Điểm danh ngay Top 10 lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây Nam Bộ

lễ hội ở miền Tây

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất văn hoá lâu đời với những truyền thống lâu đời được thể hiện qua nhiều mặt trong đời sống của người dân nơi đây, trong đó là việc tổ chức các lễ hội. Cùng nhau khám phá những lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây Nam Bộ nhé.

1. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ – Châu Đốc, An Giang

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ và  được tổ chức hàng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch tại miếu Bà Chúa xứ ở núi Sam, tỉnh An Giang. Tương truyền trong khoảng thời gian này, cụ thể là vào ngày 25 người dân đã phát hiện ra tượng bà.

Lễ hội bà chúa xứ núi Sam là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây
Lễ hội bà chúa xứ núi Sam là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây

Từ ngày 23 âm lịch, du khách từ khắp nơi đã đổ về để tham dự lễ hội, du khách sẽ được xem nghi thức tắm bà. Tượng Bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Trong lễ hội còn có trình diễn các hoạt động văn hóa như hát bội, múa bóng v.v.. Du khách thập phương đến đây vừa để tham gia lễ hội, vừa để cầu an cho gia đình, cầu nguyện một cuộc sống ấm no.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm.

2. Lễ hội Đô Ta – Dolta

Lễ hội Dolta được diễn ra trong 3 ngày từ 29/8 đến 1/9 âm lịch, còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân” của người dân tộc Khmer. Lễ hội này được tổ chức có ý nghĩa như lễ vu lan báo hiếu để tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân và là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây.

Lễ Sen Dolta được bắt nguồn từ tín ngưỡng xa xưa của người dân tại phum sóc Khmer trước khi Phật giáo Nam tông du nhập miền nam Việt Nam và trở thành lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây.

Lễ hội Dolta còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân”
Lễ hội Dolta còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân” là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây và của đồng bào Khmer

Ngày đầu tiên người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa bàn thờ tổ tiên cho sạch sẽ và chuẩn bị cơm thắp đèn để cúng. Buổi này gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều họ vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa, nhiều người nhảy múa các điệu múa truyền thống của người Khmer như múa dù-kê, múa Lâm-thol…

Ngày thứ 2, họ lại cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và ở đó cho đến khi kết thúc. Ngày thứ 3 mỗi gia đình chuẩn bị thức ăn, bánh trái để cúng ông bà và tiễn linh hồn họ ra đi. Buổi này gọi là cúng tiễn đưa. Khi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.

3. Lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ hội Chol Chnam Thamy còn được xem là lễ hội tết cổ truyền của người dân Khmer và là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây. Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmay” là “Năm Mới” , là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây và đâycũng là lễ hội còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa tốt đẹp và thể hiện đậm đà tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người dân Khmer.Hằng năm, lễ hội thường diễn ra vào khoảng giữa tháng Tư Dương lịch, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian.

Lễ hội Chol Thnam Khmer là lễ tết cổ truyền của người Khmer
Lễ hội Chol Thnam Khmer là lễ tết cổ truyền của người Khmer và là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây

Tết Năm mới Chôl Chnăm Thmây là lễ hội lớn nhất và mang tính tổng hợp nhất của đồng bào Khmer. Chất nông nghiệp thấm đẫm trong niềm tin Phật giáo và Bàlamôn giáo. Đây không chỉ là lễ hội để đoàn kết cộng đồng mà còn là dịp để con người cộng cảm với thiên nhiên qua những nghi thức như cầu mưa; không chỉ là dịp đồng bào thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mà còn là dịp để tưởng nhớ tổ tiên.

4. Lễ hội đua bò Bảy Núi

Lễ hội đua bò Bảy Núi tại An Giang là lễ hội được tổ chức thường niên hằng năm vào dịp Tết Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội này là một lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây đặc trưng về nét văn hóa dân gian và môn thể thao độc đáo của đồng bào dân tộc người Khmer. Để chuẩn bị cho cuộc đua, người ta sẽ chọn những chú bò thật nhanh nhẹn để chăm sóc chúng thật khoẻ mạnh.

Lễ hội đua bò Bảy núi thu hút hằng ngàn lượt du khách mỗi năm
Lễ hội đua bò Bảy núi thu hút hằng ngàn lượt du khách mỗi năm là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây

Những cuộc đua bò sẽ diễn ra trên những thửa ruộng có chiều dài 200 m, chiều ngang 100 m và được trục xới để có độ trơn của bùn. Những chú bò nào chiến thắng được giải cao sẽ được coi như một tài sản quý của mọi người, đem lại may mắn, ấm no cho mùa vụ. Không khí kịch tính, náo nhiệt từ lễ hội đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham dự.

5. Lễ hội Kathina

Lễ hội Kathina diễn ra hằng năm còn gọi là lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, là nghi lễ đậm nét văn hóa của người Khmer vùng Sóc Trăng nói riêng, Tây Nam Bộ nói chung và là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây. Trong thời gian diễn ra lễ hội lễ hội, người dân sẽ thỉnh chư tăng đến nhà để tụng kinh, cầu cho gia chủ và cư dân phum sóc. Ngày hôm sau là đông vui nhất, toàn bộ cư dân phum sóc sẽ cùng tham gia làm lễ Kathina, người dân dâng áo cà sa và các vật dụng dành cho chư tăng.

Lễ hội Kathita Lễ hội Kathita với mục địch cầu nguyện cho dân làng yên ấm
Lễ hội Kathita Lễ hội Kathita với mục đích cầu nguyện cho dân làng yên ấm

Lễ hội Kathita với mục đích cầu nguyện cho dân làng yên ấm, gia đình an vui, mưa thuận gió hòa, mùa mang tươi tốt và là một lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây.

6. Lễ hội Thác Côn (Thak Ckoong)

Lễ hội Thăk Kôông được tổ chức ở chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng và là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây, bắt đầu từ ngày 14 – 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội này thường cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa, vì thế người ta còn gọi là Lễ Cúng dừa.

Lễ hội Thác Côn còn được gọi là lễ cúng dừa
Lễ hội Thác Côn còn được gọi là lễ cúng dừa là lễ hội văn hoá đắc sắc tại miền Tây

Lễ hội Thác Côn thường tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm cũng là thời điểm đầu mùa mưa ở Nam Bộ nhằm mục đích là cầu bình an cho dân làng, mùa màng tốt tươi. Vì thế, các lễ vật cúng đa số là những thứ hoa trái của người dân trồng trọt như trầu cau, hoa sen, nhang đèn, trái dừa. Sở dĩ người Khmer chọn loại hoa trái để cúng vì ý nghĩa về sự thanh khiết và thiêng liêng của nó, người Khmer gọi đó là Slathođôn.

7. Lễ hội Ok Om Bok

Lễ hộ Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào dân tộc Khmer cùng với lễ hộ Chol Thnam Kmer. Khi vào thời điểm kết thúc mùa vụ, vào các ngày 14, 15 tháng 10 âm lịch hằng năm đồng bào Khmer Nam Bộ lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Ok Om Bok nhằm để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, tạ ơn với vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, đem lại mưa hoà gió thuận, mùa màng bội thu, trái cây say quả và sự no ấm cho phum, sóc.  

Hoạt động đua ghe ngo trong lễ hội Ok Om Bok
Hoạt động đua ghe ngo trong lễ hội Ok Om Bok – lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây

Lễ hội được tổ chức hằng năm với hoạt động văn hóa chính như: lễ cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước; hội đua ghe ngo… Để chuẩn bị cho lễ cúng trăng, người Khmer thường làm một chiếc cổng bằng tre có trang trí hoa lá; trên cổng giăng một dây trầu gồm 12 lá trầu cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần.

Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc lâu đời, là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây, đồng thời có giá trị sâu sắc về khoa học và lịch sử. Lễ hội còn thể hiện rõ nét lịch sử canh tác lúa từa xa xưa, các hình thức diễn xướng văn hoá dân gian, trò chơi, ẩm thực dân gian, sự ra đời môn thể thao đua ghe của đồng bào Khmer…

8. Lễ Hội Nghing Ông

Lễ hội Nghing Ông là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây của ngư dân miền Biển
Lễ hội Nghing Ông là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây của ngư dân miền Biển

Lễ hội Nghing ông là lễ hội truyền thống của cư dân miền biển, từ Quảng Nam vào trong các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đây là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hoà, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang. Lễ hội nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân.

