Du lịch Kiên Giang để tận hưởng làn không khí mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên biển đảo đặc sắc, thưởng thức ẩm thực phong phú và nhất định đừng quên mua những món đặc sản Kiên Giang hấp dẫn nhất về làm quà.
Mời các bạn xem Khu du lịch tuyệt đẹp ở Kiên Giang tại đây với tụi mình nhé
Danh mục bài viết
1. Hải sản khô Kiên Giang
Kiên Giang có diện tích giáp biển lớn cũng như nhiều đảo nên có thể nói hải sản là một trong những thế mạnh của Kiên Giang. Hải sản tươi được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và đa dạng, ngoài ra người ta còn đem làm thành các món khô hấp dẫn rất thích hợp cho khách du lịch mang về sử dụng hay làm quà.
Hầu như món hải sản nào ở Kiên Giang cũng có thể làm khô và mang thương hiệu đặc sản Kiên Giang. Các loại hải sản khô được tìm mua nhiều nhất có thể kể đến mực khô, tôm khô, khô cá thu, khô cá chét, khô cá tra phồng, khô cá thiều… Không chỉ thơm ngon, bảo quản được lâu mà còn rất đảm bảo ở khâu chế biến sạch sẽ, an toàn.
>>> Xem thêm: Đặc sản Đồng Tháp mua về làm quà
2. Nước mắm Phú Quốc
Được mệnh danh là loại nước mắm ngon nhất, nổi tiếng nhất của nước ta và còn xuất khẩu sang nước ngoài, nước mắm Phú Quốc được làm từ nguyên liệu tươi ngon, không chất phụ gia bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sẽ thực sự rất tiếc khi bạn du lịch Phú Quốc mà lại quên mua đặc sản này về làm quà tặng người thân.
Làng nghề làm nước mắm Phú Quốc đã có tuổi đời trên 200 năm và ủ nước mắm theo phương pháp truyền thống hết sức công phu. Nguyên liệu làm nên món nước chấm hảo hạng này là những chú cá cơm tươi sống được đánh bắt ở ngoài khơi vùng biển Kiên Giang. Nước mắm Phú Quốc không chỉ thơm ngon mà còn có nhiều chất dinh dưỡng, sẽ cho bạn một bữa ăn đậm đà đủ vị.
3. Rượu sim Phú Quốc
Trái sim Phú Quốc có hai loại, hình dáng trái thì khá giống nhau chỉ khác ở chỗ Tiểu sim có màu hơi đen còn Hồng sim thì sẽ có màu hồng tím. Người dân Phú Quốc thường chọn Hồng sim để làm rượu vì loại này có mùi thơm, ngọt chát, hàm lượng đường cao, có chất tanin cùng sắc tố antoxyanozit
Rượu sim Phú Quốc là một đặc sản Kiên Giang được ủ lên men tự nhiên từ những trái sim rừng được hái ngay từ trên cây khi mới chín tới. Sim và đường sẽ ướp với tỷ lệ thích hợp, ủ trong các thùng gỗ hay thủy tinh. Rượu sim có thể đem ướp đá lạnh để thưởng thức, không chỉ có hương vị ngọt ngào, mùi hương dễ chịu, màu tím óng ánh mà còn rất tốt cho sức khỏe.
4. Tiêu Phú Quốc
Tiêu Phú Quốc được trồng thành vườn có diện tích rộng lớn theo phương pháp truyền thống, hạn chế sử dụng phân bón hóa học nên đảm bảo về chất lượng và an toàn. Trái chín theo từng đợt sẽ được người nông dân hái bằng tay và phân loại thành tiêu đỏ, tiêu đen và tiêu sọ.
Tiêu Phú Quốc không chỉ nổi danh trong nước mà còn cả nước ngoài, những hạt tiêu nhỏ nhưng cay và thơm nồng, đậm vị hơn các loại tiêu được trồng ở các vùng khác. Trong đó tiêu sọ là loại được nhiều người yêu thích nhất, tiêu đen thì hay được dùng trong các món ăn, ngoài ra còn có các sản phẩm khác như tiêu ngào đường, muối tiêu, tiêu xanh…
>>> Xem thêm: Những món đặc sản Hậu Giang
5. Cà xỉu Hà Tiên
Cà xỉu là một loài hải sản sống ở các cửa biển nước lợ của Hà Tiên, Kiên Giang. Mặc dù là loài hai mảnh vỏ giống như chem chép nhưng cà xỉu lại có dáng hình rất giống côn trùng với chiếc râu mềm dài lằng ngoằng tạo cho mọi người cảm giác hơi sợ, không dám ăn.
Khoảng tháng 6 đến tháng 8 dương lịch hàng năm là vô vụ mùa cà xỉu, người ta sẽ dùng cào để bắt tại những bãi bồi cát và sình. Cà xỉu bắt về rửa sạch là có thể đem xào tỏi, không thì là cà xỉu muối hay làm mắm đều ngon. Thịt cà xỉu khi nấu xong sẽ thấm vị ngọt mặn, dai giòn, sần sật, có thể dùng với cơm nóng hay làm mồi nhắm đều hợp.
6. Bánh tét mật cật
Mật cật là giống cây thuộc họ cọ, có lá xòe rộng và chủ yếu mọc dại, nhiều nhất là trên núi Hàm Ninh. Lá mật cật thường được dùng để đan nón lá ngoài ra cũng có thể dùng để gói bánh tét, tạo ra loại đánh có hương vị đặc trưng riêng. Lá mật cật sau khi hái về thì sẽ được rửa sạch, phơi cho hơi héo, lấy dầu lau lá cho mềm rồi đem gói bánh.
Bánh tét mật cật cũng gói với nếp, nhân thịt mỡ heo, đậu xanh cà nấu nhừ. Bánh khi chín sẽ có màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt của lá mật cật, mùi thơm dịu nhẹ và thoang thoảng của lá dứa. Khi ăn bạn sẽ được cảm nhận vị dẻo của nếp, vị béo của thịt mỡ, đậu xanh. Loại bánh đặc biệt này sẽ rất hợp cho bạn khi muốn tìm một đặc sản Kiên Giang độc đáo mang về làm quà.
>>> Xem thêm: Top 16 món ngon Cà Mau gây thương nhớ
7. Bánh thốt nốt
Bánh thốt nốt, đặc sản Kiên Giang hấp dẫn rất thích hợp để bạn mua về. Bánh được chính bà con Khmer sống tại đây sáng tạo ra, tuy dân dã nhưng mang đậm văn hóa và lối sống giản đơn khi tận dụng nguyên liệu dễ tìm quanh nhà để làm bánh.
Bánh thốt nốt được làm từ nước thốt nốt, cơm thốt nốt, bột gạo. Gạo được xay thành bột rồi ủ cho lên men, trộn cùng cơm, nước thốt nố, gói trong lá chuối rồi đem đi hấp. Thêm lá dứa lên trên cho thơm. Bánh thốt nốt khi chín sẽ có màu vàng ươm rất đẹp mắt, phần thịt bánh xốp không bị nhão, bánh vị ngọt dịu và có mùi thơm cực kỳ hấp dẫn.