Nếu sinh ra và lớn lên ở miền Tây, đặc biệt là vùng đất thanh bình ở Cà Mau thì chắc chắn rằng bạn đã từng nghe đến những câu chuyện bác Ba Phi hay đơn giản là tiếng tăm của người nông dân có khiếu ăn nói này. Hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu về cuộc đời và những giai thoại liên quan đến bác Ba Phi và quá trình sáng tác truyện cười của ông.
Danh mục bài viết
Giai thoại về bác Ba Phi
Bác Ba Phi là một nhân vật được nhà văn Anh Động xây dựng trong tiểu thuyết của mình. Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện Bác Ba Phi – chuyện kể truyền miệng được cường điệu hoa và thêm thắt những tình tiết nhằm mục đích gây cười. Có thể nói bác Ba Phi là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện cười của nhân dân Việt Nam.
Về nguyên mẫu, nhân vật bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi (1884 – 1964). Ông sinh ra tại Đồng Tháp, là con trai trưởng của một gia đình có 5 anh em nên được gọi là Hai Phi. Vì thời chiến loạn lạc, cả gia đình của bác Ba Phi phải bỏ xứ đi và chuyển đến nơi khác để sinh sống. Cuối cùng gia đình ông dừng chân ở vùng giáp biển ở Cà Mau.
Bác Ba Phi xuất thân là người nông dân bình thường, mộc mạc ở vùng U Minh ở Cà Mau. Thuở nhỏ, vì gia đình quá nghèo khó nên ông phải đi cày thuê để nuôi những người em còn lại trong gia đình.
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Long Phi đã bộc lộ khiếu ăn nói lưu loát cũng như tính cách hài hước, dí dỏm của mình qua những câu chuyện kể đặc sắc, phong phú. Năm 15 tuổi, mẹ Hai Phi qua đời, ông phải trở thành lao động chính trong gia đình, cuộc sống lại càng thêm vất vả. Tuy phải lao động khá vất vả, nhiều nỗi lo toan nhưng Hai Phi chưa bao giờ tỏ ra chán nản, hụt chí. Trong những cuộc trò chuyện, ông luôn là người tạo ra tiếng cười, đem lại niềm vui cho mọi người.
Gia đình Hai Phi là những người đầu tiên đặt chân đến vùng U Minh “khỉ ho cò gáy” này, thế nên cuộc sống lao động xoay quanh về khai khẩn và cày cuốc ruộng vườn. Tuy làm lụng khá vất vả nhưng vào ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca cùng những người trong vùng. Hai Phi được yêu mến cả về tiếng hát lẫn tính tình hòa đồng, vui vẻ. Không những thế, nhiều người hàng xóm rất thích nghe bác kể chuyện, nhiều người mê mẩn trước những câu chuyện bác Ba Phi lôi cuốn, dí dỏm.
Nguồn gốc về tên gọi bác Ba Phi – chuyện bác Ba Phi
Là con trai cả trong gia đình đông anh em, Nguyễn Long Hoàng vốn dĩ phải được gọi là bác Hai chứ không phải là cái tên Ba Phi nhưng hiện nay. Thế nhưng, câu chuyện về cái tên liên quan đến cuộc sống hôn nhân của ông.
Năm 18 tuổi, ông bị thực dân Pháp bắt đi làm phu, sau đó bị nước ngoài đưa ra nước ngoài làm lính. Được vài năm, Hai Phi trốn về Thái Lan rồi lần mò trốn về vùng U Minh.
Ở đây, Hai Phi làm tá điền cho một dịa chủ giàu có ở vùng Bảy Ghe. Ông được địa chủ hứa gả con gái thứ ba lên Lữ với điều kiện Hai Phi phải ở lại làm công trong ba năm. Nhờ vào quá trình làm việc chăm chỉ, tính tình hiền lành, kiên nhẫn, chịu thương chịu khó nên sau ba năm, ông cũng lấy được vợ. Người địa chủ này rất yêu quý Hai Phi.
hờ vào khả năng làm lụng khá chăm chỉ, ông và vợ chí thú làm ăn, sau đó mở mang thêm nhiều vùng đất khác, chẳng mấy chốc gia sản của hai vợ chồng tăng lên, ruộng đất được ví von là “cò bay thẳng cánh”.
Kể từ lúc có vợ, mọi người thường gọi ông với căn cứ vào tên thứ của vợ, cái tên Ba Phi xuất hiện và chết danh cho đến ngày nay. Ba Phi và vợ lấy nhau khoảng thời gian khá lâu nhưng không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng để thực hiện trách nhiệm nối dỗi cho dòng tộc. Người vợ hai sinh được con trai tên là Nguyễn Tứ Hai. Không hiểu vì lí do gì, người vợ này gửi con cho ông. Sau đó bà về quê sống ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời.
Người con trai của Ba Phi về sau lập gia đình với Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai tên là Nguyễn Quốc Trị. Đây là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng trong những câu chuyện kể của bác Ba Phi. Về sau, bác Ba Phi cưới thêm người vợ tên Chăm người Khmer. Ông và vợ sống cùng nhau và sinh được hai người con gái.
Cuối đời, bác Ba Phi mất tại rừng U Minh Hạ – nơi lập nghiệp của mình thời trẻ. Phần mộ của ông được được giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm. Ngày nay, khu vực nhà và mộ phần của bác Ba Phi được đề xuất xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.
Một vài mẩu chuyện bác Ba Phi
Dưới đây là một vài mẫu chuyện bác Ba Phi nổi tiếng được nhiều người yêu thích nhất, cùng xem qua nhé:
Chuyện bác Ba Phi: Nếp dẻo
“Gần tết năm đó, bác ba Phi cùng cháu ông và con chó mực đi đến nhà ông Hai Móm ở đầu xóm chơi. Thấy khách đến nhà, nên ông Hai Móm mới lấy bánh ít lên đãi khách. Vì là chủ nhà nên ông ăn trước, nhưng khi ông Hai ăn bánh thì không thấy nói gì nữa mà chỉ ra hiệu cho bác Ba Phi ăn bánh. Do bánh ít quá dính nên bác Ba Phi phải gỡ một lúc mới ra, nhưng mạnh tay quá làm văng luôn miếng bánh dính lên cây cột nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột.
Tức thì con chó dính luôn lên cây cột. Ông Hai thấy vậy mắc cười quá, cười phá lên làm văng luôn miếng bánh trong miệng ra. Miếng bánh văng trúng luôn bàn thờ kèm theo là hàm răng giả của ông Hai, con chó thấy vậy bay qua táp miếng bánh trên tủ thờ và táp luôn hàm răng giả của ông Hai Móm.
Chuyện bác Ba Phi: Cọp xay lúa
“Đêm hôm đó, lúc tôi đang xay lúa, bỗng nghe hơi cọp, liền biết “ông thầy” đang rình bên ngoài. Nhờ biết trước, tôi vừa xay lúa vừa thủ thế. Quả nhiên, trong chớp mắt cọp nhào vô chụp tôi. Tôi liền né sang bên. Cọp lỡ đà vướng hai chân trước vào giằng xay. Thế là nó sa đà theo vòng quay của cái cối đang quay. Thấy vậy, tôi hối “Bả” xúc lúa đổ vào cối. Đợi cho tới lúc cọp xay hết 20 giạ lúa, tôi liền hét lên một tiếng thật to: “Cọp”! Nó hoảng quá, đâm đầu chạy tuốt ra rừng. Từ đó về sau cọp “bỏ tật” bắt người ăn thịt”
Chuyện bác Ba Phi: Câu ếch
“Năm rồi, trời sa mưa đầu mùa, ếch kêu khắp bốn phía, đâu đâu cũng có tiếng “uệch uệch”. Chỉ riêng trong vườn nhà tôi có một tiếng ếch rất đặc biệt, nó kêu đến cảm thấy thèm ăn thịt ếch mà ngủ không yên. Tôi biết đây là loại “ếch bà”.
Sáng hôm sau, tôi bắt một con vịt mới nở làm mồi, trong khi tôi thả con mồi chưa tới mặt nước thì con ếch từ trong hang ló ra; nó lắc đầu lia lịa rồi ngồi chờ ở miệng hang.
Tôi biết con ếch này đòi ăn mồi lớn, tôi bắt con vịt mái đẻ ra câu. Vừa trông thấy con mồi, con ếch gật đầu liên tiếp mấy cái rồi hớp nước súc miệng. Xong, ếch khoát tay ra hiệu cho tôi thả con vịt mái xuống. Thế là ếch đưa hai tay ra đón con mồi đưa thẳng vào miệng.
Đợi cho ếch nuốt mồi xong, tôi giật mạnh một phát. Té ra, hàng cau của tôi gãy liền một lúc đến 3 cây, con ếch thì vẫn nằm yên tại chỗ. Còn sợi nhợ câu lúc này căng thẳng tối đa. Thấy vậy, tôi ngồi xuống khảy vào sợi nhợ ấy mà ca luôn 6 câu vọng cổ”.
Giá trị chuyện bác Ba Phi
Thuộc những người đầu tiên mở đàu phong trào khai hoang ở vùng U Minh, Cà Mau. Quá trình làm việc vô cùng khắc nghiệt, kham khổ nhưng bác Ba Phi vẫn giữ được nhiệt huyết, tinh thần vui vẻ, dí sỏm của mình. Thế nên cái nhìn về cuộc đời hay trong văn học của bác Ba Phi luôn lạc quan, tươi sáng.
>>> Khám phá 4 nét độc đáo của vườn quốc gia U Minh Hạ ở Cà Mau
Từ những kinh nghiệm đúc kết được trong cuộc sống, cộng với khả năng kể chuyện lưu loát, nét dí dỏm phá cách của mình, bác Ba phi đã sáng tác được hàng loạt các câu chuyện làm trò tiêu khiển cho bà con khắp các vùng. Những tác phẩm của ông đều được lưu truyền dưới dạng truyền miệng. Càng ngày, người dân càng yêu mến những câu chuyện của ông, hết vùng này đến vùng khác, tỉnh này đến tỉnh khác truyền tai nhau danh tiếng của “bật thầy kể chuyện ở Nam Bộ”.
Chuyện bác Ba Phi không chỉ mang tính chất tiêu khiển, làm trò giải trí cho người dân trong khu vực mà còn có giá trị văn học cũng như tầm ảnh hưởng trong văn hóa sâu sắc. Qua những câu chuyện kể đơn giản, mộc mạc đậm chất miền Tây, bác Ba Phi thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa của vùng miền, đặc biệt là khu vực U Minh Hạ ở Cà Mau. Chính vì vậy, với sự truyền bá rộng rãi của những câu chuyện bác Ba Phi vô tình đã giúp làm nổi bật đặc sắc văn hóa lao động, đời sống của người dân miền Tây một cách rộng rãi hơn.
Các bạn đã xem qua giai thoại và câu chuyện bác Ba Phi được lưu truyền cho tới ngày nay. Để tìm hiểu thêm một số bài viết thú vị về điểm đến, ẩm thực cũng như văn hóa ở miền Tây, mời các bạn truy cập Facebook và YouTube