Đây là dịp để ngư dân đi biển tưởng nhớ, biết ơn Ông. Trong quá trình đánh bắt trên biển Ông luôn giúp đỡ ngư dân gặp nạn. Những người đi biển người ta rất tôn trọng cá Ông, năm nào vào ngày này cũng làm lễ Nghinh Ông để cầu mong làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn. Ông cũng mang may mắn đến người gặp nạn, tàu thuyền chuẩn bị chìm Ông đến cứu ngư dân.

Lễ hội Nghinh Ông mang đậm bản sắc văn hóa của người dân miền biển và lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây, được tổ chức mỗi năm 1 lần với mong ước: mưa thuận, gió hòa, làm ăn phát đạt. Đây cũng là dịp để ngư dân tỏ lòng biết ơn của mình và là dịp để vui chơi giải trí sau một năm làm lụng vất vả. Nếu bạn có dịp đến thì đừng bỏ lỡ lễ hội này nhé.

9. Lễ hội Kỳ Yên

Lễ Kỳ Yên là nghi lễ cầu cho “mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an” là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây. Tùy theo phong tục mỗi nơi mà lễ này sẽ được ấn định về thời gian, thứ tự và chi tiết. Mặc dù vậy, thường thì các Lễ Kỳ Yên phải được tiến hành trang trọng tại một ngôi đình, đền, miếu… thời gian tổ chức trong 3 ngày, gồm 2 phần: Lễ và hội.

Phần lễ được thực hiện trang trọng với những nghi thức rước sắc thần về đình; dâng hương, dâng rượu, dâng trà, đọc bài văn tế cầu nguyện và cảm tạ các thần Thành Hoàng, Tiên hiền, Hậu hiền, thần Nông, thần Hổ, ông Nam Hải, bà Ngũ Hành… đã phù hộ cho dân làng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những người thực hiện nghi lễ này thường là những người cao niên, có uy tín trong cộng đồng.

Lễ Kỳ Yên là nghi lễ cầu cho “mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an” là một lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây
Lễ Kỳ Yên là nghi lễ cầu cho “mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an” là một lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây

Khác với phần lễ trang nghiêm, phần hội trong Lễ Kỳ Yên mang màu sắc vui tươi. Phần hội ở đây thường gồm các chương trình múa lân, múa rồng, các trò chơi dân gian… cũng là dịp để người dân ôn lại các giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân ta và là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây.

10. Lễ Tống Ôn – Tống Gió

Đây là lễ hội lâu đời ở vùng Nam bộ thuở sơ khai và là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây.

Người dân tổ chức lễ hội Tống Ôn Tống gió nhằm xua đuổi những điều xui rủi không may mắn
Người dân tổ chức lễ hội Tống Ôn Tống gió nhằm xua đuổi những điều xui rủi không may mắn.

Lễ tục này có từ những buổi đầu khai hoang mở cõi, khi mới bắt đầu định hình chợ búa xóm làng. Lúc bấy giờ, sơn lam chướng khí còn nhiều, ao tù nước đọng, muỗi mồng, rắn rết khắp nơi, những bệnh thông thường cũng có thể gây tử vong cho con người. Chẳng những vậy, có những bệnh còn lây truyền sang nhiều người, dẫn đến những trận đại dịch.

Người ta đã tổ chức lễ hội này để xua đuổi những điều xui rủi, không may, mong cuộc sống bình an đến với gia đình mình, làng xóm mình.

Vùng đất Tây Nam Bộ giàu truyền thống với những lễ hội đặc sắc được tổ chức hằng năm để với mong ước dân nhân được ấm no hạnh phúc và cũng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nếu do dịp về đây vào đúng dịp các lễ hội được tổ chức, đừng quên tham gia những lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: