Theo thời gian, những thủ tục và nghi thức rờm rà trong đám cưới đã được giảm bớt cho phù hợp với thời đời đại. Tuy nhiên, do lễ cưới có tính chất quan trọng chỉ thực hiện 1 lần trong đời nên những điều kiêng kỵ, những lưu ý cần tránh thì vẫn được các thế hệ sau tiếp nối. Vậy những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam là gì? Cùng Tui là người miền Tây tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Lễ phản bái là gì? Lễ phản bái khác lễ lại mặt như thế nào?
Danh mục bài viết
Quan niệm “Có kiêng có lành” của người Nam Bộ
Phong tục đám cưới của người miền Nam nhìn chung cũng mang nhiều nét giống với những vùng miền khác nhưng bên cạnh đó thì vẫn có những nét đặc trưng riêng vùng đất phương Nam. Người miền Nam quan niệm rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam không phải đơn giản là do mê tín mà xuất phát từ truyền thống ông bà ta để lại.
Việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp trong lễ cưới không chỉ giúp cho cô dâu và chú rễ thoải mái hơn mà còn tạo ra nét đẹp truyền thống trong ngày trọng đại của mình nữa. Ai mà chẳng muốn đám cưới của mình hoàn hảo, hôn nhân trọn vẹn nhất! Chính vì vậy, mặc dù có hơi cầu kì phức tạp nhưng các cặp đôi trẻ ngày nay vẫn còn cân nhắc những điều kiêng kỵ trong lễ cưới của mình.
Kỵ tuổi – Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam
Một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam nhiều nhất là về tuổi tác. Ngay từ lúc các chàng trai, cô gái dẫn người yêu về ra mắt thì hai bên đã tìm cách xem đôi bạn trẻ có hợp tuổi, hợp mạng hay không. Với những cặp đôi hợp tuổi hoặc trung hòa với nhau thì không có gì phải bàn.
Tuy nhiên có những cặp rơi vào tình trạng tứ hành xung hoặc không hợp mạng với nhau thì đây là điều hạn chế. Khi nghe thầy phán lấy nhau mần ăn không nên, có thể tan vỡ, thậm chí khắc vợ/ chồng,… thì bậc cha mẹ nào cũng sẽ rất lo lắng và phần lớn sẽ cấm cản.
Trên thực tế, có không ít cặp đôi, không vượt qua được trở ngại đầu tiên này, dẫn đến việc không đến được với nhau. Nhưng cũng có những cặp đôi cố gắng dùng lý lẽ, dùng những trường hợp cụ thể để chứng minh cho bố mẹ hai bên thấy rằng không hợp tuổi, mạng, can xung khắc vẫn sống hạnh phúc trọn đời bên nhau.
Nếu bố mẹ hai bên hiểu, thông cảm, chấp nhận thì cũng có một số cách mà theo họ cho là “hóa giải” chuyện kỵ tuổi. Người xưa có câu “đức năng thắng số”, nếu không thuyết phục bố mẹ ngay vào thời điểm đó thì một số cặp đôi vẫn quyết tâm đến với nhau và tự chứng minh cho bố mẹ thấy bằng chính cuộc sống đầm ấm của mình.
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Tây – kỵ ngày giờ
Trong lễ cưới, mọi việc đều phải diễn ra hoàn hảo nhất có thể. Chính vì vậy, ngày giờ ăn hỏi, rước dâu, cử hành hôn lễ đều phải tốt. Bởi thế cho nên, trước đám cưới, việc xem ngày giờ luôn được đặt vào hàng quan trọng.
Ngày giờ tốt cho đám cưới phần lớn sẽ phụ thuộc vào tuổi của cô dâu chú rể, năm tổ chức đám cưới và nguyện vọng của hai bên gia đình. Hiện nay, việc chọn ngày cưới, ngày đãi tiệc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lịch của nhà hàng đặt tiệc hay phụ thuộc vào công việc, ngày giờ của bạn bè, quan khách của hai bên.
Việc kiêng cử này xuất phát từ quan niệm của người xưa cho rằng, nếu hôn lễ cử hành vào ngày giờ đẹp thì cuộc sống sau này sẽ yên ả, con đàn cháu đống, đầu bạc răng long.
Kiêng kỵ trong lễ rước dâu – Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam
Nhìn chung có rất nhiều quy tắc cần phải tuân theo trong lễ rước dâu. Một số điều cơ bản mà cô dâu chú rễ cần tránh trong đám cưới miền Nam là:
Trong phần sính lễ chú rể chỉ được xé cau trong mâm chứ không được dùng dao cắt.
Khi đi đón dâu, đường đi và đường về phải khác nhau, đi chung một đường sẽ dễ dẫn đến tan vỡ. Lúc nhà trai rời khỏi cổng nhà gái, cô dâu cứ nhìn thẳng về phía trước, tuyệt đối không được ngoảnh đầu lại phía sau.
Hôn lễ chính phải cử hành tại bàn thờ tổ tiên có đủ “hương đăng hoa quả”. Họ hàng nhà trai khi đến phải có người làm mai đi đầu. Lễ vật bao gồm: trái cây, bánh kẹo, trầu cau và cặp đèn trùng với kích thước chân đèn trên bàn thờ.
Nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và tuyệt đối không được đeo trước ngày cưới.
Trong đám cưới còn kiêng đổ vỡ, hãy cẩn thận tránh làm đổ vỡ bất cứ thứ gì trong ngày trọng đại.
Mẹ cô dâu không được theo đoàn đưa cô dâu về nhà chồng và mẹ chồng không được đứng trước cửa rước dâu.
Cô dâu đang mang bầu khi về nhà chồng không được đi vào từ cửa chính. Ông bà ta quan niệm nếu để cô dâu mang bầu đi cửa trước sẽ làm ăn không nên, vì thế cô dâu mang bầu phải đi cửa sau vào nhà.
Kiêng kỵ trong thời gian cử hành hôn lễ
Đối với những người tham gia lễ cưới cũng có một số quy định “ngầm” cần phải lưu ý. Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam lúc làm lễ như sau:
Nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và tuyệt đối không được đeo trước ngày cưới.
Trong đám cưới còn kiêng đổ vỡ, hãy cẩn thận tránh làm đổ vỡ bất cứ thứ gì trong ngày trọng đại.
Mẹ cô dâu không được theo đoàn đưa cô dâu về nhà chồng và mẹ chồng không được đứng trước cửa rước dâu.
Cô dâu đang mang bầu khi về nhà chồng không được đi vào từ cửa chính. Ông bà ta quan niệm nếu để cô dâu mang bầu đi cửa trước sẽ làm ăn không nên, vì thế cô dâu mang bầu phải đi cửa sau vào nhà.
Phụ nữ góa chồng hoặc người tứ nhãn (bốn mắt, chỉ phụ nữ mang thai) không được vào phòng tân hôn; kỵ cho người khác ngồi trên giường tân hôn.
Tuyệt đối không được đeo nhẫn cưới trước ngày cưới.
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam thời hiện đại
Thực tế nhiều bạn trẻ vẫn thấy những điều kiêng kị trong đám cưới miền Nam còn rờm rà, không phù hợp so với thời buổi tiến bộ như hiện tại. Và việc kiêng cử quá mức sẽ bị cho là mê tín. Thực chất những điều kiêng kị này thể hiện vẻ đẹp văn hóa truyền thống của ông bà ta từ xưa đến nay. Mặc khác nó còn thể hiện mong muốn một lễ cưới tốt đẹp, trọn vẹn cho cô dâu và chú rể.
Trong thời hiện đại, những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam như mạng tuổi tác, ngày giờ, trình tự đám hỏi và đám cưới được giảm nhẹ bớt nhằm tạo dựng hạnh phúc cho các cặp đôi. Tùy vào tâm lí, quan niệm của mỗi gia đình mà quy tắc trong lễ cưới nhiều hay ít.
Mời các bạn truy cập YouTube hoặc Facebook để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hấp dẫn cũng như các điểm đến thú vị ở miền Tây nhé!