Lễ Sen Dolta của người Khmer được xem là một trong những ngày lễ lớn, được đông đảo bà con Khmer và du khách gần xa tham gia. Vậy Dolta Khmer 2023 ngày nào, diễn ra trong mấy ngày? Tìm hiểu ngay bây giờ cùng Tui là người miền Tây nhé!
>>> Xem thêm: Lễ Sen Dolta vào ngày nào? Có ý nghĩa như thế nào?
Danh mục bài viết
Tìm hiểu lễ Dolta của dân tộc Khmer
Lễ Dolta ( Đôn – ta, Sen Đôn – ta) là lễ hội truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người dân Khmer. Dolta còn được gọi là lễ cúng Ông Bà – Píth-sên đôn-ta. Giống với lễ Vu lan của người Việt, lễ Dolta được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn của ông bà, cha mẹ và người thân và tạ ơn những người đã khuất, cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cộng đồng.
Tết Dolta Khmer 2023 ngày nào?
Lễ Sen Dolta Khmer 2023 sẽ được diễn ra vào ngày 28/8 – 1/9 âm lịch, tức ngày 13 – 15/10/2023 dương lịch. Như vậy Tết Dolta sẽ được tổ chức trong 3 ngày với đầy đủ các nghi thức truyền thống như những năm về trước. Đây là một sự kiện lễ hội quan trọng được đông đảo bà con đồng bào dân tộc Khmer và du khách hưởng ứng.
Ý nghĩa của lễ Đôn – ta là gì?
Ở lưu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lễ Sen Dolta có ý nghĩa tương tự như ngày lễ Vu Lan của người Việt. Buổi lễ được tổ chức trong nhiều ngày qua nhiều nghi thức khác nhau nhằm tưởng nhớ công lao và sự tôn kính đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cầu siêu cho những người thân đã khuất.
Ngày lễ Dolta có gì vui?
Nghi thức Sen Dolta
Ngày thứ nhất: Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Sau đó, gia đình bày mâm cơm cùng các món ăn ngon để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Đến chiều, sau khi đã tắm rửa sạch sec, họ cúng ông bà rồi mời ông bà vào chùa cùng để nghe sư sãi tụng kinh lấy phước.
>>> Nghi thức lễ Dolta gồm những gì?
Ngày thứ hai: Linh hồn người quá cố sẽ được ở lại chùa suốt 1 ngày 1 đêm và sau đó, con cháu sẽ rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.
Ngày thứ ba: Gia chủ chuẩn bị mâm cúng như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Đôn-ta xem như kết thúc.
Lễ Sen Dolta ăn gì?
Khi chuẩn bị món ăn cho mâm cúng ông bà ở nhà trong ngày lễ Dolta, người Khmer thường chuẩn bị mâm cơm đầy đủ các món và có thể thêm một vài món mà ông bà thích. Trong đó, món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này là cơm vắt, bánh tét và bánh gừng.
Sau khi cúng ông bà xong, những người con cháu trong gia đình cũng quay quần bên nhau để dùng cơm, cùng ôn lại những câu chuyện về gia đình. Do đó, vào ngày lễ Dolta, dù ở xa cách mấy, những người con dân tộc Khmer cũng cố gắng sắp xếp quay về để quay quần với gia đình, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà.
Chơi gì vào ngày lễ Sen Dolta?
Nếu không biết ngày Dolta có những hoạt động gì để tham giá, thì trước hết bạn hãy đến những ngôi chùa Nam Tông của người Khmer để hưởng ứng không khí lễ hội sôi động. Những hàng người sẽ diễu hành từ các phum sóc của họ đến chùa để đưa linh hồn người quá cố đến nghe kinh tạo phước. Cùng với đó, trong các ngày lễ, đồng bào Khmer còn tổ chức các trò chơi dân gian, văn nghệ được tổ chức tại sân chùa thu hút đông đảo bà con đến tham gia.
Lễ hội đua bò Bảy Núi mừng Dolta
Tại các địa phương ở Bảy Núi, An Giang, cứ hễ gân đến lễ Sen Dolta thì những tay đua bò rủ nhau đến nhà chùa cày bừa để sư sãi cấy lúa. Lúc cày ày xong, chủ bò được ông Lục đãi cơm, xôi, rượu… Dần dà, tục đấu bò này được tổ chức vào lễ Dolta và trở thành môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi…
>>> Xem thêm: Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang
Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều món ăn và địa điểm hấp dẫn khác ở miền Tây.