5 ngôi chùa Khmer nổi tiếng nhất Sóc Trăng

Chùa Khmer Sóc Trăng

Với người Khmer ở miền Tây nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng, Chùa là nơi chứa đựng những nét đẹp của văn hóa tín ngưỡng, là nơi sinh hoạt và giáo dục những điều tốt cho cộng đồng. Những ngôi chùa Khmer như một bảo tàng thu nhỏ để mọi người đến khám phá những đặc sắc về kiến trúc và tâm linh của một trong ba dân tộc tiêu biểu ở miền Nam.   

>>> Xem ngay: Du lịch Cà Mau có gì?

Các bạn vào xem các video về miền Tây tại youtube của bọn mình

Video về chùa cổ ở Sóc Trăng vô cùng hấp dẫn tại đây nhé

Chùa cổ Sóc Trăng

1. Chùa Dơi (Chùa Wathseraytecho Mahatup)

Địa chỉ: Phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Hay còn được gọi là chùa Mã Tộc, Chùa Dơi có nét kiến trúc độc đáo hòa trộn giữa văn hóa Việt Nam – Camphuchia và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1999. Chùa Dơi nằm trong một khuôn viên rộng 4ha, bao phủ là những hàng cây sao, cây dầu cổ thụ là nơi trú ngụ của hàng ngàn còn dơi quạ, dơi ngựa. Cùng với các các kiến trúc được màu vàng cam đặc trưng cho văn hóa Khmer, tất cả tạo nên một khung cảnh rất huyền bí, đặc sắc.

Chùa Dơi mang đậm nét kiến trúc Khmer Nam Bộ
Chùa Dơi mang đậm nét kiến trúc Khmer Nam Bộ

Tổng thể kiến trúc của Chùa Dơi gồm chánh điện, sala, nhà hội, phòng ở của các sư thầy, tháp để tro người chết, phòng khách. Các cổng phụ và mái chùa được chạm khắc tinh xảo với biểu tượng rắn Naga trong đạo Phật. Trên mỗi cột đỡ quanh chùa đều có bức tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực đẹp mắt.

2. Chùa Chén Kiểu (Chùa Sà Lôn)

Địa chỉ: Quốc lộ 1A, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Là một ngôi chùa Khmer hay được nhắc đến ở Sóc Trăng, Chùa chén kiểu có lối kiến trúc Khmer với những thiết kế đặc trưng khó nhầm lẫn, đặc biệt là những bức tường, những cột đá được ốp rất nhiều chén sứ rất lạ mắt. Các công trình như cổng, chánh điện, khu vườn Phật của chùa đều được thiết kế rất tỉ mỉ, uy nghiêm với tông màu vàng chủ đạo, kết hợp với nhiều màu sắc bắt mắt khác.

Nét hài hòa màu sắc của Chùa Chén Kiểu
Nét hài hòa màu sắc của Chùa Chén Kiểu

Độc đáo nhất ở Chùa Chén Kiểu có lẽ là ở phần mái của Chánh Điện, thiết kế theo dạng tam cấp nhỏ dần từ dưới lên trên. Tựa như các công trình kiến trúc chóp nhọn ở châu Âu. Dù vẫn mang âm hưởng kiến trúc phương Đông nhưng khi lên hình lại đẹp như trời Tây. Và đó cũng là lý do thu hút giới trẻ tìm về chùa Chén Kiểu để check in.

3. Chùa Kh’leang

Địa chỉ: Số 53 đường Tôn Đức Thắng, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Chùa Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ kính và đẹp nhất ở Sóc Trăng. Chùa Kh’leang có khuôn viên rộng rãi, phần cổng được trang trí hoa văn cổ truyền của người Khmer. Ngoài khu chính điện ở trung tâm, còn có các kiến trúc xung quanh như Sa-la, nhà ở của sư trụ trì, nhà khách, nhà ở của các vị sư, các tháp chứa cốt,… Đặc biệt trong Chùa Kh’leang còn có mở một trường dạy tiếng Khmer bậc trung cấp.

Backgound xịn xò của Chùa Kh'leang
Backgound xịn xò của Chùa Kh’leang

Mặc dù theo dòng Phật giáo Nam tông Khmer nhưng phong cách kiến trúc, điêu khắc ở chùa Kh’leang còn có sự kết hợp của văn hóa Hoa và Việt như các dòng Hán tự được khắc trên thân các cột chánh điện và bao lam. Mái chùa cũng được thiết kế theo kiểu tam cấp rất độc đáo gắn các phù điều chim thú trong sự tích Phật giáo.

>>> Xem ngay: Địa điểm du lịch Kiên Giang

4. Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong

Địa chỉ: Số 367 Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Chùa Som Rong là một trong những ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Sóc Trăng và được xây dựng cách nay đã trên 600 năm. Do trong chùa có trồng rất nhiều cây Som Rong và hoa Bôtum nên các sư trụ trì ở đây đã lấy đặt tên cho chùa, người dân địa phương hay gọi ngắn gọn là chùa Som Rong. Toàn thể những công trình kiến trúc Chùa Som Rong đều được xây dựng và tọa lạc trong khuôn viên có diện tích trên 5ha.

Khung cảnh không khác gì Thái Lan của Chùa Sam Rong
Khung cảnh không khác gì Thái Lan của Chùa Som Rong

Cổng chùa được dựng theo lối tam quan, phía trên có 5 ngọn tháp biểu tượng của núi Meru ngoài ra còn có các phù điêu rắn thần Naga, chim thần Krud… được phủ nhũ vàng. Những kiến trúc bên trong được kết hợp hài hòa với nhau, phát huy những nét đẹp vốn có trong đời sống phật tử đồng thời để phục vụ cho sinh hoạt văn hóa, tâm linh tín ngưỡng của người Khmer.  

5. Chùa Bốn Mặt (Chùa Buôl Pres Phek)

Địa chỉ: Xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Gắn với tên Chùa Bốn Mặt là một truyền thuyết hết sức hấp dẫn và ly kỳ, hay được những  người dân ở đây kể lại. Vào năm 1537, trong khi khai hoang để làm nông nghiệp, những người dân Khmer đã đào được một tượng Phật có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng có 5 vị phật. Thấy có điềm báo lành nên người dân đã thỉnh về dựng chùa để thờ, lấy tên là Chùa Bốn Mặt.

Màu vàng lộng lẫy của Chùa Bốn Mặt
Màu vàng lộng lẫy của Chùa Bốn Mặt

Chùa Bốn Mặt được xây dựng với kiến trúc độc đáo, trên nóc có tượng thần Mahaprum quay mặt về bốn hướng, các đường viền trên mái chùa mang đậm nét sắc thái truyền thống, Khuôn viên chùa trồng nhiều cây xanh nên không khí mát mẻ trong lành, đặc biệt có trên 100 gốc cây Hồng Nhung được trồng ở đây. Những cây Hồng Nhung này được lấy giống từ Campuchia về, có những cây đã trên 100 tuổi và cho trái quanh năm, trái chín đem dầm với đá đường ăn rất ngon.

Hàng năm Chùa Bốn Mặt có tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ Chôl Chnăm Thmây tắm nước cho tượng Phật rất trang trọng, lễ Vu Lan báo hiếu, lễ Dolta, Lễ dâng bông,… Ngoài ra chùa còn là nơi tổ chức các buổi văn nghệ truyền và là sân tập thể dục dành cho trường cấp I, II Phú Tân B.

Hoài Nguyễn

Ảnh: Internet

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: