Những ngôi chùa Khmer ở Vĩnh Long có kiến trúc đẹp mắt

Chùa Khmer Vĩnh Long

Không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp rất riêng của miền Tây sông nước, Vĩnh Long còn có những ngôi chùa Khmer có kiến trúc đẹp mắt, khiến bạn phải trầm trồ khen ngợi khi ghé đến…

>>> Những ngôi chùa cổ ở Vĩnh Long

>>> 5 ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Vĩnh Long

Mời các bạn xem video Điểm danh những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Vĩnh Long tại đây với tụi mình nhé

Điểm danh những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Vĩnh Long

Chùa Hạnh Phúc Tăng

Được biết đến là ngôi chùa Khmer ở Vĩnh Long có tuổi thọ lâu đời nhất , tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hơn 100km. Chùa Hạnh Phúc Tăng được xây dựng vào năm 632, thế kỉ thứ VII. Ban đầu chỉ được lợp cây, lá đơn sơ, sau nhiều đợt trùng tu và tôn tạo, Chùa Hạnh Phúc Tăng đã có diện mạo khang trang, ấn tượng hơn trong khuôn viên rộng tới 3ha.

Đường đi đến Chùa Hạnh Phúc Tăng thì cũng khá là đơn giản, nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn đi xe máy hoặc ô tô, đi theo quốc lộ 1A để về tỉnh Vĩnh Long. Đến trung tâm Vĩnh Long rồi, bạn tiếp tục di chuyển qua 2 chuyến phà Băng Tra và Thanh Bình thì sẽ đến được chùa.

Không gian tĩnh lặng của Chùa Hạnh Phúc Tăng
Không gian tĩnh lặng của Chùa Hạnh Phúc Tăng

Về tên chùa thì được các vị sư kể lại rằng: nơi đây ngày xưa là một khu rừng già có rất nhiều loài thú dữ, khiến dân chúng ngày đêm nơm nớp lo sợ. Một ngày kia, có một vị tu sĩ đến đây tu đạo và đồng thời giúp người dân thuần phục được thú dữ. Nhớ ơn công đức của vị tu sĩ đã mang lại bình yên cho mọi người, nên người dân đã đặt tên cho chùa là hạnh phúc

Chùa Hạnh Phúc Tăng có lối kiến trúc hòa trộn tinh tế giữa Thái Lan và Ấn Độ. Chánh điện được xây cao kiên cố, nền được lát gạch sạch sẽ. Mái lợp ngói thành 3 cấp, tạo nên độ dốc đẹp mắt, cổ kính. Chính giữa nóc có đỉnh nhọn được thiết kế, chạm khắc công phu. Bên trong chánh điện có đặt các pho tượng được chạm trổ tinh tế như tượng Phật thiền định, tượng Phật khất thực, tượng Đức Phật cảm thắng Ma Vương…

Đặc biệt nhất trong khuôn viên chùa chính là tượng Phật ban phước lành cao tới 12m, vô cùng uy nghiêm. Phía sau của chánh điện là sala, nơi đây có bàn thờ Phật để tiến hành những nghi lễ khác của chùa cũng là nơi để hội họp, tiếp khách của các phật tử. Bên cạnh đó, khuôn viên chùa còn có các sima, nơi chôn “hòn đá kiết giới” trong tu hành.

Ngoài kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp của chùa Hạnh Phúc Tăng còn ẩn chứa trong không gian nghiêm trang, cổ kính, tĩnh mịch. Bước vào không gian này, ngồi dưới bóng mát của tán cây cổ thu trăm năm tuổi, lắng nghe tiếng chim ríu rít bên tai tự nhiên sẽ thấy mình được tĩnh tâm, mọi muộn phiền trong cuộc sống bỗng dưng biến mất.

Chùa Phù Ly

Cũng như nhiều chùa Khmer ở Vĩnh Long, chùa Phù Ly có cảnh quan rất đẹp, mang dáng dấp tựa nét của kiến trúc Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia hài hòa với nhau.

Chùa Phù Ly được xây dựng vào năm 1672 và tọa lạc tại xã Đông Thành, huyện Bình Minh, Vĩnh Long. Trải qua bao mưa nắng của thời gian, Chùa Phù Ly hiện vẫn còn giữ được những nét tinh túy của lối kiến trúc cổ. Ngoài ra sau nhiều lần được trùng tu thì Chùa đã có những công trình khang trang và hoàn thiện hơn.

Những góc nhỏ của Chùa Phù Ly
Những góc nhỏ của Chùa Phù Ly

Tổng quan Chùa Phù Ly bao gồm khu chánh điện, khu thiền tự, khu nhà nghỉ, khu bếp… Khu chánh điện được xây dựng rất uy nghi, gồm những công trình chạm trổ tỉ mỉ và để thờ Thích Ca Phật Tổ, các vị La Hán. Những bức họa mang những sự tích Phật và cổ tích của người Khmer được trang trí rất kì công trên trần nhà và những bức tường xung quanh.

Tính đến nay Chùa Phù Ly đã có niên đại gần 350 năm tuổi. Đã có nhiều đời tăng ni, Phật tử nối tiếp tu hành tại đây cũng như được rất nhiều Phật tử trong và ngoài tỉnh biết đến. Những ngày lễ lớn, tết đến chùa chào đón rất đông du khách ghé đến tham quan, hành hương chiêm bái.

Chùa Kỳ Son

Một trong những ngôi chùa Khmer ở Vĩnh Long cũng thu hút rất đông du khách tìm đến đó chính là chùa Kỳ Son. Chùa Kỳ Son nằm ở ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1812, trên một vùng đất rộng hơn 20 nghìn mét vuông. Sau năm 1884, chùa được trùng tu lại bằng các vật liệu kiên cố, cột bằng gỗ danh mộc, vách, sala, giảng đường, nhà ăn, nhà bếp, nhà nghỉ của phật tử, cột cờ, phòng đọc sách, tháp cốt…với kiến trúc rất đẹp.

Kiến trúc của Chùa Kỳ Son
Kiến trúc của Chùa Kỳ Son

Cổng chùa đươc xây dựng cao đến 7 mét theo kiểu Tam quan, với dạng hình hộp chữ nhật, chỉ có một lối ra vào, phía trên có tượng nữ thần Kayno. Bước vào bên trong khuôn viên chùa, bạn chắc chắn sẽ phải ấn tượng trước tòa chánh điện 2 tầng mang đậm lối kiến trúc Khmer độc đáo.

Phần dưới cổng có dạng hình hộp chữ nhật với 8 cột vuông chống mái, trên có tượng nữ thần Kayno đỡ mái. Tiếp giáp phần nóc cổng là tên chùa bằng tiếng Khmer “Salavemothien” hình rồng ở hai đầu hướng ra hai bên. Sau cổng tam quan, là một quần thể kiến trúc liên hoàn được xây dựng trong diện tích rộng 20ha, trong đó nổi bật là chánh điện.

Chánh điện là công trình chính của chùa, cửa chính quay theo hướng Đông – Tây đón ánh Mặt Trời, hai bên lối vào có tượng rắn năm đầu vươn cao hình rẻ quạt. Mái chánh điện lợp ngói vảy cá, tầng trên chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca cao 3m, trên bệ tượng có hoa sen với ba lớp cánh được đặt trên một ngai nhiều tầng.

Giống như nhiều chùa Khmer ở Vĩnh Long, hàng năm chùa Kỳ Son đều tổ chức các hoạt động lễ hội như: Tết CholChnamThmay (ngày 13 – 15/4 dương lịch), lễ Sendolta (29 – 30/8 âm lịch), lễ OkOmbok (15/10 âm lịch)… Bạn có thể đến chùa vào dịp này để chiêm bái cũng như tìm hiểu về văn hóa truyền thống của người Khmer.

Hoài Nguyễn

Ảnh: Internet

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: