Chùa Ông địa điểm tham quan ở Cần Thơ – Chùa Ông Cần Thơ

Chùa Ông Cần Thơ

Chùa Ông, một nét văn hóa độc đáo của người Hoa và là một trong những di tích lâu đời còn tồn tại ở Cần Thơ. Chùa Ông mang trên mình một vẻ đẹp cổ kính, huyền bí được những người con đất Tây Đô gìn giữ và bảo tồn qua bao thế hệ và trở thành một phần trong tâm hồn không thể thiếu của mảnh đất này.

Địa chỉ chùa Ông Cần Thơ ở đâu : số 32 đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ – Phía trước cổng chùa

Chùa Ông còn có tên gọi khác là Quảng Triệu Hội Quán, là một trong những ngôi chùa hiếm hoi được bảo tồn, giữ trọn nguyên vẹn kiến trúc từ ngày thành lập đến nay. Công trình có hơn 100 năm tuổi và được ghi nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào năm 1894 và hoàn thành vào năm 1896 mang đậm kiến trúc người Hoa. Chùa Ông Cần Thơ được xây dựng theo hình chữ Quốc, gồm hai hạng mục chính là: Tiền điện và Chính điện.

Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ

Về nét độc đáo của ngôi chùa, có thể kể đến nét kiến trúc rực rỡ màu sắc, với màu chủ đạo là màu gạch ngói, mang đậm một nét Trung Hoa trên mình. Các đầu kèo, xuyên trính được chạm khắc họa tiết, hoa văn mang phong cách cổ điển, sơn son thiếp vàng theo truyền thống nghệ thuật miếu vũ.

Chùa Ông tiêu biểu cho lối kiến trúc đền miếu của người Hoa, với đôi lân chầu hai bên cửa chính gợi ý nghĩa thái bình, thịnh vượng. Bên cạnh các biểu tượng long phụng, còn có tượng Ông Nhật Bà Nguyệt là điềm báo cát tường, tượng trưng cho âm dương trong văn hóa Á Đông.

Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ

Mái ngói của chùa được làm theo hình tượng âm dương với các gờ được bó ngói ống men xanh thẫm, điểm tô trên bờ nóc là những hình lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa rồng, phụng hoàng,…Hai đầu đao là tượng người cầm mặt trăng và mặt trời, ngụ ý cho tư duy “nhi nguyên” của triết học phương Đông.

Ngoài ra trước cửa ra vào của ngôi chùa còn được trang trí hai cặp lồng đèn và bức tranh bằng gốm sứ ghi lại cạnh tiên giới xen lẫn cảnh người thường với thủ pháp tạo hình nửa thật nửa ảo thể hiện nét độc đáo trong nghệ thuật gốm sứ của nghệ nhận người Hoa.

Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ

Trên 2 cánh cửa chính của chùa là  hình vẽ 2 vị thần trấn môn là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung oai nghiêm. Khi vào, trên có tấm nghi môn “Hiệp Thiên Cung”, ngụ ý là nơi thiêng liêng, nơi thờ các vị thần, các nhân vật hiển thánh được cộng đồng sùng bái. Bên phải là bàn thờ Phúc Đức Chính Thần, mà người Hoa quen gọi là “Ông Bổn”, người có công phát triển cộng đồng người Hoa ở hải ngoại.

Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ

Gian giữa thờ Quan Vân Trường hay còn gọi là Quan Công, được kính ngưỡng về lòng trung nghĩa và chí khí anh hung, hai bên có hai tướng hầu cận là Châu Xương và Quan Bình. Bên phải thờ bà Thiên Hậu, một được người Hoa tôn sùng là vị thần phò hộ cho những người đi biển, độ trì cho lữ khách tha hương.

Quan Thế Âm Bồ Tát, là đức Phật duy nhất được thờ cúng tại chùa, thể hiện tín ngưỡng phổ độ, phò nguy, độ trì cho chúng sinh.

Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông CầnThơ

Các ngày lễ lớn tại chùa có thể kể đến các ngày trong năm như Ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (23/03 âm lịch) và ngày vía Quan Đế Thánh Quân (24/06 âm lịch). Bên cạnh đó còn các ngày lễ như lễ đấu đèn ( 10 năm tổ chức một lần), các ngày lễ tết, chùa ông cũng là nơi tập chung của các tín đồ tín ngưỡng đến để dâng hương và lễ bái.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: