Thương lắm nét đẹp ngôn ngữ miền Tây!

Nét đẹp ngôn ngữ miền Tây

Nhiều du khách cảm thấy khi tiếp xúc với người miền Tây thì rất yêu thích. Tuy nhiên để học tiếng miền Tây thì đó không phải là điều dễ dàng. Nét đẹp ngôn ngữ miền Tây có những đặc trưng gì? Làm cách nào để nói chuẩn tiếng miền Tây “rặc” chuẩn nhất. Cùng Tui là người miền Tây tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Lạ mà quen với 7749 từ ngữ miền Tây không phải ai cũng biết

Giọng miền Tây như thế nào?

Cách người miền Tây giao tiếp

Giọng người miền Tây được nhận xét là có nét bình dị và dân dã, nghe mộc mạc thân thương làm sao. Ngày xưa, nhiều chàng trai từ vùng khác đến, nhứt là các thành phố lớn từng “chết mê chết mệt” với giọng của con gái miền Tây khi nói chuyện. Điều góp phần làm cho người dân vùng khác yêu mến giọng miền Tây là bởi đặc trưng trong giao tiếp, người miền Tây không bao giờ nói chuyện vòng vo mà thường nói một cách thẳng thắn, trực tiếp chứ không câu nệ, hoa mỹ.

Giọng người miền Tây
Giọng người miền Tây nghe mộc mạc và dễ gây thương nhớ

Biết được điều này nhưng họ không bao giờ giận được. Bởi với cách nói bộc trực thoải mái của tiếng miền Tây sẽ đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu khi nói chuyện hơn. Người miền Tây nghĩ sao nói vậy và không bắt bẻ nhau trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

>>> 5 phút học tiếng miền Tây qua những từ ngữ không hề “đụng hàng”

Người miền Tây không có thói quen uốn lưỡi

Một điều đặc biệt trong đặc điểm ngôn ngữ miền Tây là thói quen uốn lưỡi đúng chuẩn khi phát âm. Trong cách nói kiểu miền Tây, đối với những âm “r”, “tr”, “ch”, họ không có thói quen uốn lưỡi để nói cho rõ tiếng. Điều này dễ gây ra sự nhầm lẫn giữa các từ, khiến người nghe dễ bị nhầm lẫn hơn.

Tuy nhiên điều này chỉ thể hiện đặc trưng lời ăn tiếng nói của người miền Tây, chứ khi viết, họ vẫn tuân thủ đúng chuẩn theo tiếng Việt (!!!) Do đó, bạn phải thực sự nói chuyện, học hỏi tiếng miền Tây đủ nhiều để có thể hiểu và sử dụng đúng được.

Từ điển tiếng miền Tây

Tiếng miền Tây khó hiểu

Phải nói một điều là khi mới tới miền Tây, chắc hẳn bạn sẽ “há hốc mồm” với những từ ngữ miền Tây “trên trời dưới đất” hết sức lạ lùng mà không thể cắt nghĩa được. Hàng loạt những từ điển tiếng miền Tây không biết bắt nguồn từ đâu nhưng người dân vùng sông nước vẫn sử dụng nó hằng ngày.

Để dễ hình dung, tui sẽ ví dụ vài từ ngữ mà chỉ người miền Tây “rặc” miền Tây mới có thể dùng được:

  • Mày nói tiếng gì mà tao nghe hông hiểu ráo trọi gì hết trơn.
  • Mùa nước nổi mà có canh chua cá linh nấu dí bông điên điển là bá cháy bù chét.
  • Quê mày xa mút chỉ cà tha thì ai dìa cho được.
  • Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, cái chuyện khó vậy mà nó cũng ráng mần cho được.
Từ điển tiếng miền Tây
Từ điển tiếng miền Tây rất đa dạng, không dễ để học

Tiếng miền Tây dân dã

Giọng miền Tây nói riêng và tiếng miền Nam nói chung rất thẳng thằng và bộc trực, không rào trước đón sau hay hoa mỹ. Từ ngữ miền Tây sử dụng để miêu tả sự vật, hiện tượng cũng cụ thể và trực tiếp chứ không bóng gió sâu xa.

Ví dụ sau đây thấy rất rõ điều này:

“đầu có dồ”, “mỏ cái hô”, “mặt như trái bần”, “nói như tép nhảy”, …

“buông dầm cầm chèo”, “mần ăn kiểu nước nhảy”, “nói vòng vo như Rạch Cái Tắc”, …

>>> Ní nghĩa là gì? Nà ní nghĩa là gì? Tại sao được dùng nhiều?

Tiếng miền Tây có sự giao thoa ngôn ngữ

Sự ảnh hưởng giao thoa trong ngôn ngữ của các dân tộc khác trong khu vực miền Tây như: Khmer, Hoa tạo nên nét độc đáo trong từ điển miền Tây. Người miền Tây thường sử dụng tiếng Khmer và tiếng Hoa để đặc tên cho địa danh, vật dụng. Điển hình là tên gọi 13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đều mang ý nghĩa liên quan đến các ngôn ngữ này.

Mút chỉ cà tha
Nét đẹp ngôn ngữ miền Tây – mút chỉ cà tha

Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng của tiếng Anh, tiếng Pháp, người miền Tây cũng thường dùng tiếng Anh để đặt tên cho các vật dụng trong nhà. Ví dụ điển hình như:

  • télévision – cái TV
  • radio – cái la dô
  • cái micro – cái mi rô
  • savon – xà bông
  • paté – pa-tê
  • vest – đồ vét
  • guitar – đàn ghi ta

Cách xưng hô trong gia đình miền Nam

Cách xưng hô kiểu miền Tây và xưng hô trong gia đình miền Nam có phần tương đồng nhau. Khi gọi những người thân trong gia đình, họ cũng không ngần ngại dùng cách gọi riêng: “má nó”, “tía nó”, “mẹ thằng Út”, “Ông nội bây”, “bà ơi”, “ông ơi”, … nghe thân thương làm sao. Tuy không có từ nào chỉ về tình yêu thương nhưng lại giúp cho người nghe cảm thấy gần gũi hơn rất nhiều.

Giữa anh em với nhau thì cách xưng hô không có gì quá đặc biệt, chỉ khi muốn nói một cách ngắn gọn về, người miền Tây hay gọi “ảnh”, “chỉ”, “ổng”, “bả”, …

Mần ăn kiểu nước nhảy
Mần ăn kiểu nước nhảy – Nét đẹp ngôn ngữ miền Tây

>>> Ní miền Tây nghĩa là gì? Độc lạ muôn kiểu xưng hô của người miền Tây

“Thương cho roi cho vọt” – chửi tiếng miền Tây

Người miền Tây khá nhẹ nhàng trong lời ăn tiếng nói. Đến cả lúc họ la, rầy, chửi cũng vậy. Hoặc đôi khi, họ cũng nói chuyện với nhau pha lẫn sự châm chọc, la rầy nhưng ít gây khó chịu người nghe lắm. Có chăng cũng chỉ là những lúc giận hờn, họ nói một cách bọc trực vậy thôi chứ ít để bụng hay chì chiết người khác.

Nghe chửi tiếng miền Tây, đôi lúc bạn còn sẽ phì cười về cách ví von rất hài hước cũng như lời mắng nhưng lại rất dễ thương.

  • Tổ cha mày, nuôi mày khôn lớn để bữa nay mày trả lời xốc ngược lại vậy đó hả!
  • Còn làm một lần nữa là tao quánh chết tía mày nghen.
  • Quỷ tha ma bắt ổng đi cho rồi đi, ở nhà ăn nhậu quài ai mà chịu nổi.
  • Cái đầu lì như con trâu, hổng biết nói tới khi nào nó mới siêng lên được nữa chèn.

>>> 1001 câu chửi miền Tây, tưởng xa lạ hóa ra thân tình

Chửi kiều miền Tây
Câu chửi miền Tây rất bộc trực, thẳng thắng, không hàm chứa những ý nghĩa sâu xa

Ví dụ về nhưng câu nói thể hiện nét đẹp ngôn ngữ miền Tây

Thấy vậy chứ dẫu đi đâu, người ta cũng nhớ da diết tiếng nói miền Tây thân thương, niềm hậu. Nếu yêu mến tiếng miền Tây, bạn có thấy mềm lòng trước những câu nói mang đậm nét đẹp ngôn ngữ miền Tây ở dưới đây hay không nhé:

  • Mèn đét ơi, mấy cậu ở xa vậy mà cũng dìa đây thăm tui, tui mừng hết sức.
  • Chế mua ủng hộ giùm em, hổm rày vô mùa mưa gòi nên em bán bữa đực bữa cái vậy à, gầu đứt guột luôn.
  • Lên Sài Gòn ráng ăn học, hông có chơi bời lêu lỏng cặp bè cặp bạn nghen con, tía mày biết được là tới số nghen.

>>> Chưng hửng với những câu nói rặc miền Tây

Nếu bạn yêu thích miền Tây, đừng quên theo dõi Tui là người miền Tây trên YouTube và Facebook nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: