103.872
Bánh xèo – Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Chè trôi nước: Đây là món phải có trong mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp trắng nõn dai dai hòa quyện với bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa mằn mặn tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Thiet ke khong ten 2021 05 03T101905.881
Chè Trôi Nước – Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Vào những năm trở về đây, nhiều nơi đã tổ chức các hoạt động lễ hội để phục vụ du khách gần xa vào dịp tết Đoan Ngọ này như: Lễ hội trái cây tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; Lễ hội trái cây ngon ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ; Hội chợ triển lãm trái cây ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre…

Thiet ke khong ten 2021 05 03T161323.468
Lễ hội trái cây – Nguồn gốc và nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ

Trong các lễ hội này có các hoạt động vui chơi như: Hội thi nấu ăn với các loại bánh dân gian Nam bộ, nghệ thuật chưng trái cây và hội thi trái cây ngon. Ngoài ra, còn các hoạt động trò chơi dân gian như: Thả vịt, đập heo, kéo co, đua xuồng,…

Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về sự tích và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: