Di tích nhà mồ Ba Chúc: Chứng tích về một quá khứ đau thương của dân tộc

Di tích nhà mồ Ba Chúc

Di tích nhà mồ Ba Chúc là nơi lưu giữ chứng tích về tội ác diệt chủng của quân Pôn Pốt trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Dù đã qua nhiều năm, nhưng giai đoạn đau thương ấy vẫn còn mãi trong ký ức những người dân ở đây.

Di tích nhà Mồ Ba Chúc

Di tích Nhà Mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang, vào ngày 10 – 7 – 1980 nơi đây đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Nơi đây lưu trữ 1.159 bộ hài cốt của những dân thường bị quân Pôn Pốt sát hại vào năm 1977.

Di tích nhà mồ Ba Chúc
Di tích nhà mồ Ba Chúc

Quần thể nhà mồ Ba Chúc được xây dựng vào năm 1979 với các hạng mục: Nhà mồ, bia căm thù, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen, nhà khách và vòng rào. Nền nhà được xây cao với chính bậc thềm, bốn cạnh hình vuông, bốn chiếc cột đỡ trắng ngà tạo hình lưỡi kiếm chống thẳng xuống đất, vì kèo bên trên, chỗ tiếp giáp với cột có hình bàn tay nắm chặt chuôi gươm. Ở giữa là nhà kính xây hình bát giác, mỗi mặt xếp nhiều tầng các sọ người, với hai hốc mắt đang nhìn vào du khách; bên trong, xếp ngay ngắn xương ống chân, ống tay. 

Những bộ hài cốt bên trong nhà mồ Ba Chúc
Những bộ hài cốt bên trong nhà mồ Ba Chúc

Những bộ xương được lưu trữ trong đây đã được xử lý để tránh oxi hoá, tuy nhiên trong số nãy vẫn có những hài cốt trẻ em với phần sụn mềm bị phân huỷ nên đã được xử lý đặc biệt riêng.

Vào năm 2013, Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng và tu sửa lại gồm các hạng mục: gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và chùa Tam Bửu, Phi Lai, kinh phí gần 30 tỷ đồng. Điểm nhấn của công trình này là  với 8 cánh hoa sen được sơn màu trắng, nhằm giảm bớt cảnh tang thương chết chóc. Mỗi cánh hoa sen là nơi trưng bày một nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính khác nhau.

Những hình ảnh về tội ác của quân Pôn Pốt tại nhà mồ Ba Chúc
Những hình ảnh về tội ác của quân Pôn Pốt tại nhà mồ Ba Chúc

Di tích nhà mồ Ba Chúc còn trưng lại những hình ảnh lịch sử sống động về tội ác của quân Pôn Pốt, dù những thướt ảnh đã phai mờ theo thời gian nhưng người ta vẫn thấy ghê gơn mỗi khi nhìn vào những tội ác mà chúng gây ra.

Những hung khí mà chúng dùng để giết hại dân t
Những hung khí mà chúng dùng để giết hại dân ta

Những dụng cụ, vũ khí mà chúng sử dụng để sát hại đồng bào ta cũng được trưng bày tại đây càng làm tăng thêm sự tàn bạo và ác độc của bọn diệt chủng đã làm với những người dân vô tội.

Hằng năm, đặc biệt là vào16-3 âm lịch hàng năm, khi này diễn ra lễ giỗ tập thể tưởng niệm nạn nhân trong vụ thảm sát, người dân khắp nơi đổ về để tưởng nhớ lại những nạn nhân của cuộc thảm sát năm xưa.

Chứng tích về một tội ác đau thương của dân tộc

Cách đây nữa thế kỷ về trước, Ba Chúc là một xã thuộc huyện Bảy Núi, cách biên giới Việt Nam – Campuchia chỉ 3,5km. Người đân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, trồng trọt và buôn bán nhỏ như bao xã huyện ở vùng quê yên bình của Việt Nam.

Cuộc sống yên bình như thế cứ tiếp diễn đến khi vào đêm 30-4-1977, cùng lúc với 14 xã biên giới của tỉnh An Giang, Pôn Pốt đã xua quân tấn công, tàn sát đồng bào ta một cách man rợ. Đỉnh điểm của tội ácc tàn bào này là việc quân Pôn Pốt đã ra tay sát hại 3.157 người dân Ba Chúc từ ngày 18-4 đến 30-4-1978. Suốt 12 ngày đêm Pôn Pốt tàn sát, Ba Chúc chìm rong biển máu, đi đâu cũng có xác người chết nằm la liệt. Chúng cướp bốc, đốt phá, sát hại người dân không kể lớn bé, nam nữ.

Những vết tích cảu cuộc thảm sát vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay
Những vết tích cảu cuộc thảm sát vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay

Chùa Phi Lai là một trong những địa điểm bị tàn phá nặng nề nhất, nhiều người đân đến đây cầu nguyện đã bị chúng giết hại, những người trốn dưới bàn thờ cũng bị chúng dội boom mà vong mạng. Tại chùa Tam Bửu, quân Pôn Pốt bắt hơn 800 người dẫn ra cầu sắt Vĩnh Thông, giồng Ông Tướng và nhiều nơi khác để bắn chết tập thể. Những cánh đồng xanh mát màu lúa nhuộm đỏ máu của những người dân vô tội, người dân nằm chồng chất lên nhau. Những thi thể không còn nguyên vẹn do bị chúng nghĩ ra đủ trò để tra tấn, cảnh tượng thê lương mà không bất cứ từ ngữ nào có thể diễn tải lại được.

Sau 12 ngày đêm kinh hoàng, Ba Chúc hoang tàn đau thương không thể tải hết. Đây là giai đoạn khó khăn đến cùng cực của người dân nơi đây, mất người thân, mất tài sản nhà cửa, nhiều người không chịu được đau thương đã rời khỏi vùng đất này, có người thì vẫn gắn gương ở lại vì cái nghĩa cái tình của mảnh đất cha ông để lại.

Nhà mồ Ba Chúc tồn tại nhưng mình chứng lịch sử đau thương những cũng rất kiên cường của dân tộc
Nhà mồ Ba Chúc tồn tại nhưng mình chứng lịch sử đau thương những cũng rất kiên cường của dân tộc

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Châu Đốc An Giang mới nhất 2022

>>> Xem thêm: Khám phá núi Cô Tô An Giang – Vẻ đẹp thiên nhiên kì bí

Dù đã nhiều năm qua đi, nhưng mỗi khi nhắc về những ngày tháng đau thương ấy, nhiều người vẫn không giấu nổi nước mắt. Ba Chúc của hiện giờ đã vươn lên mạnh mẽ sau những ngày tháng u tối và di tích Nhà Mồ Ba Chúc mãi sẽ là lưu trữ quá khứ đau thương nhưng cũng đầy kiên cường của vùng đất này.

Đê khám phá thêm nhiều địa điểm khác tại miền Tây, hãy theo dỗi kênh youtube Tui Là Người Miền Tây hoặc fanpage trên facebook.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: