Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng hơn 200 năm tại Cần Thơ

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đẫ tồn tại hơn 200 năm qua tại Quận Thốt Nốt Cần Thơ là một đại điểm tham quan thú vị của du khách. Tại đây đã cho ra những chiếc bánh tráng thơm ngon đậm đà được nhiều người từ khắp nơi yêu thích.

Làng nghề làm bánh tráng hơn 200 năm đỏ lửa

Làng nghề làm bánh tráng Thuận Hưng đã tồn tại hơn 200 năm qua với sự duy trì của nhiều thế hệ. Theo lời của những người lớn tuổi trong làng thì nghề làm bánh tráng này đã được tồn tại từ thời xa xưa. Ban đầu chỉ có vài người làm bánh tráng ăn chơi vào dịp Tết, nhưng hương vị thơm ngon đã để lại ấn tượng cho những người được nếm qua những chiếc bánh nơi đây. Dần dần nhiều ngươi biết đến và đặt hàng, các lò bánh dần được hình thành và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng tồn tại hơn 200 năm qua
Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng tồn tại hơn 200 năm qua

Hiện tại trong toàn bộ làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đã có hươn 100 hộ làm bánh và tậo trung vào  ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh.

Những chiếc bánh tráng Thuận Hưng đậm đà hương vị

Để cho ra đời những chiếc bánh tráng thơm ngon, người dân nơi đây cẩn thận chọn loại nguyên liệu là loại gạo thơm ngon của vùng Thốt Nốt, gạo gặt về để 6 tháng mới bắt đầu làm bánh. Gạo để làm bánh không được chọn loại gạo mới gặt hoặc để quá lâu. Nếu làm gạo mới quá thì bánh khi nhúng vào nước bánh sẽ bị rã, nướng không giòn đều, gạo cũ quá bánh nướng thì xốp nhưng không giữ được vị ngon.

Sau khi chọn được gạo đạt chất lượng để làm bánh, gạo sẽ được ngâm rồi đem đi xay thành bột, lọt bỏ phầm nước chua đi rồi pha bột theo đúng tỉ lệ, thêm 1 chút muối để vị bánh được đậm đà hơn, thơm nồng mùi gạo đặt trưng.

Kế tiếp là khâu tráng bánh, đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của người làm bánh. Lượng bột để tạo ra một chiếc bánh được đong bằng một chiếc gáo nhỏ, bánh được tráng lên một tấm vải mùng được cán trên một cái nồi. Công đoạn tráng bánh cũng rất công phu lửa chỉ được để liu riêu, bánh phải được tráng điều tay thì bánh mới tròn, mỏng đều và khi lấy bánh sẽ không bị nát. Sau tầm 10-15 giây là bánh đạt yêu cầu.

Khi lấy bánh để lên vỉ, người lấy bánh cũng phải vô cùng kéo léo, nâng niu để bánh còn nguyên vẹn và để lên mặt vỉ.

Người dân khéo léo làm bánh tại làng nghề
Người dân khéo léo làm bánh tại làng nghề

Sau khi trang bánh để vỉ thì người thợ làm bánh sẽ canh năng để phơi bánh, bánh được đem ra phơi ngay khi nắng vừa lên. Người phơi cũng sẽ canh đến khi bánh vừa khô tới đạt yêu cầu, sau đó gỡ bánh, nếu để bánh bị khô quá thì bánh sẽ bị bể. Bánh được gỡ ra khỏi vỉ và sắp thành từng phần ngay ngắn và xếp thành từng phần bánh từ 10 đến 50 hay 100 cái tuỳ theo yêu cầu và loại bánh.

Hương vị bánh tráng Thuận Hưng

Bánh tráng Thuận Hưng cũng có nhiều loại khách nhau: Bánh mặn, bánh ngọt, bánh tráng nem hay bánh tráng dừa. Mỗi loại lại có cái hương vị riêng nhưu bánh mặn là bánh để nhiều muối, dẻo; bánh lạc thì giòn; bánh nem là bánh là có kích cỡ nhỏ; bánh dừa là bánh có pha thêm chút nước dừa và mè.

Bánh tráng mè
Bánh tráng mè – một loại bánh tráng ngon tại làng nghề Thuận Hưng

Những chiếc bánh tráng Thuận Hưng có mùi gạo thơm nồng nàng, chiếc bánh mền mịn dẻo thơm, hương vị đậm đà, ăn ngay hoặc nhúng nước hay nướng lên ăn theo kiểu nào cũng ngon.

Làng bánh tráng Thuận Hưng hàng năm cho ra thị trường hàng chục ngàn chiếc bánh tráng khác nhau, được đem bán tận bên Campuchia. Vào dịp gần Tết cả làng nghề làm bánh tráng Thuận Hưng luôn đỏ lửa, nghi ngút khói bếp tăng gia sản xuất. Từ đầu làng đã thấy hai bên đường là những chiếc vĩ bánh tráng được phơi đầy như những dãy lụa hay bên kéo dài.

Nếu có dịp ghé nơi đây, hãy ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng. Du khách sẽ được được thức những chiếc bánh tráng thơm ngon, bên cạnh đó du khách sẽ ấn tượng với thao tác làm bánh khéo léo nhanh nhẹn của những người thợ nơi đây. Những con người ở đây đôn hậu, yêu nghề, những chiếc bánh tráng đã như một phần cuộc sống của họ, trường tồn theo thời gian.

>>> Xem thêm: Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang

>>> Xem thêm: Nem Lai Vung – đặc sản nức tiếng một vùng

>>> Xem thêm: Ghé thăm 4 làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp

Like fanpage Tui là người miền Tây để cập nhật thêm những thông tin mới nhất nhé.

Ảnh: Internet.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: