Ẩm thực Long An mang đậm nét độc đáo của ẩm thực miền Tây sông nước, tuy nhiên cũng có những nét đặc trưng riêng hấp dẫn và lạ miệng. Có dịp đến đây thăm thú thì đừng quên thưởng thức những món ngon Long An hấp dẫn du khách gần xa sau đây:
>>> Xem ngay: Tổng hợp các món ngon Kiên Giang
Danh mục bài viết
Canh chua cá chốt
Cá chốt có thể chế biến được nhiều món, nhưng món thèm thuồng nhất vẫn là món canh chua cá chốt nấu với lá me non. Canh chua cá chốt là món ăn rất quen thuộc trong các bữa cơm gia đình ở Long An. Để có nồi canh chua hấp dẫn, người ta sẽ lựa những con còn tươi, to gần bằng ngón chân cái, bụng đầy trứng, da bóng láng. Cá mua về đem đi ngâm muối, chà sạch nhớt để hết mùi tanh rồi đem đi nấu canh chua.
Canh chua cá chốt nấu với me non không những có hương vị thơm ngon, mà nó còn có tác dụng giải cảm tốt, nhất là khi vào mùa mưa. Món canh này ăn nhiều lần không ngán bởi cá chốt không mỡ, lại có trứng. Nhìn tô canh chua bốc khói nóng hổi, thịt cá vừa béo vừa bùi, nước canh chua chua cay cay, sẽ cực kỳ kích thích vị giác.
Thịt heo muối chua
Thịt heo muối chua được làm từ thịt heo tươi, nướng sơ qua trên bếp lửa cho chín tái xong rồi xắt thành từng miếng nhỏ, sau đó thịt được ướp chút muối gia vị, rồi trộn đều với thính sao cho bám đều các mặt các miếng thịt. Lấy lá cây (thường sẽ là lá ổi, lá chuối) gói lại rồi đem ủ 2 3 ngày cho lên men chua.
Thịt heo muối chua đuọc ướp trong thính làm từ gạo nên có hương vị chua dịu thơm ngon. Thịt heo tươi nên chắc thịt, thơm ngon và ngọt. Món này thường ăn kèm vùng với bánh tráng, lá ổi, lá đinh lăng, lá sung… chấm cùng với tương ớt. Tuyệt vời hơn là nhấm nháp món này cùng với một ly rượu đế Gò Đen đặc sản trứ danh của Long An.
>>> Xem ngay: Những món ngon Bạc Liêu trứ danh
Lạp xưởng tươi Long An
Lạp xưởng tươi Long An chất lượng nhìn bên ngoài sẽ có màu đỏ hơi thẫm tự nhiên, bề mặt khô và có lốm đốm một ít mỡ trắng. Khi chế biến, những hạt mỡ trong lạp xưởng sẽ tan ngấm vào thịt, màu thịt ửng hồng trông khá bắt mắt, mặt thịt khô và dính với nhau. Lạp xưởng Long An có vị chua ngọt hấp dẫn khẩu vị, khiến ai đã từng thưởng thức đều phải tấm tắc khen ngon.
Lạp xưởng tươi Long An mua về có thể đem đi làm cơm chiên thập cẩm, cuốn lạp xưởng chiên giòn, lạp xưởng chiên… hay đơn giản nhất là lạp xưởng luộc. Chỉ cần cho lạp xưởng tươi vào chảo, chặt vài trái dừa đổ nước vào rồi luộc, để lửa nhỏ liu riu cho nước dừa thấm hết vào lạp xưởng là xong.
Lẩu mắm Long An
Lẩu mắm là món ăn đặc sản của người miền Tây và dĩ nhiên Long An cũng có chế biến món ăn này. Nước lèo lẩu mắm Long An được nấu theo vị riêng không quá béo ngậy mà có vị ngọt dịu, ăn kèm với bún thì tuyệt vời. Nguyên liệu chính để làm nước lèo là mắm cá sặc, mắm trèn và mắm cá linh, ba loại mắm này kết hợp lại sẽ cho ra phần nước lèo có mùi thơm, màu sắc thắm đượm, màu nâu sóng sánh và không quá mặn.
Lẩu mắm Long An sẽ ăn chung với thịt cá, tôm, mực, cua, bò, heo… cùng các loại rau đồng, khổ qua, cà phổi, rau đắng, bắp chuối… Bắt nồi lẩu mắm lên bếp, bật lửa cho sôi rồi cho thịt cá, rau vào thưởng thức. Lẩu mắm Long An có vị ngọt đậm đà, cay cay mặn mặn, dậy lên mùi thơm của sả ớt hòa quyện với mùi thơm của mắm sẽ tạo nên món món ăn thơm ngon hấp dẫn
>>> Xem ngay: Đặc sản Bạc Liêu mua về làm quà
Bánh tét Long An
Miền Tây có rất nhiều loại bánh đặc sản, trong đó nhất định phải kể đến món bánh tét. Bánh tét Long An có rất nhiều loại nhân tùy theo sở thích của mỗi người, bao gồm nhân thịt mỡ, nhân chuối, nhân đậu xanh, nhân dừa. Nổi tiếng ở Long An là loại bánh tét được làm theo công thức đặc biệt của những người thợ huyện Đức Hòa.
Người Đức Hòa lựa chọn nguyên liệu làm bánh rất kỹ, phần nếp chất lượng, thịt ba rội ngon, đậu xanh không sâu mọt và lá chuối gói bánh thật tươi. Gói bánh vừa tay, không chật quá cũng không lỏng quá, để nước vừa ngập bánh để bánh chín tới, không bị nhão. Bánh tét Long An không chỉ là món ngon của riêng nơi này mà còn là món quà không thể thiếu để du khách mua về để tặng gia đình.
Cá lóc nướng trui Long An
Cá lóc nướng trui Long An thường được ăn kèm với bún, gói bánh trắng ướt, rau thơm, chuối chát, dưa leo, khế chua… Tất cả để lên miếng bánh tráng rồi cuộn thật chắc lại, đem chấm với nước mắm chanh tỏi ớt, mắm me hoặc mắm nêm đều ngon. Chiều chiều ngồi bên mâm cá lóc nướng trui nóng hổi, mùi thơm phảng phất bay lên, nhâm nhi từng miếng cá rồi uống thêm ngụm rượu đế thì còn gì bằng.
Cá lóc bắt dưới sông lên, chỉ cần rửa cho thiệt sạch, không cẩn mổ bụng hay ướp gia vị gì hết, xiên cây dọc theo thân cá rồi cắm xuống đất, phủ thơm lên nướng. Khi thấy cá bốc lên mùi thơm là đã chín. Lấy cá ra, cạo sạch lớp than đen bên ngoài là có thể thưởng thức ngay ngoài đồng.