Tìm hiểu nét độc đáo của 5 Lễ hội ở Đồng Tháp

Lễ hội ở Đống Tháp

Đồng Tháp là quê hương của những cánh đồng sen mênh mông, những cánh đồng lúa trải dài bất tận đậm chất miền Tây. Ngoài ra nơi đây còn có những lễ hội đặc sắc, làm phong phú thêm đời sống tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hãy cùng Tui là người miền Tây tìm hiểu nét độc đáo của 5 Lễ hội ở Đồng Tháp tiêu biểu nhất:

>>> Xem thêm: Ghé thăm 4 làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp

>>> Xem thêm: Nét đẹp làng chiếu Định Yên, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Đồng Tháp

Mời các bạn xem video Homestay có view đẹp ở Đồng Tháp tại đây với tụi mình nhé.

Homestay có view đẹp ở Đồng Tháp

Lễ hội Gò Tháp

Quần thể di tích Gò Tháp nằm trên hai xã Tân Kiều và Mỹ Hòa của huyện Tháp Mười, Đồng Tháp. Đây là Khu di tích quốc gia được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận từ năm 1998, bao gồm 5 di tích là Gò Tháp Mười, Gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ, Tháp Cổ tự, mộ và đền thợ cụ Đốc Binh Kiều.

Lễ hội Gò Tháp
Lễ hội Gò Tháp – Lễ hội ở Đồng Tháp thu hút đông du khách

Lễ hội Gò Tháp được tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3, tháng 11 âm lịch và được xem là lễ hội có quy mô lớn ở các tỉnh Nam Bộ. Lễ hội ở Gò Tháp diễn ra với hai phần trang trọng là phần nghi thức cúng lễ và phần hội.

Người dân cúng bái tại Lễ hội Gò Tháp
Người dân cúng bái tại Lễ hội Gò Tháp

Ở phần lễ ngoài cúng Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều, Bà chúa xứ còn có lễ cúng Thần nông, lễ cầu an… với ý nghĩa ca ngợi công đức các bậc tiền nhân, cầu khẩn quốc thái dân an… Ở phần hội sẽ là các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như các trò dân gian, hát bội, đấu võ, múa hát,…

>>> Xem ngay: Những lễ hội lớn ở An Giang

Hội đình Định Yên

Đình Định Yên là một ngôi đình cổ tọa lạc tại ấp An Lợi A, xã Định Yên, Lấp Vò, Đồng Tháp. Ngôi đình được xây dựng vào năm Canh Tuất 1909 để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông Phạm Văn An, người đã khai hoang, lập làng lập ấp, tạo dựng cộng đồng dân cư nơi đây.

Hội đình Định Yên
Hội đình Định Yên – Lễ hội độc đáo ở Đồng Tháp

Đình Định Yên được lợp ngói đại ống, cột kèo được chạm trổ hoa văn tinh tế, lộng lẫy và bắt mắt. Các câu đối, cặp liễn, bao lam được sơn son thếp vàng, cẩn xà cừ, các bức tranh lưỡng sen, mẫu đơn, sơn thủy được vẽ rất công phu…

Lễ rước kiệu tại Hội đình Định Yên
Lễ rước kiệu tại Hội đình Định Yên

Hàng năm cứ đến các ngày 16,17 tháng tư và ngày 15,16 tháng 11 âm lịch Hội đình Định Yên sẽ được diễn ra long trọng với các nghi thức cúng lễ để tưởng nhớ ông Phạm Văn An và những bậc tiền hiền hậu hiền có công ơn với nhân dân.

Đến tham dự Hội đình Định Yên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các nghi thức cúng đình truyền thống như đội lân, đọi kỵ mã, đội lính hầu, học trò lễ cùng dàn nhạc lễ, chiêng trống…

>>> Xem ngay: Kiên Giang với những lễ hội độc đáo

Hội đình Tân Phú Trung

Nằm tại huyện Châu Thành, Đồng Tháp, đình Tân Phú Trung là một ngôi đình cổ rộng lơn và là điểm tham quan tín ngưỡng thu hút đông đảo du khách ghé thăm khi có dịp về với Đồng Tháp. Đình Tân Phú Trung được xây dựng vào những năm giữa thế kỷ 19 và đã được vua Tự Đức sắc phong vị Thành Hoàng Bổn Cảnh. Không những có kiến trúc cổ xưa độc đáo, ngôi đình còn nổi tiếng với sự linh thiêng.

Hội đình Tân Phú Trung
Hội đình Tân Phú Trung – Lễ hội ở Đồng Tháp với nhiều nét đặc sắc

Là một trong những lễ hội ở Đồng Tháp được nhân dân tham dự đông đảo. Hội đình Tân Phú Trung được tổ chức hằng năm vào các ngày 16,17 tháng 4 âm lịch (năm chẵn) hoặc 12,13 tháng 5 âm lịch (năm lẻ). Trước ngày hội, người dân sẽ nô nức chuẩn bị lễ dâng Thành Hoàng, nôn nao đi xem lễ thỉnh sắc thần, lễ rước chầu, nghe hát bội, hát chào. Hội đình được xem là cái tết của người dân nơi này, ngoài để báo ơn đối với Thành Hoàng, đây còn là dịp để mọi người vui chơi sau một vụ mùa màng bội thu.

Trò chơi dân gian tại Hội đình Tân Phú Trung
Trò chơi dân gian tại Hội đình Tân Phú Trung

>>> Xem ngay: Những lễ hội tiêu biểu ở Vĩnh Long

Lễ giỗ Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Người đã có công tuyên truyền tư tưởng yêu nước cho nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Đồng Tháp nói riêng. Để ghi nhớ công ơn của Người, nhân dân Đồng Tháp đã xây dựng đền thờ và khu di tích cụ Bảng Nguyễn Sinh Sắc tại trung tâm thành phố Cao Lãnh, nơi này đã được công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 1992.

Lễ giỗ Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lễ giỗ Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Hàng năm cứ đến tháng 10 âm lịch, UBND tỉnh Đồng Tháp đều long trọng tổ chức lễ giỗ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Người, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho nhân dân và quảng bá hình ảnh và du lịch Đồng Tháp. Đây được xem là một lễ hội ở Đồng Tháp diễn ra rất tôn nghiêm và ý nghĩa.

Lễ giỗ Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc diễn ra trang trọng
Lễ giỗ Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc diễn ra trang trọng

Lễ hội hoa xuân Sa Đéc

Sa Đéc Đồng Tháp được biết đến là xứ sở hoa của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để tôn vinh làng nghề trồng hoa cũng như thúc đầy phát triển du lịch Đồng Tháp, hàng năm tỉnh Đồng Tháp đều tổ chức Lễ hội hoa xuân Sa Đéc vào dịp gần Tết âm lịch và thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan trong và ngoài nước.

Lễ hội hoa xuân Sa Đéc
Lễ hội hoa xuân Sa Đéc – Lễ hội ở Đồng Tháp

Trước khi lễ hội diễn ra, tại công viên chính của thành phố Sa Đéc sẽ được trang trí hoa, tiểu cảnh, ánh sáng thật lộng lẫy. Hàng chục loài hoa với nhiều màu sắc bắt mắt được phối thành các hình ảnh rất đẹp. Đi kèm với lễ hội hoa là hội chợ xúc tiến thương mại, triễn lãm sinh vật cảnh, làm bánh dân gian, chương trình nghệ thuật sôi động,…

Lễ hội hoa xuân Sa Đéc
Lễ hội hoa xuân Sa Đéc thu hút nhiều khách tham quan

>>> Xem thêm: 7 homestay Đồng Tháp giá rẻ nhưng có nét đẹp làm mê mẫn lòng người du khách

Hoài Nguyễn
Ảnh: Internet

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: