Lễ hội đua ghe ngo – nét đẹp văn hóa nổi bật của cộng đồng người Khmer Nam Bộ

lễ hội đua ghe ngo

Là một trong những cuộc thi mang đậm chất truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của người dân tộc Khmer ở vùng Nam Bộ, được ra đời từ rất lâu đời nhưng cho đến nay, lễ hội đua ghe ngo vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của cộng đồng người Khmer và cả người dân khu vực Nam Bộ nói chung.

1. Nguồn gốc của lễ hội đua ghe ngo

Khi nói về nguồn gốc của cuộc thi đua ghe ngo, không ai biết chính xác nó thật sự bắt nguồn từ đâu. Tuy nhiên, vẫn còn có một vài tài liệu ghi lại câu chuyện kể về cuộc đua này dưới dạng truyền thuyết. Qua nhiều năm tháng, người dân truyền tai nhau và xem đây như một cách giải thích cho lễ hội.

lễ hội đua ghe ngo
Cuộc thi đua ghe ngo của dân tộc người Khmer

Về truyền thuyết xoay quanh cuộc thi đua ghe ngo, có hai câu chuyện được lưu truyền theo hai hướng khác nhau.

Truyền thuyết đầu tiên giải thích rằng thực chất lễ hội đua ghe ngo này đang tái hiện lại hành trình chạy trốn của một cô gái tên là Nàng Chanh. Nàng không phải là một cô gái tầm thường. Nàng Chanh vốn dĩ là một cô công chúa tài sắc vẹn toàn, được nhà vua hết mực yêu chiều.

Thế nhưng, người đời thường có câu “hồng nhan bạc mệnh”, người như cô thì lắm kẻ đố kị. Nàng bị một vị quan đại thần trong triều của nhà vua ghen ghét và tìm cách hại. Hắn dùng thủ đoạn rồi ép nàng vào tội đã bỏ cáu bẩn trong móng tay vào nồi canh của nhà vua. Chính điều này đã làm cho nhà vua nổi cơn thịnh nộ.

lễ hội đua ghe ngo
Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer

Trong khi đó, nàng Chanh chẳng có ai bảo vệ. Không tìm được cách minh oan cho bản thân, Nàng Chanh đành phải nhảy xuống một chiếc thuyền trên sông ba Sắc để chạy trốn nhưng đến cuối cùng vẫn không thể thoát khỏi được. Cuối cùng người con gái bạc mệnh ấy bị xử tử. Nhân dân xót thương cho cô công chúa tài hoa nhưng nhiều bất hạnh, hàng năm họ lập ra lễ hội đua ghe ngo để tưởng nhớ đến Nàng Chanh.

lễ hội đua ghe ngo
Lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng

Truyền thuyết thứ hai được nhắc đến là xuất phát từ cuộc sống lao động, mưu sinh lắm nỗi vất vã của người dân vùng sông nước. Ngày xưa người dân ở đây chủ yếu sinh hoạt, đi lại chủ yếu bằng những chiếc ghe độc mộc. Dần dần, số lượng người tham gia lao động tăng lên, cùng với trên đường đi cần tránh nhiều thú dữ nên họ chế tạo ra những chiếc ghe rất dài để chở được nhiều người và đảm bảo an toàn cho bản thân. Và theo thông tục hàng năm, lễ hội đua ghe ngo sinh ra để kỉ niệm những buổi đầu lao động vất vả của thế hệ đi trước.

Nhưng cho dù câu chuyện tồn tại dưới hình thức nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận tinh thần yêu lao động, ham học hỏi của người dân nơi đây.

>>> Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2022 tại Cần Thơ không thể bỏ lỡ

2. Lễ hội đua ghe ngo được tổ chức như thế nào?

Lễ hội đua ghe ngo được tổ chức vào Tháng 10 Âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn của cộng đồng dân tộc người Khmer Nam Bộ, thu hút đông đảo người tham gia, chính vì thế, quá trình đầu tư, chuẩn bị cho cuộc đua cũng không kém phần chỉnh chu, đặc biệt.

Lễ hội đua ghe ngo được tập trung tổ chức tại Sóc Trăng cùng với sự tham gia của các đội đua từ nhiều tỉnh thành như: Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ, An Giang,…

đua ghe ngo
Cuộc thi đua ghe ngo của cọng đồng người Khmer

Cách làm Ghe Ngo

Cách làm ghe ngo như thế nào? Ghe Ngo (Tuk Ngô) nguyên thủy là chiếc thuyền độc mộc, được làm từ thân cây sao. Ngày nay, việc tìm cây sao vừa to, vừa dài trở nên rất khó, nên người Khmer đã dùng những miếng ván từ cây sao để đóng ghe Ngo.

lễ hội đua ghe ngo
Ghe ngo – phương tiện sử dụng trong lễ hội đua ghe ngo

Mỗi chiếc ghe ngo có chiều dài khoảng 25 – 30m, được làm gần giống hình con rắn. Phần đầu và đuôi ghe (còn gọi là sau lái) đều được uốn cong lên. Ghe ngo được trang trí các hoa văn sặc sỡ, đầu mỗi ghe có hình một con thú biểu tượng, có thể là hổ, voi, sư tử, rồng…

Quá trình tham gia lễ hội đua ghe ngo

Một chiếc thuyền đua ghe ngo có khoảng 24 đến 27 cặp tay chèo cùng với một người cầm lái chính, được ví như nhạc trưởng của đội ghe. Người đảm nhiệm vai trò quan trọng này phải là người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc Khmer và đồng thời, họ phải có kinh nghiệm thi đấu dày dặn mới có thể đảm nhận vai trò quan trọng này.

lễ hội đua ghe ngo
Một buổi tập chuẩn bị cho lễ hội đua ghe ngo

Quá trình tổ chức thi đấu khá dài, thế nên tất cả những người tham gia cuộc thi này phải là thanh niên trai tráng có sức khỏe, quen với môi trường sông nước ở đây. Tinh thần đoàn kết đóng vai trò quan trọng, một phần quyết định đội đua ghe ngo có chiến thắng hay không. Những đội càng có sự phối hợp nhịp nhàng và đoàn kết giữa các thành viên thì càng có tỉ lệ chiến thắng cao hơn.

Người Khmer tin rằng, ghe Ngo là vật thiêng liêng nên mọi hoạt động liên quan đến ghe Ngo đều phải làm lễ cầu xin, như lễ khởi công làm ghe Ngo, lễ khánh thành ghe, lễ mặc áo cho ghe Ngo… Mỗi lễ đều có những quy định cụ thể về lễ vật, nghi lễ cũng như vị trí đặt lễ, người cử hành lễ và người tham dự lễ.

lễ hội đua ghe ngo
Lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng

Trước mỗi lần thi đấu khoảng một tuần, các chùa thường tổ chức lễ hạ thủy ghe Ngo. Lễ này đối với đồng bào Khmer có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa mang yếu tố truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, thể hiện niềm tin của người Khmer vào lực lượng siêu nhiên, vào vị thần nắm giữ vận mệnh, quyết định sự thành bại của ghe đua.

3. Ý nghĩa của lễ hội đua ghe ngo

Mặc dù truyền thuyết về nguồn gốc của phong tục truyền thống tổ chức lễ hội đua ghe ngo còn có nhiều điểm chưa thống nhất, rõ ràng nhưng nhìn chung, khi tổ chức lễ hội này cộng đồng dân tộc người Khmer đều cùng chung một chí hướng, quan điểm về ý nghĩa của lễ hội.

lễ hội đua ghe ngo
Lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng

Đầu tiên là ý nghĩa biểu tượng của ghe ngo. Có thể thấy rằng, ghe ngo không phải là sản phẩm của riêng bất kì cá nhân nào mà nó đại diện cho sự hợp lực của cả một hay nhiều phum sóc người Khmer tạo ra và tham gia tranh tài. Thế nên chiến thắng của mỗi ghe ngo còn tượng trưng cho sự thành công của cả phum, sóc hay một khu vực nhất định.

lễ hội đua ghe ngo
Lễ hội đua ghe ngo thể hiện văn hóa, tín ngưỡng của người dân Khmer

Lễ hội đua ghe ngo còn thể hiện đặc trưng cho nền nông nghiệp lúa nước của người dân Khmer nói riêng và người dân miền Tay nói chung. Thông qua kì công trong việc tổ chức, tham gia lễ hội, công đồng người dân Khmer thể hiện sự biết ơn đối với vị thần nước đã phù hộ cho họ có một mùa màng bội thu.

Truy cập FacebookYouTube để tìm hiểu thêm nhiều lễ hội đặc sắc ở các tỉnh miền Tây bạn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: