Lễ hội Kì Yên đình thần Thoại Ngọc Hầu được diễn ra hằng năm ở nhiều nơi tại khu vực các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Có thể nói, đây là một trong những nghi lễ quan trọng đối với văn hóa – lịch sử của vùng sông nước này. Cùng tìm hiểu xem lễ hội này có ý nghĩa như thế nào và có những nghi thức đặc sắc nào nhé!
>>> Điểm danh ngay Top 10 lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây Nam Bộ
Danh mục bài viết
Thoại Ngọc Hầu là ai?
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (còn đọc là Thụy) là người lập công lớn và được phong làm tước hầu. Nhà Nguyễn thường lấy tên là công thần ghép vào Tước nên thường được gọi theo tến tước là Thoại Ngọc Hầu. Xuất thân của Nguyễn Văn Thoại là con cả trong gia đình của một quan chức nhỏ tại Quảng Nam.
Sau này, trong quá trình đồng hành cùng với triều đình, ông tham gia chinh chiến trong nhiều trận đánh. Lúc sinh thời, Nguyễn Văn Thoại là một vị tướng giỏi, từng cầm quân lập công lớn trên nhiều chiến trường. Năm 1818, ông được lệnh vua đào kinh Đông Xuyên giúp lưu thông vận chuyển và giúp thuyền ghe qua lại thuận tiện với độ dài khoảng 30km thông đến Rạch Giá. Do lạch nước đã có sẵn nên thời gian thi công chưa đầy 1 tháng.
Thấy những thành quả bước đầu đạt được, vua Gia Long khen, ra lệnh lấy tên người đặt tên cho con sông là Thoại Hà. Ngọn núi phía bên bờ phía Đông của Thoại Hà (tục gọi là núi Sập) cũng được vua cho cải tên là Thoại Sơn để biểu dương công lao của vị quan Trấn thủ. Không những thế, Nguyễn Văn Thoại cũng là người đã có công trong việc điều động, chỉ huy binh lính mở đường thủy thông thương từ vùng Châu Đốc đến Hà Tiên theo lệnh của vua Gia Định.
Năm 1821, Nguyễn Văn Thoại lãnh ấn Bảo hộ Cao Miên. Cùng năm này, ông được vua Minh Mạng giao cho trấn thủ vùng Châu Đốc kiêm quản quân vụ trấn Hà Tiên. Trong quá trình cai quản vùng đất ở miền Tây Nam Bộ này, Thoại Ngọc Hầu đã hết lòng đẩy mạnh việc mở đường, thông thương, cho xây dựng nhiều đình thờ các vị quan thần có công với nhân dân.
Trong dân gian cũng lưu truyền rằng, Thoại Ngọc Hầu cũng là người đã cho cất Miếu Bà chúa xứ núi Sam – một trong những di tích lịch sử, thắng cảnh ở An Giang được nhiều người trong khu vực miền Tây và cả nước biết đến.
Thoại Ngọc Hầu mất vào ngày 6 tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829) tại chân núi Sam. Sau khi ông mất, nhiều người ghen ghét đã vu khống vị quan cai quản đã làm những việc không liêm chính. Năm 2009, tỉnh An Giang tổ chức buổi lễ kỉ niệm nhân dịp 180 năm ngày mất của danh thần Thoại Ngọc Hầu và tổ chức cuộc điều tra làm sáng tỏ thân thế và sự nghiệp của một danh tướng đã có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất Tây Nam của đất nước.
Lễ hội Kì Yên đình Thần Thoại Ngọc Hầu
Lễ hội Kì Yên tưởng nhớ Thần Thoại Ngọc Hầu được tổ chức tại Thoại Sơn và nhiều khu vực khác ở phía Tây Nam Bộ. Lẽ hội đình này được tổ chức nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, một mùa màng tươi tốt. Trên hết, đây cũng là dịp để người dân thuộc các tỉnh miền Tây bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với vị quan đã từng có công lao khai hoang, làm đường, mở mang bờ cõi phía Tây Nam của tổ quốc.
Thoại Ngọc Hầu cũng là người đã có công trong công cuộc truyền bá nghệ thuật dân tộc đặc sắc (hát tuồng) đến mọi vùng miền tổ quốc.
Tưởng nhớ đến công lao to lớn của Ông Thoại, nhân dân Thoại Sơn lập đình thờ Ông là thần Thành hoàng bổn cảnh, tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Không như các đình khác ở Nam Bộ, theo lệ ba năm tổ chức đại lễ Kỳ Yên, ở đình thần Thoại Ngọc Hầu thì việc tế lễ và mời gánh hát bội về Xây chầu cúng Thần hàng năm.
Không giống như những đình khác ở miền Tây được tổ chức 3 năm một lần thì ở đình thờ Thần Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn, việc tế lễ và mời đoàn hát bội về Xây chầu được diễn ra hàng năm. Lễ hội Kì Yên gồm các nghi lễ Nghinh thần, Túc yết, Xây chầu, Đại Bội và Lễ Chánh tế.
Các nghi thức của Lễ hội Kì Yên đình Thần Thoại Ngọc Hầu
Lễ Nghinh Thần – nghi thức trong lễ hội kì Yên
Lễ Nghinh Thần được tổ chức vào ngày 10, Thần chủ của Đình mời các nơi khác về tham dự lễ hội. Mục đích trong buổi lễ này là cùng phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu phúc cho người dân trong làng.
Trong lễ Nghinh Thần, theo truyền thống, vào lúc 8 giờ sáng, Ban Quý tế sẽ thực hiện nghi thức thỉnh Tổ Nhạc, tổ Lễ, tổ Hát bội và Quan Thánh Đế Quân từ Thoại Sơn Cổ Tự về đình an vị tại bàn Hội đồng ngoại. Kế tiếp, người ta thực hiện lễ tuần sắc và thỉnh sắc ra long đình, rước long đình ra dâng hương ở Tượng đài ở lòng hồ Ông Thoại và rước trở về.
Trong nghi thức đầu tiên của lễ hội Kì yên còn có lễ Thỉnh sanh, làm heo tế Thần Nông. Các món ăn từ thị heo sẽ được chuẩn bị cho 28 mâm dâng cúng đều các bàn thờ trong đình, ở ngoài miếu và các Tổ nhạc, tổ lễ, … Ngoài ra, người dân còn chuẩn bị cổ lễ, lễ vật, nghi thức đầy đủ và được tiến hành trước Đàn Xã Tắc để cầu phong điều vũ thuận.
Lễ Túc Yết – nghi thức trong lễ hội Kì Yên
Lễ Túc Yết là nghi thức bắt buộc diễn ra trong lễ hội Kì Yên nhằm để trình báo với Thần công việc chuẩn bị kỳ tế lễ đã được thực hiện đầy đủ. Lễ vật được chuẩn bị trong lễ Túc Yết gồm hoa quả, xôi, nhang đèn … và dĩ nhiên không thể thiếu một con heo sống đã được làm sạch sẽ đặt sấp trên giá gỗ, thau đựng lòng (luộc chín) và huyết heo được đặt kế bên. Đến 24 giờ đêm mùng 10 rạng sáng ngày 11, các thành viên trong ban quý tế, nhạc lễ sẽ thực hiện các nghi thức theo cổ truyền.
Lễ Xây Chầu – nghi thức trong lễ hội Kì Yên
Lễ Xây Chầu còn có tên gọi khác là Lễ Khai tràng, khai thiên lập địa, khai thông thái cực. Nghi lễ này được thực hiện với mục đích nhằm cầu cho quốc thái dân an, tạo nên sự kết nối, hài hòa giữa cn người với trời đất. Người được chọn cầm chầu phải là người có uy tín, đức cao vọng trọng trong làng, ngòa ra gia đình họ cũng phải đầy đủ vợ chồng, con cháu, không trong thời kì tang chế.
Trong nghi lễ Xây Chầu, nghi thức đánh trống chầu (điểm cố) có ý nghĩa rất quan trọng. Mục đích của việc thực hiện này là là để khai mở vạn vật và tạo nên sự nối kết giữa con người với trời đất. Trước khi điểm cố, phải đặt trống theo hướng đại lợi, hướng tốt. Bên cạnh đó, tâm mặt trống phải được vẽ Thái cực để khai thông thái cực.
Lễ Xây chầu được cử hành lúc nửa đêm nên âm lực của trống vang xa dễ làm thức tỉnh lòng người, xua đuổi tà ma. Chánh bái hay Hương cả thực hành nghi lễ, dâng trầu cau, rượu và cây dùi trống (hai đầu bịt vải tây đỏ) ra Miếu Ngũ Hành rót rượu trình khấn nguyện, thực hiện các thủ tục để bắt đầu lễ Đại bội.
Lễ Đại Bội – nghi thức trong lễ hội Kì Yên
Lễ Đại Bội là nghi lễ được thể hiện qua hình thức biểu diễn của các diễn viên trong đoàn hát bội. Các quá trình thái cực, lưỡng nghi, tam tài, tứ tượng, bat quài được thể hiện qua mỗi tiết mục ở nghi lễ này. Những lời lẽ trong nghi lễ nói lên những lời cầu chúc trường thọ, mưa thuận gió hòa. Lễ Đại Bội được thực hiện thông qua 7 nghi thức phụ:
+Lễ khai thiên tịch địa
+Lễ Xang nhật nguyệt
+Lễ Tam Tài
+Lễ Tứ Thiên Vương
+Lễ Đứng cái
+Lễ bát tiên hướng thọ
+Lễ Gia quan tấn tước
Lễ Chánh Tế – Lễ hội Kì Yên
Đây là nghi lễ cuối cùng được thực hiện trong lễ hội Kì Yên Thần Thoại Ngọc Hầu. Lễ Chánh tế được diễn ra vào lúc 24 giờ đêm ngày 11 giờ đêm 11 rạng ngày 12 với ý nghĩa tạ ơn Trời Thần. Sau buổi lễ này, các đoàn hát bội sẽ trình diễn phục vụ lễ hội.
Vào buổi chiều cùng ngày, Ban Quý tế cùng đoàn hát bội thực hiện lễ Tôn Vương với ý nghĩa chánh luôn thắng tà, minh chúa lên ngôi đem đến cuộc sống yên bình, lạc nghiệp cho người dân. Cách diễn tuồng được kết hợp với nghi lễ và phần này bắt buộc phải có của một Đại bội, được gọi là diễn lễ.
Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây.