Tưng bừng lễ 18 tháng 5, đại lễ lớn của đạo Phật Giáo Hòa Hảo

Lễ 18 tháng 5

Miền tây có rất nhiều lễ hội truyền thống, trong đó, đại lễ 18 tháng 5 là một trong số những lễ lớn liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo phổ biến của bà con miền tây. Đến những ngày này, bà con nô nức kéo về đất Hòa Hảo, An Giang để tham dự một mùa lễ tưng bừng, náo nhiệt nhưng đậm đà tình người miền tây. cùng tìm hiểu về ngày 18 tháng 5 Phật Giáo Hòa Hảo qua bài viết dưới đây nha!

>>> Nghĩa tình miền tây ẩn trong các ngày lễ của Phật Giáo Hòa Hảo

>>> Điểm danh ngay top 10 lễ hội văn hóa đặc sắc tại miền Tây Nam Bộ

18/5 là ngày gì?

Ở miền tây, đặc biệt là các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) rất phổ biến vì có rất nhiều tín đồ theo đạo này.

Lễ 18 tháng 5
Lễ 18 tháng 5 là ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo PGHH

Ngày 18 tháng 5 năm 1939 là ngày khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Ngư­ời sáng lập đạo là ông Huỳnh Phú Sổ, quê làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc xưa, nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Những người theo đạo hầu hết là những người nông dân chân chất, với mục đích học đạo tu thân, những lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ (ý chỉ ông Huỳnh Phú Sổ) gần gũi với đời sống nên bà con, đặc biệt ở các tỉnh miền tây nam bộ dễ dàng học theo, chính vì thế tín đồ của đạo ngày càng đông đúc.

Lễ 18 tháng 5
Bà con tín đồ khắp gần xa đều mong muốn trở về nơi cội nguồn của đạo để cúng bái nhân ngày thành lập đạo

Hằng năm, vào ngày lễ 18 tháng 5 này, bà con tín đồ đạo Hòa Hảo ở các tỉnh miền tây nô nức kéo nhau về xứ Hòa Hảo, nơi được xem là gốc đạo để cúng bái, chiêm ngưỡng những “bảo vật” của Đức Huỳnh Giáo Chủ như mừng ngày đạo được khai sáng.

Đại lễ 18 tháng 5 diễn ra ở đâu?

Ngay từ những ngày 16,17 và 18/5 âm lịch, bà con ở các tuyến đường đổ về trung tâm huyện Phú Tân đã nô nức chuẩn bị thức uống, đồ ăn chay để phát miễn phí cho các tín đồ đến tham dự.

Lễ 18 tháng 5
Đại lễ 18 tháng 5 được diễn ra tại An Hòa Tự – trung ương của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo

Khu vực trung tâm An Hòa Tự – Tổ Đình Đức Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo ở đường Chu Văn An, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang là nơi diễn ra các hoạt động chính trong ngày đại lễ.

Các hoạt động trong ngày đại lễ 18 tháng 5

Đoàn xe diễu hành chào mừng ngày đại lễ

Trước lễ, thông thường vào ngày 16 tháng 5 âm lịch hằng năm, các đoàn xe diễu hành (hay bà con nơi đây gọi là dương cộ) nô nức nối đuôi nhau đổ về thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang để long trọng chào mừng ngày lễ lớn của đạo.

Lễ 18 tháng 5
Các đoàn xe diễu hành lần lượt kéo về Hòa Hảo chào mừng đại lễ 18 tháng 5

Trước đó cả tháng, mỗi phường, mỗi xã của từng huyện trong tỉnh An Giang đều khẩn trương chuẩn bị trang trí đèn, hoa và tượng, ảnh trên xe dương cộ sao cho thật lộng lẫy và trang nghiêm để kính dâng trong ngày đại lễ.

Lễ 18 tháng 5
Bà con cũng nô nức đổ ra đường để xem dương cộ

Những ngày cận lễ, đặc biệt là tối ngày 16/5, đoàn xe sẽ bắt đầu di chuyển từ các nơi đổ về Hòa Hảo, lúc này chỉ cần ngồi nhà nhìn những đoàn xe rực rỡ đi ngang với kèn trống tưng bừng cũng có thể cảm nhận được không khí tấp nập của mùa lễ này rồi.

Ấn tượng với rất nhiều điểm phát cơm chay, nước uống miễn phí

Lễ 18 tháng 5
Đâu đâu cũng là điểm phát thức ăn, nước uống miễn phí cho bà con

Trong những ngày diễn ra đại lễ 18 tháng 5 – ngày khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, bà con ở khắp các tuyến đường đổ về thị trấn Phú Mỹ trong vòng bán kính 5km, nhà nhà đều có nấu những suất ăn và nước uống miễn phí để phát cho những tín đồ từ xa đến.

Lễ 18 tháng 5
Sự hào sảng của con người miền tây vẫn còn tồn tại đến ngày nay

Thức ăn chủ yếu là đồ chay, nào là cơm chay, bún mì hủ tiếu chay, cháo nấm, trà đá đường và nước sâm lạnh. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí, hơn nữa, sự mời chào của bà con ven đường nhiệt tình đến mức nhiều người còn tưởng là họ chào bán nữa ^^ Như vậy mới có thể thấy được sự ấm áp, chân chất và hào sảng của con người miền tây.

Cúng bái và chiêm ngưỡng “bảo vật” của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Hoạt động chủ yếu của bà con tín đồ trong đạo khi đến tham dự lễ 18 tháng 5 chủ yếu là để cúng bái, tham quan và chiêm ngưỡng những bảo vật còn lưu giữ của Đức Huỳnh Giáo Chủ đến ngày nay.

Lễ 18 tháng 5
Chiếc xe cổ vẫn còn được lưu giữ ở Tổ đình Phật Giáo Hòa Hảo

Trong An Hòa Tự đến nay vẫn còn lưu nhiều bảo vật mà lúc sinh thời ông Huỳnh Phú Sổ đã sử dụng hằng ngày hoặc đi thuyết giảng. Mỗi di vật đều có gắn liền với một câu chuyện thần kỳ hay gắn liền với lời dạy của “ngài” mà được các tín đồ truyền tai đến ngày nay.

Lễ 18 tháng 5
Những quyển sấm giảng của Đức Thầy được trưng bày cẩn trọng

Trong nhà lưu niệm, những bảo vật như chiếc thuyền, chiếc xe hơi cổ, những quyển sấm giảng thi văn giáo lý,… vẫn còn được lưu giữ trọn vẹn và nguyên bản. Bà con tín đồ hằng năm đều đến chiêm ngưỡng mãi không chán, bởi khi đến đây, họ như gần gũi và cảm thấy những câu chuyện thần kỳ khi xưa như được sống dậy một cách chân thực và đầy sinh động.

Những hình ảnh ấm áp tình người miền tây trong đại lễ 18 tháng 5

Lễ 18 tháng 5
Bà con đã về Hòa Hảo để cúng bái từ trước ngày lễ chính
Lễ 18 tháng 5
Tại An Hòa Tự cũng trang trí tưng bừng để chào đón đại lễ
Lễ 18 tháng 5
Hình ảnh của Đức Huỳnh Giáo Chủ được trưng bày khắp nơi để tín đồ tham quan, cúng bái
Lễ 18 tháng 5
Sấm giảng, thi văn giáo lý của Đức Thầy được trao tặng miễn phí cho những tín đồ chưa có hoặc đang cần
Lễ 18 tháng 5
Những điểm phát nước miễn phí cũng tất bật hoạt động trong những ngày diễn ra lễ 18 tháng 5
Lễ 18 tháng 5
Những cô dì là tín đồ của đạo cũng tụ họp để chuẩn bị những suất ăn từ thiện
Lễ 18 tháng 5
Mỗi năm đều có hàng chục nghìn lượt người đổ về Tổ Đình để tham dự đại lễ khai sáng đạo Hòa Hảo

Tưng bừng, nhộn nhịp nhưng không kém phần ấm áp tình người miền tây chính là những gì được thấy khi tham dự đại lễ 18 tháng 5 – ngày khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Nếu một lần có dịp về miền tây vào đúng thời gian dịp lễ này tổ chức, mọi người nhớ ghé đây tham dự thử xem có vui như các lễ hội ở những nơi khác không nhé !

Miền tây còn có rất nhiều lễ hội lớn khác, cùng Tui là người Miền Tây tìm hiểu ngay sau đây nhé:

>>> Vui mùa lễ hội Ok Om Bok của người Khmer 2022

>>> Độc đáo lễ dâng y Kathina 2022 của người Khmer

>>> Tìm hiểu các nghi thức lễ Đôn Ta 2022 của đồng bào người Khmer

>>> Đặc sắc lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang

>>> Lễ hội Kì Yên đình thần Thoại Ngọc Hầu

Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: