Kiên Giang có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những món ăn hấp dẫn, những khu nghỉ dưỡng sang chảnh. Bên cạnh đó những lễ hội ở Kiên Giang cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự hấp hẫn của nơi này.
Mời các bạn xem Khu du lịch tuyệt đẹp ở Kiên Giang tại đây với tụi mình nhé
>>> Xem thêm: Du lịch Rạch Giá Kiên Giang – ăn gì? chơi gì?
>>> Xem thêm: Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Danh mục bài viết
1. Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực là một nghĩa sĩ nổi danh thời chống Pháp xâm lược, ông đã đứng ra lãnh đạo nhân dân chống giặc và có nhiều chiến công oanh liệt. Sau đó ông bị Pháp bắt và tử hình vào ngày 27 tháng 10 năm 1868. Lễ hội Nguyễn Trung Trực thường diễn ra từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích lịch sử văn hóa – Đình thần Nguyễn Trung Trực (Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang).
Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được tổ chức gồm hai phần là phần lễ và phần hội diễn ra song song với nhau. Đi kèm là nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi nổi thu hút rất đông khách tham quan trong và ngoài tỉnh. Lễ hội mang nét đẹp truyền thống với nhiều ý nghĩa sâu sắc, đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá và phát triển du lịch địa phương.
>>> Xem ngay: Những lễ hội tiêu biểu ở Vĩnh Long
2. Lễ hội Đình Thần Dương Đông
Tọa lạc trên đường 30/4 thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang, Đình Thần Dương Đông là một địa điểm sinh hoạt văn hóa và thể hiện tín ngưỡng lớn. Hằng năm, cứ vào ngày 10-11 tháng Giêng và rằm tháng 7 âm lịch, nhân dân lại quy tụ về đây để tham dự lễ hội Đình Thần Dương Đông, để cúng thần và cầu nguyện những điều tốt lành.
Vào những ngày lễ hội không khí tại Đình Thần trở nên thật sôi động với đêm cầu lễ thần, cầu mong mưa thuận gió hòa, buổi ăn chay và các hoạt động trò chơi dân gian. Tại đình sẽ có các khu hành hương, ăn uống, vui chơi, bãi đậu xe rộng rãi… để đón tiếp khách hành hương ở khắp mọi nơi.
3. Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự
Sùng Hưng cổ tự là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. Đây là ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống trước miếu, sau chùa và có nhiều khu thờ cúng linh thiêng phía trong chùa.
Hàng năm cứ đến cuối tháng 7 âm lịch nơi đây sẽ diễn ra Đại lễ Trai Đàn với những nghi lễ như thỉnh tiêu diện thượng giàn, động đàn, công phu, thí cổ… Đến với Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự không chỉ để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của quần thể văn hóa tâm linh này mà du khách còn được tham gia các nghi lễ trang trọng và thưởng thức những món chay do chính các Phật tử thiết đãi.
>>> Xem ngay: Những lễ hội đặc sắc ở Cần Thơ
4. Lễ hội đua thuyền Phú Quốc
Du lịch Phú Quốc vào dịp lễ 30/4 – 1/5 bạn sẽ được tham gia lễ hội đua thuyền cực kỳ sôi động và hấp dẫn. Lễ hội đua thuyền Phú Quốc được tổ chức hàng năm với quy mô lớn thu hút nhân dân trên đảo, đặc biệt là các bạn nam thanh nữ tú tham gia rất tích cực. Hoạt động này thể hiện nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của cư dân vùng biển đảo như ở Phú Quốc.
Đối với những người dân Phú Quốc là dịp để gắn kết cộng đồng, thể hiện tình đoàn kết, đồng thời để tập luyện, rèn luyện ý chí, thử thách sự dẻo dai và nhớ đến truyền thống bảo vệ chủ quyền biển đảo. Còn đối với du khách thì đây là dịp để chiêm ngưỡng những màn thi đấu sôi nổi, náo nhiệt, có một không hai.
5. Lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc
Là một trong những lễ hội lớn của ngư dân tại vùng biển Phú Quốc, Lễ hội Dinh Cậu được diễn ra vào ngày 15,16 tháng 10 âm lịch hàng năm và được tổ chức rất tôn nghiêm với sự thành kính, cầu mong cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, đánh bắt tôm cá bội thu.
Dinh Cậu là một ngôi chùa được xây dựng từ khoảng thế kỉ 17, bên trong thờ Chúa và hai cậu (cậu Tài và cậu Quý), là những người bảo vệ cuộc sống của những người ngư dân Phú Quốc. Dinh Cậu nằm bên cạnh bờ cát trải dải bên bờ biển, đứng trên Dinh Cậu bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh biển cả rất đẹp.
Trong những ngày diễn ra lễ hội Dinh Cậu, ngoài phần lễ tôn nghiêm thì còn có phần hội với nhiều cuộc thi, trò chơi diễn ra ngay trên bãi biển, thu hút sự tham gia của rất nhiều khách du lịch như đua thuyền trên biển, đi cà kheo, nhảy bao bố, đập nồi, bắt vị trên biển,…
>>> Xem ngay: Nô nức mùa lễ hội ở Long An
6. Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc
Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội dân gian truyền thống mà hầu hết ở tất cả các làng nghề biển trên cả nước đều có. Tại Phú Quốc, Lễ hội Nghinh Ông thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 8 âm lịch hàng năm. Bạn có thể đến với Phú Quốc trong thời gian này để tham gia và tận hưởng không khí sôi động của lễ hội này.
Sau phần lễ trang nghiêm tại Lăng ông Nam Hải Phú Quốc sẽ là phần hội với nghi thức rước Ông hoành tráng. Hàng trăm chiếc ghe tàu được trang trí rực rỡ sắc màu sẽ cùng nhau chạy ra biển trong tiếng trống, tiếng kèn vang dội cả một vùng biển. Sau lễ rước Ông sẽ là các trò chơi dân gian vui nhộn như đua thuyền, trói cua, bắt vịt… cũng rất hấp dẫn và đông vui.
7. Lễ giỗ Đức Khai Trấn Mạc Cửu
Để tưởng nhớ công ơn của Đức khai trấn Hà Tiên – Mạc Cửu, hàng năm nhân dân Hà Tiên đều tổ chức lễ giỗ cho ông. Lễ giỗ Mạc Cửu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của nơi này, ngoài thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Hà Tiên, đây còn là dịp để quảng bá du lịch địa phương.
Lễ giỗ Đức Khai Trấn Mạc Cửu có phần lễ diễn ra trong hai ngày (25,26 tháng 5 âm lịch) và phần hội diễn ra trong ba ngày (11-13 tháng 5 âm lịch). Phần lễ sẽ diễn ra tại đền thờ họ Mạc và công viên tượng đài Mạc Cửu với các nghi thức như rước sắc thần, lễ cúng tế chánh bái, lễ cúng tiền hiền hậu hiền,… Phần hội sẽ có biểu diễn võ thuật, múa lân sư rồng, hội thi ẩm thực,…
Hoài Nguyễn
Ảnh: Internet