Cà Mau – vùng đất cực nam của Tổ quốc nổi tiếng với những làng nghề truyền thống lâu đời đã gắn liền với cuộc sống người dân nơi đây. Cùng ghé thăm những làng nghề truyền thống ở Cà Mau qua bài viết này nhé.
>>> 5 làng nghề ở miền Tây có tuổi đời lâu nhất
Danh mục bài viết
1. Làng nghề dệt chiếu
“Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào”
Làng nghề dệt chiếu là làng nghề lâu năm và vô cùng nổi tiếng tại Cà Mau đã đi vào câu thơ bài hát. Cà Mau có rất nhiều làng nghề dệt chiếu truyền thống có thể kể đến như Tân Thành (thành phố Cà Mau), Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi), Tân Lộc (huyện Thới Bình). Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là chiếu hoa Tân Thành vang tiếng một vùng.
Những tấm chiếu được kéo léo dệt ra từ những sợi đay, cây lát mà phải trải qua nhiều công đoạn như chặt, chẻ, phơi khô và nhuộm lát, chấp trân lắp vào khuôn và dệt. Những cây lát được chọn là những cây lát cao điều, thân vừa không lớn không nhỏ, được người dân làng nghề chặt mang về chẻ ra phơi cho khô điều.
Để tạo ra những chiếc chiếu với nhiều màu sắc thì còn một công đoạn nữa là nhuộm lát, thông thường sẽ có những màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng, trắng. Sau đó, người nghệ nhân dệt chiếu sẽ cẩn thận dập từng sợi lát để ra đúng hoa văn. Phải mất ít nhất bốn ngày, người dệt giỏi mới hoàn thành đôi chiếu.
Những chiếc chiếu từ làng nghề dệt chiếu truyền thống Cà Mau cho ra những chiếc chiếu đa sắc, hoa văn trang trí tinh xảo, độ bền cao, mang thương hiệu riêng của chiếu Cà Mau.
>>> Xem thêm: 10 điểm đến du lịch Cà Mau hấp dẫn nhất năm 2022
2. Nghề đan đát
Nghề đan đát cũng là một làn nghề rất phát triển ở Cà Mau. Từ các nguyên liệu thân thuộc như: là tre, trúc, những người thợ ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông (huyện Thới Bình), Nguyễn Phích (huyện U Minh) đã kế thừa và phát huy nghề truyền thống đan đát của cha ông, tạo nên sản phẩm đa dạng như: Thúng, rổ, cót…
Sản phẩm đan đát chủ yếu được làm bằng đôi bàn tay khéo léo, không sử dụng máy móc, đòi hỏi người thợ phải có óc thẩm mỹ sự tỉ mỉ. Ngày nay, nhiều sản phẩm đan đát của Cà Mau đã trở thành hàng lưu niệm phục vụ du khách.
3. Nghề làm mắm
Đây là làng nghề truyền thống ở Cà Mau đã được lưu truyền qua nhiều đời. Vì có nguồn thuỷ hải sản dồi dào nên làng nghề làm mắm ở đây rất phát triển. Mắm ở đây vô cùng đa dang các loại khác nhau. Từ mắm Ba khía, cá sặc, cá lóc, tôm, mắm cá phi, mắm cá trắm cỏ, mắm cá trèn, mắm cá chét, mắm cá chim, mắm cá sơn, mắm cá mồng gà, mắm mực, mắm ong, mắm tôm, mắm ruốc, mắm trứng, mắm lòng… Mỗi loại điều có vị rất riêng khó nhầm lẫn được.
Mắm ở Cà Mau thường có 2 loại: mắm chua và mắm mặn. Mắm mặn thì lưu giữ được lâu, có thể sử dụng từ năm này sang năm khác mà vẫn không bị hư hỏng. Mắm mặn nhận càng lâu thì càng ngon. Còn mắm chua thì thời gian sử dụng ngắn hơn, có thể nhận mắm vài tuần hoặc 1 vài tháng là có thể ăn được.
Nguyên liệu chủ yếu để làm nên những hủ mắm thơm ngon gồm: cá, muối hột, thính và đường. Cá được làm sạch, ướp với muối, tuỳ theo hương vị từng loại mà người làm mắm có thể gia giảm gia vị. Sau đó đổ hỗn hợp cá đã được ướp vào khạp, trong hủ, dùng mo cau đậy kín và gài lại không cho cá nổi lên. Sau đó nấu nước muối, nấu nước muối đổ vào cho ngập xâm sấp. Cứ để vậy khoảng 5 – 6 tháng sau dỡ ra là có thể ăn được.
4. Nghề gác kèo ong
Nghề gác kèo ong ở Cà Mau là một làng nghề truyền thống lâu đời được truyền qua nhiều thế hệ. Ngay từ khi còn người đặc chân đến đây khai hoang, người dân đã nhận ra lợi thế của rừng U Minh Hạ và cái nghề gác kèo ong cũng dần được hình thành.
Dụng cụ gác kèo ong được người thợ chuẩn bị gồm: gồm thân kèo, trụ đỡ và cây nạng. Bộ kèo này thông thường được làm từ cây tràm, thân suông, có đường kính từ 10-15 cm, lột sạch vỏ, khô ráo. Trước khi mang vào rừng kèo, thường thoa một lớp sáp ong để mời gọi những con ong trinh sát đang tìm nơi làm tổ.
Người gác kèo phải chọn nơi cây tràm thấp và trổ bông kéo dài đủ cho ong lấy mật; kế đến chọn hướng gió, hướng ánh sáng rọi vào tổ và khoảng trống để ong bay lên đi lấy mật và đáp xuống dễ dàng. Nghề này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, vì không phải lúc nào ong cũng sẽ tìm về đúng kèo đã được gác sẵn.
Thời gian để ong làm tổ mất khoảng 1 tháng. Dựa vào kinh nghiệm, người thợ sẽ quan sát tổ để thời điểm để thu hoạch tổ ong. Người lấy mật dùng các dụng cụ như: Dao, thùng chứa mật, dụng cụ tạo phun khói, mặt nạ và đồ bảo hộ lao động để khai thác mật. Mật ong Cà Mau là đặc sản nổi tiếng nhờ độ thơm, ngon, sánh mịn.
>>> Xem thêm: Về đất Mũi khám phá nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ
5. Nghề làm tôm khô
Cà Mau vốn có nguồn tôm nuôi vô cùng lớn vì vậy nghề làm tôm khô rất phát triển trở thành làng nghề truyền thống ở Cà Mau phát triển mạnh mẽ. Quan trọng nhất của nghề làm tôm khô là khâu chọn tôm, nhữngg con tôm được chọn phải chắc thịt. Tôm sau đó được đem đi luộc, quá trình luộc cũng rất công phu, phải đảo điều tay để tôm chính điều và không bị bở. Tôm được lột vỏ, phơi khô.
Tôm khô Cà Mau có hương vị đậm đà, được thực khách khắp nơi yêu thích với màu sắc đậm đà hương vị đậm đà.
6. Nghề làm dưa bồn bồn
Bồn bồn thuộc loại cây cỏ, dân địa phương hay gọi là cỏ nến. Người ta thu học bồn bồn mang về, tách lấy lỗi trắng ngà ngâm với nước muối và chút gia vị, sau 1 tuần là có thể thưởng thức món dưa chua thanh, giòn cùng nhiều món ăn khác. Nghề làm dưa bồn bồn hiện rất phát triển tại Cà Mau.
>>> Xem thêm: Bồn bồn Cà Mau, đặc sản trời cho của dân vùng đất Mũi
Những làng nghề truyền thống ở Cà Mau phát triển tạo nên nét văn hoá rất riêng của vùng đất cực Nam Tổ Quốc. Bên cạnh đó, những làng nghề này còn tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nơi đây, giúp nâng cao đời sống của nhân dân.
Like fanpage Tui Là Người Miền Tây để cập nhật thêm những tin tức hot nhất về miền Tây.