Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

làng nhề truyền thống ở kiên giang

Hôm nay, mời các bạn đến với Kiên Giang, vùng đất nổi tiếng khắp nơi không chỉ với những cảnh đẹp say đắm lòng người mà còn nổi bật với nhiều món ăn đặc sản hút hồn du khách. Đến với nơi đây, bạn còn được tìm hiểu được phần nào nét văn hóa đặc trưng được thể hiện qua những làng nghề truyền thống lâu đời. Tui là người miền Tây sẽ giới thiệu đến các bạn 3 trong những làng nghề truyền thống ở Kiên Giang nổi bật và được nhiều người biết đến nhất.

>>> Xem thêm: Độc đáo 6 làng nghề truyền thống ở Bến Tre hấp dẫn du khách gần xa

Di chuyển đến Kiên Giang bằng cách nào?

TP. HCM – Rạch Giá: 250 km

Quãng đường từ TP.HCM đến Rạch Giá cách nhau khoảng 250 km bạn có thể lựa chọn giữa đi xe máy hoặc xe khách đều được. Du khách có thể mất khoảng 4 tiếng đi xe để đến được Rạch Giá. Từ Sài Gòn, các bạn có thể lựa chọn nhiều hãng xe như Kumho, Phương Trang hay Mai Linh đều có mức giá phải chăng. Tại Rạch Giá còn có tài cao tốc đến các hòn đảo khác, bạn có thể vui chơi ăn uống tại nơi đây hoặc mua vé tàu để sang các đảo khác.

TP.HCM – Thị xã Hà Tiên: 350 km

Với quãng đường đi khá dài, mất khoảng 7 – 8 tiếng đồng hồ để đến nơi thì đi bằng xe khách là lựa chọn hàng đầu của du khách để đảm bảo an toàn. Khi chọn du lịch Hà Tiên, bạn nên mua vé xe Kumho để xuống thẳng thị xã Hà Tiên vì xe Phương Trang hay Mai Linh chỉ đưa khách tới trạm ở Rạch Giá.

du lịch Hà Tiên
Bãi biển Mũi Nai tại Hà Tiên

TP.HCM – Phú Quốc

Để di chuyển đến đảo , một là sau khi đến được Kiên Giang, bạn có thể di chuyển bằng tàu cao tốc từ Rạch Giá (cách Phú Quốc 120 km) hoặc Hà Tiên (cách 45 km). Ngoài ra, nếu không thích di chuyển bằng tàu, bạn có thể chọn đi bằng máy bay đến Phú Quốc ở các sân bay: Hà Nội, TP. HCM, Rạch Giá, Cần Thơ. Hiện nay, nhiều ưu đãi dành cho du khách nên giá vé cũng không quá đắt.

Những làng nghề truyền thống ở Kiên Giang nổi bật nhất

Làng nghề nước mắm Phú Quốc – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Du khách đến với Kiên Giang sẽ phải mua về làm quà hoặc ít nhất là nghe nhắc đến món đặc sản vang danh của xứ biển này. Nước mắm Phú Quốc là làng nghề truyền thống ở Kiên Giang có thời gian hoạt động hơn 200 năm.

Đây không chỉ là làng nghề có giá trị truyền thống lâu đời không những có giá trị văn hóa mà còn mang hình ảnh, thương hiệu quảng quá du lịch cho tỉnh nhà. Việc công nhận trở thành làng nghề truyền thống của nước mắm Phú Quốc còn giúp cho quá trình phát huy các giá trị văn hóa của Kiên Giang nói riêng, Việt Nam nói chung.

Làng nghề nước mắm Phú Quốc tồn tại hơn 200 năm nay
Làng nghề nước mắm Phú Quốc – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Ở hiện tại, làng nghề truyền thống ở Kiên Giang này có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất nước mắm. Hàng năm, nơi đây cung cấp ra thị trường 30 triệu lít nước mắm từ 20 đến 43 độ đạm, mang lại nguồn doanh thu lớn. Làng nghề tạo điều kiện làm việc cho hàng nghìn lao động tại địa phương.

Làng ghề truyền thống ở Kiên Giang
Làng nghề nước mắm Phú Quốc – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Thông thường, nước mắm được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống sẽ thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng hơn. Nước nắm truyền thống Phú Quốc được làm nguyên liệu chính là cá cơm được khai thác từ chính vùng biển Kiên Giang. Phú Quốc là một huyện đảo lớn ở Kiên Giang, lượng hải sản, đặc biệt là cá cơm ở nơi đây cực dồi dào, là lợi thế để hình thành nên làng nghề nước mắm – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang.

Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Sau khi đánh bắt, cá cơm sẽ được các ngư dân muối ngay trên biển nên đảm bảo đươc độ tươi ngon và lượng đam cao nhất. Với những kinh nghiệm đúc kết được từ hàng trăm năm qua, các cơ sở ở Phú Quốc có những bí quyết gia truyền để tạo nên màu sắc hương vị độc đáo riêng biệt nên được người tiêu dùng và khách du lịch cực ưa chuộng.

>>> 5 làng nghề ở miền Tây có tuổi đời lâu nhất

Làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng – Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Là một làng nghề nổi tiếng tại huyện Giồng Riềng, Kiên Giang, làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể, thương hiệu độc quyền 2013, được bình chọn là sản phẩm công nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh. Có dịp về ghé thăm làng nghề truyền thống đặc biệt này, chắc chắn bạn sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, độc đáo của loại bánh tráng này được.

Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng hình thành và phát triển trong khoảng thời gian gần 80 năm qua và trở thành một trong những làng nghề truyền thống ở địa phương. Nguồn sản phẩm mà làng nghề làm ra được thương lái đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long.

Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Phơi bánh tại làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Thời gian đầu, chỉ có vài hộ dân trong xã làm để phục vụ cho gia đình. Sau đó, nhờ vào sự khéo léo của người chế biến đã tạo ra những chiếc bánh dẻo thơm khó cưỡng. Dần dần, bánh tráng ở nơi đây được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nổi tiếng của khu vực.

Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Hoạt động tại làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng – làng nghề truyền thống tại Kiên Giang

Hiện nay, làng nghề bánh tráng chủ yếu tập trung ở hai ấp Thanh Trung và Thạnh Trung, xã Giồng Riềng. Với gần 100 hộ gia đình làm nghề ổn định, làng nghề vẫn tiếp tục được gìn giữ và phát huy. Trung bình tại làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng, mỗi cơ sở sản xuất khoảng 1500 – 2000 chiếc bánh. Bánh làm ra đều được thương lái thu mua, bên cạnh đó còn nguồn thu bán cho du khách để phục vụ mục đích du lịch.

Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Vẻ đẹp tại làng nghề bánh tráng – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Không chỉ giúp cho nhiều hộ dân có thêm nguồn thu nhập, xóa đói giảm nghèo, làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng còn góp phần gìn giữ nghề cha ông để lại, một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc.

Làng nghề nắn nồi đất ở Nam Thới Sơn – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Là một làng nghề truyền thống ở Kiên Giang có từ lâu đời, làng nghề Nam Thới Sơn được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian khá lâu đời. Những người thợ nắn nồi đất ở Nam Thới Sơn được gọi với danh xưng mỹ miều: “những người thổi hồn cho đất”.

Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Làng nghề nắn nồi đất ở Nam Thới Sơn – làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

Sản phẩm ở làng nghề chủ yếu được làm bằng tay nên cần phải có sự khéo léo, tỉ mỉ từ người thợ. Sự tài hoa của người thợ lành nghề đã khiến cho những thớ đất vô tri trở thành những sản phẩm hữu ích với những chi tiết sống động và sắc sảo hơn. Tại làng nghề, nhiều mặt hàng được hế tác phục vụ đời sống người dân như: cà ràng, nồi đất, khuôn bánh khọt, ơ kho quẹt,…

Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Những chiếc cà ràng được làm bằng đất vô cùng tỉ mỉ

Đến thăm làng nghề, đôi lúc bạn còn bắt gặp hình ảnh những cụ ông, cụ bà dù đã 70, 80 tuổi nhưng vẫn còn cò theo nghề. Họ chỉ phụ giúp những công việc nhẹ nhàng cho thỏa lòng yêu nghề, nhớ nghiệp. Bằng những kinh nghiệm, hiểu biết trong suốt quá trình làm nghề, họ đã truyền lại cho thế hệ sau với bằng tình yêu nghề, gắn bó với đất, lửa để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.

Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang
Chế tác bằng tay ngay tại làng nghề nắn nồi đất Nam Thới Sơn

Để tạo thành một sản phẩm như ý, việc chọn lựa nguyên liệu rất quan trọng. Đất sét được dùng để làm nồi phải là loại đất có đầy đủ các tiêu chuẩn như: dễ đánh bóng, chịu nhiệt cao, tính kết dính cao,…

Để hoàn thành một sản phẩm bằng đất phải qua nhiều công đoạn, công đoạn đầu là nắn hay còn gọi là tạo hình vì tất cả các sản phẩm đều có khuôn (khung) bằng gỗ hoặc bằng đất nung, đến công đoạn vỗ, do đất ướt chứa nhiều nước nên sản phẩm mới đầu thường biến dạng, đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật vỗ bằng các thanh tre, sau đó là công đoạn làm bóng, tạo hoa văn để sản phẩm được nhẵn bóng hoàn chỉnh.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu qua 3 làng nghề truyền thống ở Kiên Giang nổi bật nhất. Có dịp đến với nơi đây, đừng bỏ qua những làng nghề truyền thống độc đáo này nhé!

Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để khám phá và tìm hiểu thêm nhiều làng nghề khác ở miền Tây nhé!

Ảnh: Internet.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: