Cà na là một loại trái cây đặc trưng của miền Tây. Những món ăn từ trái cà na gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ ở vùng sông nước. Cà na làm món gì ngon? Hãy cùng mình tìm hiếu 5 món ngon từ trái cà na được làm đúng kiểu miền Tây luôn nha.
Danh mục bài viết
Trái cà na miền Tây
Nước ròng chảy xuống Nam Vang
Cà na chín rục tao mày ăn chung (Ca dao)
Cà na là một món ăn vừa ngon vừa lạ. Đã là dân miền Tây Nam Bộ thì ai cũng biết đến loại trái này. Nhưng đối với người Sài Gòn hay những vùng khác chưa hề biết mặt mũi trái này ra sao. Người miền Tây gọi quả này là trái cà na, còn người miền Bắc lại gọi là trái trám hay thanh quả.
Nói về nguồn gốc của trái cà na thì không ai lí giải được. Chỉ biết rằng ngay từ thuở lọt lòng, hình ảnh cà na đã có trong lời ru của mẹ. Trong danh sách Trái cây độc lạ ở miền Tây gắn liền với tuổi thơ, cà na như một người bạn đồng hành, là món quà vặt quý giá vô cùng. Để rồi lớn lên, kí ức về cái thời bẻ cà na, đập dập rồi ngào với muối ớt cay xé in dấu mãi trong nỗi nhớ của những người con miền Tây xa xứ.
Mùa cà na bắt đầu từ khi nào?
Cà na sống ven sông, men theo các con kênh rạch nên rất say trái. Vậy mùa cà na bắt đầu từ khi nào?
Người dân miền Tây lưu truyền trong dân câu nói rằng: “Mùa nước nổi tràn đồng, bông điên điển nở vàng, cây cà na kết trái…”. mùa nước nổi, cây cà na ra trái say trĩu quả. Theo con nước, trái cà na càng to và giòn ngon.
Người ta nói rằng, cà na là bạn của trẻ con, yêu quý trẻ nên gần đến mùa tựu trường mới ra trái. Vào mùa cà na chín, mấy đứa con nít đều mê tít, hí húi bẻ cà na dập dập rồi chấm muối ớt. Vị cà na sống vừa chua lại chát, vậy mà ngon đến khó tả!
Cà na có công dụng gì?
Cà na là loại trái cây dân dã mọc dại nhưng có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Trong cà na có chứa lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, phốt pho, elemol,nerol. thymol…Loaij quả này có vị chua ngọt, chát, tính ôn, không độc, rất tốt cho phổi và dạ dày.
Trái cà na còn xanh có tác dụng giải độc rất tốt còn khi chín trái được dùng để chữa động kinh an thần. Hạt của cà na được dùng để trị sán giun hoặc hóc xương. Cà na còn hỗ trợ điều trị họ nhiều đờm, yết hầu sưng đau, sưng amidan, chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy.
Những món ngon từ trái cà na
Cà na ngào đường
Đầu tiên, bạn nấu sôi nước rồi thả cà na vào luộc chừng 10 phút, sau đó vớt ra rửa và bóp cho đến khi đỡ chát rồi để ráo nước. Bạn có thể cho vào nồi 400ml nước lọc cùng với đường phèn rồi nấu sôi lên cho đường tan hết. Cho cà na vào nồi rồi dùng đữa đảo đều để thấm đường cho đến cà na sôi lên, nước đường sền sệt rồi tắt bếp.
Cà na ngâm đường – món ngon từ trái cà na
Cà na ngâm đường có cách chế biến khác giống với ngào đường nhưng thời gian ngâm cà na lâu hơn.
Sau khi sơ chế cà na, bạn đem ngâm với muối chừng 12 – 18 tiếng. Sau đó vớt cà na ra rồi rửa lại với nước lạnh, vừa rửa vừa dùng tay bóp mạnh để trái cà ca hết nhớt và không còn vị chát nữa.
Luộc cà na trong thời gian khoảng 5 phút cho vừa chín tới. Sau đó đem cà na chín rửa sạch với nước lạnh, để làm sạch vỏ và sạch nhớt sau khi luộc.
Đun sôi 200ml nước với 500g đường, sau đó bỏ cà na vào đun chung. Bạn nhớ đảo đều tay để cà na và đường trộn đều vào nhau, không bị cháy. Ngào đường cho tới khi nước cạn hẳn, cà na chuyển qua màu vàng nâu và ngấm hết đường thì tắt bếp.
Cà na đập dập trộn muối ớt
Cà na đập dập trộn muối chua chua cay cay vừa ngon miệng lại nhanh gọn lẹ. Cà na đem đi ngâm nước muối loãng từ 3 – 5 phút, sau đó dùng chày đập dập rồi rửa lại với nước nhiều lần cho bớt chát. Ngâm cà na với nước có pha 1 muỗng muối hột trong 1 tiếng. Sau đó vớt ra, rửa lại với nước khoảng 3 lần.
Những món ngon từ trái cà na ở trên có lẽ đã khiến các bạn đứng ngồi không yên rồi đúng không? Miền Tây thân yêu còn có nhiều loại trái cây dân dã mà ngon đến vô cùng. Du lịch miền Tây sống nước, đặc biệt là vào mùa nước nổi, các bạn đừng quên ghé thăm và thưởng thức nhé. Để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn ở miền Tây, mời các bạn truy cập vào Facebook và YouTube