Ai về miệt thứ Cà Mau hẳn sẽ rất ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên kì vĩ ở nơi đây. Đặc biệt về nơi đây, du khách hãy một lần theo chân người dân nơi đây để được trải nghiệm nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ – di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của vùng đất Mũi. Còn nếu chưa có dịp, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Nét đẹp làng chiếu Định Yên, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Đồng Tháp
Danh mục bài viết
Nên đến U Minh Hạ vào thời điểm nào?
Ở Cà Mau có hai mùa mưa (từ tháng 11 đến tháng 4) và mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 10). Vào mùa mưa, lúc nước dâng cao lên, bạn có thể di chuyển xung quanh rừng U Minh Hạ bằng thuyền để ngắm cảnh xung quanh khu rừng ngập mặn độc đáo này. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho việc tham quan, bạn nên đến nơi đây vào mùa khô để an toàn hơn do trời nắng ráo.
Phương tiện di chuyển đến U Minh hạ
Có hai cách để di chuyển từ Sài Gòn tới rừng U Minh Hạ là xe máy hoặc xe khách.
- Xe máy: Các bạn di chuyển theo hướng QL1A- qua cầu Cà Mau- Ngô Quyền- Võ Văn Kiệt – theo biển chỉ dẫn tới rừng U Minh Hạ (nếu không biết thì bạn hỏi người dân địa phương).
- Xe khách: Từ TP HCM tới Cà Mau có các chuyến xe khách như Liên Hưng, Mai Linh, Giáp Diệp, Phương Trang, Ngọc Hà tại bến xe miền Đông, miền Tây hay bến xe An Sương. Giá vé xe khách tới Cà Mau dao động từ 180k – 200k/người. Sau khi tới bến xe Cà Mau, mọi người bắt taxi hay xe ôm tới vườn quốc gia U Minh Hạ. Nếu đi xe bus từ bến xe Cà Mau tới thị trấn U Minh, bạn sẽ phải bắt xe ôm đi thêm 20km nữa mới tới rừng U Minh Hạ.
Khám phá nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ
Là vùng tận cùng của tổ quốc ở phía Nam, Cà Mau được thiên nhiên hào phóng ban tặng một hệ sinh thái rừng ngập lợ với hệ sinh thái đa dạng. Nơi đây chính là rừng quốc gia U Minh Hạ với diện tích rừng tràm rộng lớn. Mỗi khi tràm trổ bông cũng là mùa để những con ong cần mẫn đu hút nhụy hoa và ươm mật cho đời.
Nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ có từ bao giờ?
Không biết có từ bao giờ nhưng người ta chỉ biết, nghề gác kèo ong đã gắn bó mật thiết với người dân vùng tràm U Minh Hạ Cà Mau. Cho đến ngày hôm nay, những người sinh ra và lớn lên trên xứ sở rừng tràm này không ai là không biết đến nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ. Từ thời đi khẩn hoang, mở đất của cha ong, cây tràm đã có mặt khắp nơi trên vùng đất này
Lúc đầu, người ta chỉ biết lấy mật ong trong thiên nhiên, nghĩa là ong tự đóng tổ rồi con người tìm đến để lấy mật mang về. Lâu dần, bằng những kinh nghiệm dân gian, người dân miệt rừng U Minh nghĩ ra cách gác kèo để ong về xây tổ. Và từ đó, nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ đã được ra đời.
Theo chân người thợ gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ
Đầu tiên để dẫn dụ ong về tổ, người thợ phải có nhiều kinh nghiệm trong nghề gác kèo ong. Trước hết, người thợ cần phải biết chẻ kèo đẻo kèo, biết chọn trảng, chọn luồng, dựng nóng. Việc chọn trảng thường là ở những nơi có sậy những phải thấp hơn ngọn tràm. Theo đó, trảng phải có khoảng trống, diện tích rộng, có nguồn sáng để ong định hướng lấy mật.
Đối với nghề gác kèo ong này, việc chọn trảng là vô cùng quan trọng. Người thợ phải chọn những nơi bằng phẳng để chọn trảng và phải làm thế nào để mặt nước được phản chiếu ánh sáng mặt trời tia đều vào tấm kèo thì mới có thể dẫn dụ những con ong về xây tổ.
Sau khi đặt kèo xong, người thợ phải biết cách tủ chà và luôn giữ cho kèo đứng vững. Với những người thợ giỏi, lành nghề, tỉ lệ gác kèo về xây tổ đạt trên 80% kèo đã gác. Sau mỗi mùa lấy mật, người thợ sẽ dọn trảng, thay kèo ngay tại vị trí cũ. Theo kinh nghiệm của những người thợ lành nghề thì năm nào gió lớn thì ong xuống kèo thấp, gió nhỏ thì ong xuống kèo cao. Thông thường, ong tơ (ong mới tách đàn) sẽ không kén kèo, còn ong lớn rất kén kèo, kén trảng.
Vào khoảng độ tháng 10 âm lịch hàng năm, những đàn ong mật bắt đầu đi tìm nơi xây tổ. Trong thời điểm này, những người thợ gác kèo ong phải sửa kèo, dọn trảng, cắt tàn ong cũ, cao sáp… để ong về xây tổ. Sau đó, khoảng 20 đến 25 ngày nếu bông tràm trổ tốt và chuyển sang màu cỏ úa thì những tổ ong đxa được đầy mật. Lúc đó, những người thợ theo nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ sẽ khăn gói vào rừng để săn mật ong hay còn gọi là “ăn ong”.
Để xua đuổi ong trong lúc “hành nghề”, những người thợ phải cắt rễ gừa, đập nhuyễn, phơi khô, sau đó bó thành đuốc, hun khói. Ong mật rất kị khói gừa, chỉ cần một luồng khói nhỏ đã khiến chúng bay ra khỏi tổ và chẳng bén mảng lại gần. Tuy nhiên, việc đuổi ong bằng khói dễ gây ra cháy rừng nên về sau, người ta dùng bình xịt chuyên dụng để đảm bảo an toàn hơn. Khi ong bay ra khỏi tổ, thợ gác kèo dùng dao cắt “cục mứt” (phần chứa nhiều mật) mang về và chỉ để lại một phần tổ cho đàn ong tiếp tục công việc xây tổ của mình.
Khi cắt ong, người thợ sẽ dùng dao cắt phần chứa mật mang về và chỉ để lại một phần tổ cho đàn ong tiếp tục công việc của mình. Mỗi tổ ong thường sẽ ăn được 3-4 lần thì bỏ đi nơi khác. Mỗi lần ăn ong, người ta thu được hàng chục cho tới hàng trăm lít mật.
Những sản phẩm từ nghề gác kèo ong ở rừng tràm U Minh Hạ
Mật ong
Mật ong là thứ nguyên liệu quý trong y học, ngoài ra nó còn được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm.
Ong non – món quà từ nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ
Ong non là món khoái khẩu của nhiều người. Tại Cà Mau, những món ăn từ ong được nhiều người ưa chuộng bởi sự ngon miệng và độ bổ dưỡng của nó. Đến với vùng đất Mũi Cà Mau, bạn nên thử một lần thưởng thức qua các món ăn chế biến từ ong sau đây:
- Cháo ong
- Gỏi ong
- Mắm ong – sản phẩm độc đáo từ nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ
Các bạn đã cùng tìm hiểu nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ với những nét độc đáo có một không hai ở miền Tây. Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để khám phá và tìm hiểu thêm nhiều làng nghề khác ở miền Tây nhé!